Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD 2023 Kiến thức GDCD 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tổng hợp kiến thức GDCD 12 thi THPT Quốc gia 2023 sẽ là nguồn tư liệu hữu ích không thể thiếu đối với các bạn học sinh lớp 12.

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn GDCD tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm xoay quanh kiến thức các bài học và 5 đề thi thử THPT Quốc gia. Thông qua đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD các bạn sẽ chủ động và luyện tập một cách thành thạo nhất. Vậy sau đây là toàn bộ nội dung chi tiếtĐề cương ôn tập THPT Quốc gia môn GDCD 2023, mời các bạn cùng đón đọc.

Phần 1: Lý thuyết ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1. Khái niệm pháp luật

a. Pháp luật là gì?

– Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) cho đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản hiến pháp, đó là những bản hiến pháp (HP): HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2013. HP 2013 là bản hiến pháp mới nhất và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.

– Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Các đặc trưng của pháp luật:

– Tính quy phạm phổ biến:

Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

– Tính quyền lực, bắt buộc chung:

Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượng trong xã hội.

– Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

+ Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quốc hội ban hành Hiến pháp.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật luôn chính xác, rõ ràng, được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và luật ban hành.

2. Bản chất của pháp luật.

a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

– PL mang bản chất giai cấp sâu sắc vì PL do nhà nước ban hành – mà nhà nước đại diện cho giai cấp cầm quyền, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

– PL của nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân.

b. Bản chất xã hội của pháp luật.

­ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện.

­ Các qui phạm PL được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:

a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: (giảm tải)

b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị: (giảm tải)

c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

­ Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.

­ Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

I. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật

1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Thực hiện PL là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

Các hình thức thực hiện pháp luật

Gồm 4 hình thức sau:

STT

Hình thức thực hiện pháp luật

Nội dung

1

Sử dụng pháp luật

Các cá nhân tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm

2

Thi hành pháp luật

Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật qui định phải làm.

3

Tuân thủ pháp luật

Các cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm.

4

Áp dụng pháp luật

Căn cứ pháp luật ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức

* Giống nhau: đều là hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào đời sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện.

* Khác nhau: Trong hình thức sử dụng PL thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL cho phép theo ý chí của mình không bị ép buột phải thực hiện.

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a. Vi phạp pháp luật.

* Các dấu hiệu cơ bản của VPPL.

– Thứ nhất:Là hành vi trái PL xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Biểu hiện:

+ Hành động: Chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

VD: Nhà máy thải chất ô nhiễm …

+ Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của PL.

VD: SX-KD không nộp thuế, đi xe mô tô đèo ba người….

– Thứ 2: Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Năng lực trách nhiệm pháp lý là:

+ Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường.

+ Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

+ Chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình

– Thứ 3: Người vi phạm phải có lỗi.

+ Lỗi cố ý

• Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra

• Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác, tuy không mong muốn những vẫn để cho nó xẩy ra.

+ Lỗi vô ý

• Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng hi vọng không xẩy ra.

• Vô ý do cảu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác

* Khái niệm: VPPL là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b. Trách nhiệm pháp lí:

– Khái niệm: TNPL là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi VPPL của mình

– Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm:

+ Buộc chủ thể VPPL chấm rứt hành vi trái pháp luật (mục đích trừng phạt)

+ Giáo dục răn đe người khác để họ không vi phạm pháp luật. (mục đích giáo dục)

c. Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí.

– Vi phạm hình sự.

+ Khái niệm: là hành vi vi phạm luật, gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

+ Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra.

• Tâm sinh lý bình thường, có khả năng nhận thức.

• Đủ từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

• Đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng.

Lưu ý: việc xử lý người chưa thành niên (từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi) phạm tội theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình nhằm giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

+ Trách nhiệm hình sự: với các chế tài nghiêm khắc nhất (7 HP chính) và 7 hình phạt bổ sung do tòa án áp dụng với người phạm tội.

– Vi phạm hành chính:

+ Khái niệm: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước .

+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức

+ Trách nhiệm hành chính:Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật.

• Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt về vi phạm hành chính do cố ý.

• Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra .

– Vi phạm dân sự.

+ Khái niệm: là hành vi VPPL, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Vi phạm này thường thể hiện ở việc chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các hợp đồng dân sự.

+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức

+ Trách nhiệm dân sự: TA áp dụng đối với chủ thể vi phạm như bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ do hai bên thoả thuận.

Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện.

– Vi phạm kỉ luật:

+ Khái niệm: là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước …do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.

+ Chủ thể: cá nhân, tập thể

+ Trách nhiệm kỉ luật: do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với chủ thể VP kỉ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, sa thải.

Như vậy: VPPL là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Chú ý: Truy cứu trách nhiệm PL phải đảm bảo:

+ Tính pháp chế

+ Tính công bằng và nhân đạo

+ Tính phù hợp

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Công dân bình đẳng trước pháp luật: là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

1. Công dân BĐ về quyền và nghĩa vụ

– Bình đẳng là việc đối xử bình đẳng về các mặt CT, KT, VH… không phân biệt nam nữ…

– Khái niệm: công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

– Biểu hiện:

+Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị XH.

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Bất kỳ công dân nào( dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì) vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

– Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không bị phân biệt đối xử.

3. Trách nhiệm của NN trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

– Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật.

– Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.

– Nhà nước còn xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, xã hội.

– Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định.

Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

Khái niệm: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.

b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

* Bình đẳng giữa vợ và chồng.

– Trong quan hệ nhân thân.

Vợ chồng bình đẳng với nhau có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt.

Tham khảo thêm:   Sinh học 11 Bài 25: Sinh sản ở thực vật Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 159, 160, .., 166

+ Vợ chồng tôn trọng, giữ gìn danh dự, uy tín cho nhau, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. . .

+ Giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. . .

– Trong quan hệ tài sản.

Vợ,chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. Ngoài ra, giữa vợ và chồng có quyền có tài sản riêng

* Bình đẳng giữa cha, mẹ và con.

* Đối với cha, mẹ:

– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau đối với con cái.

+ Cha mẹ đại diện trước pháp luật cho con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

+ Cha mẹ không được phân biệt đối xử với các con (trai, gái, con nuôi); không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.

* Đối với con:

– Các con có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình.

– Con có bổn phân yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ

– Con không được có hành vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ. Có quyền có tài sản riêng, lựa chọn nghề nghiệp cho mìmh.

* Bình đẳng giữa ông bà và cháu.

+ Đối với ông bà (nội, ngoại)
Có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.

+ Đối với cháu: Có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà (nội, ngoại).

* Bình đẳng giữa anh, chị, em.

Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, giúp đỡ nhau có nghĩa vụ và quyền đùm bọc,nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ,hoặc cha mẹ không còn điều kiện chăm sóc,

nuôi dưỡng, giáo dục con.

2. Bình đẳng trong lao động.

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động.

– Khái niệm: Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động; bình đẩng giữa lao động nam và nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

– Thể hiện.

+ Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.

+ Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động

+ Bình đẳng giữa lao động nam và nữ

b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.

* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

– Được tự do sử dụng sức lao động

+ Lựa chọn việc làm

+ Làm việc cho ai

+ Bất kì ở đâu

– Người lao động phải đủ tuổi ( từ đủ15 tuổi trở lên),người sử dung lao động ( từ đủ18 tuôỉ trở lên)

– Không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình…

* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động(HĐLĐ)

– HĐLĐ: là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.

– Hình thức giao kết HĐLĐ

+ Bằng miệng

+ Bằng văn bản

– Nguyên tắc giao kết HĐLĐ

+ Tự do, tự nguyện, bình đẳng

+ Không trái pháp luật, thoả ước tập thể

+ Giao kết trực tiếp

– Tại sao phải kí kết HĐLĐ: là cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên.

* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

– Tìm việc làm, độ tuổi, tiêu chuẩn.

– Tiền công, tiền thưởng, BHXH, điều kiện lao động.

– Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ nghỉ chế độ thai sản.

3. Bình đẳng trong kinh doanh.

a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh.

– Khái niệm:Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật

– Bình đẳng trong kinh doanh được thể hiện:

+ Tự do kinh doanh, tự chủ đăng kí kinh doanh, đầu tư

+ Tự do chọn nghề, địa điểm, hình thức tổ chức doanh nghiệp, thực hiện quyền và nghĩa vụ.

+ Bình đẳng dựa trên cơ sở pháp luật

b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.

– Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

– Tự chủ đăng kí kinh doanh (pháp luật không cấm)

– Biết hợp tác, phát triển, cạnh tranh lành mạnh.

– Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh

– Bình đẳng trong tìm kiếm thị trường, khách hàng, kí kết hợp đồng

Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm thi THPT Quốc gia

1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Câu 1: Pháp luật được hình thành trên cơ sở các

A. quan điểm chính trị
B. chuẩn mực đạo đức
C. quan hệ kinh tế- XH
D. quan hệ chính trị- XH

Câu 2: Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại …kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là . . . . . .

A. 4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN
B. 4 – phong kiến – chủ nô– tư sản – XHCN
C. 4 – chiếm hữu nô lệ – phong kiến – tư bản – XHCN
D. 4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN

Câu 3: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ

A. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
B. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
C. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
D. Cả a,b,c.

Câu 4: Đặc điểm của pháp luật là:

A. PL thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
B. PL là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
C. PL do Nhà nước đặt ra và bảo vệ.
D. Tất cả những câu trên.

Câu 5: Pháp luật XHCN mang bản chất của giai cấp:

A. Nhân dân lao động
B. Giai cấp cầm quyền
C. Giai cấp tiến bộ
D. Giai cấp công nhân.

Câu 6: Pháp luật do nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu lợi ích của

A. giai cấp công nhân
B. đa số nhân dân lao động
C. giai cấp vô sản
D. Đảng công sản Việt Nam

Câu 7: Pháp luật là phương tiện để nhà nước

A. quản lý XH
B. quản lý công dân
C. bảo vệ giai cấp
D. bảo vệ các công dân.

Câu 8: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng

A. giáo dục
B. đạo đức
C. Pháp luật
D. kế hoạch

Câu 9: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ:

A. Lợi ích kinh tế của mình
B. Các quyền của mình
C. Quyền và nghĩa vụ của mình
D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 10: Không có pháp luật XH sẽ không:

A. Dân chủ và hạnh phúc
B. Trật tự và ổn định
C. Hòa bình và dân chủ
D. Sức mạnh và quyền lực

Câu 11: Văn bản luật bao gồm:

A. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH
B. Luật, Bộ luật
C. Hiến pháp, Luật, Bộ luật
D. Hiến pháp, Luật

Câu 12: Pháp luật là:

A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Câu 13: Pháp luật có đặc điểm là:

A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến ;mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẻ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Câu 14: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành …………… mà nhà nước là đại diện.

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
B. phù hợp với ý chí nguyện vong của nhân dân
C. phù hợp với các quy phạm đạo đức
D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân

Câu 15: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:

A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Câu 16: Nhà nước là:

A. Một tổ chức xã hội có giai cấp.
B. Một tổ chức xã hội có chủ quyền quốc gia.
C. Một tổ chức xã hội có luật lệ
D. Cả a,b,c.

Câu 17: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . , do . . . . . . . . . . . . . . . . . . ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”

A. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
B. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
C. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
D. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội

Câu 18: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:

A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc sử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)

Câu 19: Trong các văn bản quy phạm pháp luật sau, văn bản nào có hiệu lực pháp lí cao nhất?

A. Hiến pháp
B. Bộ luật
C. Hiến pháp đã bổ sung và sửa đổi
D. Luật

Câu 20: Phạm vi điều chỉnh của PL …………so với phạm vi điều chỉnh của đạo đức, vì thế có thể coi nó là “ đạo đức tối thiểu”.

A. Rộng hơn
B. Hẹp hơn
C. Lớn hơn
D. Bé hơn

Câu 23: Trong hàng loạt quy phạm, PL luôn thể hiện các quan niệm về……………. có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ XH.

A. Đạo đức
B. Giáo dục
C. Khoa học
D. Văn hóa

Câu 24: Pháp lệnh do cơ quan nào ban hành?

A. UBTV Quốc hội
B. Chính phủ
C. Quốc hội
D. Thủ tướng chính phủ

Câu 25: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:

A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Pháp luật có tính quyền lực.
C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.
D. Pháp luật có tính quy phạm.

Câu 26. Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật là:

A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Các cơ quan nhà nước.
D. Nhà nước.

Câu 27: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:

A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc sử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)

BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Câu 1: Cá nhân tổ chức sử dụng PL tức là làm những gì mà PL:

A. Cho phép làm
B. Không cho phép làm
C. Quy định
D. Quy định phải làm

Câu 2: Cá nhân, tổ chức thi hành PL tức là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà PL:

A. Quy định
B. Cho phép làm
C. Quy định làm
D. Quy định phải làm.

Câu 3: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:

A. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Câu 4: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là

A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 5: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:

A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 6: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 7: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe trên đường, trong trường hợp này chị C đã:

A. Không sử dụng pháp luật.
B. Không thi hành pháp luật.
C. Không tuân thủ pháp luật.
D. Không áp dụng pháp luật.

Câu 8: Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này công dân A đã:

A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ (tiếp theo) - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 7

Câu 9: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:

a. Là hành vi trái pháp luật.
b. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
c. Lỗi của chủ thể.
d. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Câu 10: Vi phạm hình sự là:

A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Câu 11: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến:

A. quy tắc quàn lí của nhà nước
B. quy tắc kỉ luật lao động
C. quy tắc quản lí XH
D. nguyên tắc quản lí hành chính

Câu 12: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ………. .

A. Các quy tắc quản lý nhà nước.
B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 13: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 14. Đối tượng nào sau đây phải chịu mọi trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?

A. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên
B. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân người nước ngoài
C. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên
D. Tổ chức hoặc cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên

Câu 15: Đối tượng nào phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm là:

A. Đủ 14 tuổi trở lên
B. Đủ 15 tuổi trở lên
C. Đủ 16 tuổi trở lên
D. Đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 16. Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?

A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
B. Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi
D. Người dưới 18 tuổi

Câu 17: Vi phạm kỉ luật là hành vi:

A. Xâm phạm các quan hệ lao động.
B. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước.
C. Xâm phạm các quan hệ về kỉ luật lao động.
D. Câu a và b.

Câu 18: Những hành vi xâm phạm đến các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước…, do pháp luật lao động quy định, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm:

A. Hành chính
B. Pháp luật hành chính
C. Kỉ luật
D. Pháp luật lao động

Câu 19: Chị C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác, trong trường hợp này chị C phải chịu trách nhiệm:

A. Hình sự
B. Hành chính
C. Dân sự
D. Kỉ luật

Câu 20: Anh N thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí do, trong trường hợp này N vi phạm:

A. Hình sự
B. Hành chính
C. Dân sự
D. Kỉ luật

Câu 21: Đối tượng nào sau đây không bị xử phạt hành chính?

A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi
C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi
D. Người từ dưới 16 tuổi

Câu 22: …………………là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm:

A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 23: …………… là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm:

A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 24: …………… là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức không làm những điều nhà nước cấm:

A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật

Câu 25: …………… là hình thức thực hiện PL trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào PL để ra quyết định nhằm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân tổ chức:

A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật

Câu 26: Vi phạm pháp luật là hành vi . . . . . . . . . . . . . , có lỗi do người có. . . . . . . . . . . . . . thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

A. Trái PL -trách nhiệm pháp lí
B. Bất hợp pháp- hiểu biết
C. Trái đạo đức- nghĩa vụ pháp lí
D. Sai trái -trách nhiệm

Câu 28: Nam công dân từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Thi hành pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật

Câu 29: Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào ?

A. Vi phạm luật hành chính
B. Vi phạm luật dân sự
C. Vi phạm kỉ luật
D. Vi phạm luật hình sự

Câu 30: Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm hành chính
B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm hình sự
D. Vi phạm kỉ luật

Câu 31: Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?

A. Say rượu
B. Bị ép buộc
C. Bị bệnh tâm thần
D. Bị dụ dỗ

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong:

A. Hiến phá
B. Hiến pháp và luật
C. Luật hiến pháp
D. Luật và chính sách

Câu 2: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí:

A. Như nhau
B. Ngang nhau
C. Bằng nhau
D. Có thể khác nhau.

Câu 3: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:

A. Dân tộc, giới tính, tôn giáo
B. Thu nhập tuổi tác địa vị
C. Dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo
D. Dân tộc, độ tuổi, giới tình

Câu 4: Học tập là một trong những:

A. Nghĩa vụ của công dân
B. quyền của công dân
C. trách nhiệm của công dân
D. quyền và nghĩa vụ của công dân

Câu 5: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 6: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 7: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc:

A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước PL là trách nhiệm của:

A. Nhà nước
B. Nhà nước và XH
C. Nhà nước và PL
D. Nhà nước và công dân

Câu 9: Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước:

A. Ngăn chặn, xử lí
B. xử lí nghiêm minh
C. xử lí thật nặng
D. xử lí nghiêm khắc.

Câu 10: Công dân bình đẳng về ………. . Là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước ………. . và xã hội theo qui định của PL.

A. quyền và trách nhiệm- Nhân dân
B. trách nhiệm và nghĩa vụ -pháp luật
C. quyền và nghĩa vụ -Nhà nước
D. nghĩa vụ pháp lí- Cộng đồng

Câu 11: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm PL đều phải ……… về hành vi vi phạm của mình và phải………. . theo qui định của PL.

A. bị bắt-thực hiện nghĩa vụ
B. chịu tội-chịu trách nhiệm.
C. nhận trách nhiệm-trừng trị
D. chịu trách nhiệm- bị xử lí .

BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp hù hợp với khả năng của mình
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động
D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 2: Điều nào sau đây không phải là mục dích của hôn nhân?

A. Xây dựng gia dình hạnh phúc
B. Củng cố tình yêu lứa đôi
C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình
D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.

Câu 3: Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại
B. Quan hệ gia đình và quan hệ XH
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

Câu 4: Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:

A. Hôn nhân
B. Hòa giải
C. Li hôn
D. Li thân.

Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình:

A. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
B. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.
C. yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ
D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.

Câu 6: Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản nào?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại
B. Quan hệ gia đình và quan hệ XH
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

Câu 7: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
B. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.
B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.
C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:

A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.
C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.
D. Tất cả các phương án trên.

………….

Phần 3: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử

Câu 1: Chị A muốn nhận em B (1 tuổi) làm con nuôi. Theo quy định của pháp luật thì một trong những điều kiện mà chị A phải thỏa mãn đó là chị A phải từ

A. 18 tuổi trở lên.
B. 22 tuổi trở lên.
C. 21 tuổi trở lên.
D. 24 tuổi trở lên.

Câu 2: Điều 54 Hiến pháp 1992 quy định độ tuổi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp của công dân Việt Nam là

A. 20 tuổi trở lên.
B. đủ 21 tuổi trở lên.
C. 18 tuổi trở lên.
D. đủ 18 tuổi trở lên.

Tham khảo thêm:   Danh sách mã Tỉnh, mã Huyện, mã Xã thi THPT Quốc gia 2023 Danh sách do bộ GD&ĐT cấp

Câu 3: Chị H có chồng là anh Y. Bạn của chị H có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng bạn, chúc bạn nhanh chóng vượt qua thời kì khó khăn này”. 2000 USD là

A. tài sản riêng của chị H.
B. tài sản chung của chị H và anh Y.
C. tài sản riêng của anh Y.
D. tài sản được chia làm hai theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Tôn giáo được biểu hiện qua

A. các hình thức lễ nghi.
B. các tín ngưỡng.
C. các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.
D. các đạo khác nhau.

Câu 5: H (16 tuổi) đi xe máy ngược đường một chiều, đã va chạm vào xe anh B và hậu quả là cả 2 đều bị thương nhẹ phải nằm viện, xe của anh B bị hỏng. Trường hợp này

A. H phải chịu trách nhiệm hành chính và bồi thường thiệt hại cho anh B.
B. H phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho anh B.
C. H không bị xử lí do cả hai đều bị thương, phải nằm viện.
D. H mới 16 tuổi nên không bị xử lý vi phạm.

Câu 6: Theo quy định của Luật Tố tụng hình sự, bị cáo là:

A. người bị tố cáo.
B. người có liên quan đến hành vi phạm tội.
C. người bị hại.
D. người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

Câu 7: Hoa (20 tuổi) có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của chị Hường. Trong trường hợp này, theo quy định tại điều 121 của Bộ luật Hình sự thì Hoa sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc

A. bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
B. bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
C. bị phạt tù ba tháng.
D. bị phạt tù một năm.

Câu 8: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự là

A. người chưa thành niên.
B. phụ nữ mang thai.
C. người bị bệnh tâm thần.
D. người trên 80 tuổi.

Câu 9: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là

A. đoàn kết giữa các dân tộc.
B. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
C. bình đẳng.
D. các bên cùng có lợi.

Câu 10: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đếu phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. như nhau.
B. bằng nhau.
C. ngang nhau
D. có thể khác nhau.

Câu 11: Phạm tội quả tang là người

A. ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
B. đang thực hiện tội phạm.
C. ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.
D. bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 12: . Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua

A. quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

Câu 13: Theo quy định của pháp luật thì quyền của công dân không tách rời

A. nghĩa vụ của công dân.
B. trách nhiệm của công dân.
C. lợi ích của công công dân.
D. chức vụ của công dân.

Câu 14: Ban lãnh đạo, kế toán trưởng Công ty Dệt Nam Định và nhiều đối tượng liên quan cố ý làm trái, tham ô hàng chục tỷ đồng. Đã truy tố 23 bị can, trong đó có 2 tổng giám đốc, 1 kế toán trưởng .Thông tin này muốn đề cập đến:

A. bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.
B. bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm.
D. bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 15: Năm 2013, Lê Văn Luyện (17 tuổi 271 ngày) đã đột nhập tiệm vàng cướp của, giết người; Tuy nhiên, HĐXX đã không tuyên Luyện án chung thân và tử hình vì

A. khi phạm tội, Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi.
B. luật sư bào chữa đã đề nghị HĐXX giảm án cho Luyện.
C. công an đã tịch thu được toàn bộ số vàng mà Luyện đã cướp.
D. không áp dụng 2 hình phạt đó với người chưa thành niên phạm tội (Điều 27 BLHS 1999).

Câu 16: Nhà nước có chính sách ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là đảm bảo

A. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. quyền tự do, dân chủ.
D. sự ưu ái đối với con em đồng bào dân tộc.

Câu 17: Theo qui định của pháp luật, cơ quan có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ họ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội đó là :

A. Cảnh sát điều tra, Uỷ ban nhân dân.
B. Uỷ ban nhân dân, Toà án.
C. Viện kiểm sát, Toà án.
D. Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát.

Câu 18: Anh H không buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này anh H đã

A. không tuân thủ pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.

Câu 19: Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?

A. Tốt đời đẹp đạo.
B. Buôn thần bán thánh.
C. Kính chúa yêu nước.
D. Đạo pháp dân tộc.

Câu 20: Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ

A. 14 tuổi.
B. 15 tuổi.
C. 16 tuổi.
D. 18 tuổi.

Câu 21: Thời gian làm việc thêm giờ của người lao động được quy định trong luật lao động là

A. không được quá 12 giờ một ngày.
B. không được quá 8 giờ một ngày.
C. không được quá 6 giờ một ngày.
D. không được quá 4 giờ một ngày.

Câu 22: Kết hôn là xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về

A. sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn.
B. độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn.
C. điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
D. độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn.

Câu 23: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là bất kì công dân nào khi

A. vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
C. vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
D. vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Câu 24: Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu và lợi ích của

A. giai cấp công nhân.
B. giai cấp tiên tiến.
C. nhân dân lao động.
D. Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 25: Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước qui định trong

A. hiến pháp.
B. hiến pháp và luật.
C. luật và đạo đức.
D. luật và chính sách.

Câu 26: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. Các quyền của mình.
C. lợi ích kinh tế của mình.
D. Quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 27: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:

A. Không ai có quyền tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ khi có dấu hiệu của tội phạm.
B. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
C. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác trừ công an.
D. Trong mọi trường hợp không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

Câu 28: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức là pháp luật có

A. tính giai cấp.
B. tính qui phạm phổ biến.
C. tính cưỡng chế.
D. tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 29: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da … đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là

A. quyền bình đẳng giữa các công dân.
B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
D. quyền bình đẳng giữa các cá nhân.

Câu 30: Theo em, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.
C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.

Câu 31: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến các

A. qui tắc quản lí nhà nước.
B. nguyên tắc quản lí hành chính.
C. qui tắc quản lí xã hội.
D. qui tắc kỉ luật lao động.

Câu 32: Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 33: Anh A thuê nhà của anh B để ở, sau một thời gian thì anh A tự ý sữa chữa nhà mà không xin phép anh B. Trong trường hợp này anh A đã vi phạm pháp luật

A. dân sự.
B. hành chính.
C. kỉ luật.
D. hình sự.

Câu 34: Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị

A. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
B. thực hiện tội phạm nghiêm trọng.
C. thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng.
D. thực hiện tội phạm.

Câu 35: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là:

A. Nam và nữ đều từ 18 tuổi trở lên.
B. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
C. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Nam và nữ đều từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 36: Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý là những người

A. đủ 18 tuổi trở lên.
B. đủ 14 tuổi trở lên.
C. đủ 15 tuổi trở lên.
D. đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 37: Khi trộm đột nhập vào nhà, chủ nhà phát hiện và chống trả khiến kẻ gian chết thì người gây ra hậu quả có phải chịu trách nhiệm gì không?

A. Vì phòng vệ chính đáng nên không bị truy cứu trách nhiệm.
B. Truy cứu tội giết người với mức án cao nhất.
C. Bị khiến cảnh cáo, nhắc nhở.
D. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Câu 38: Đi chơi về, Lan và Hoa tranh thủ rút ngắn đoạn đường bằng cách đi vào đường ngược chiều, và bị CSGT yêu cầu dừng lại. Hoa (17 tuổi) bị phạt tiền với mức là 200.000đ, Lan (15 tuổi 6 tháng) không bị phạt tiền mà bị cảnh cáo bằng văn bản. Việc xử lý của CSGT thể hiện

A. đúng nguyên tắc công dân bình đẳng trước pháp luật.
B. có sự phân biệt đối xử giữa mọi công dân.
C. không khách quan trong việc xử lý.
D. không đúng nguyên tắc công dân bình đẳng trước pháp luật.

Câu 39: T (20 tuổi) có quan hệ tình cảm với H (14 tuổi) và hai người đã tự nguyện quan hệ tình dục với nhau. Trong trường hợp này T đã

A. vi phạm luật hành chính.
B. vi phạm luật hình sự.
C. không vi phạm pháp luật.
D. vi phạm luật hôn nhân gia đình.

Câu 40: Mức độ sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của công dân phụ thuộc rất nhiều vào

A. khả năng, hoàn cảnh của mỗi người.
B. điều kiện, độ tuổi của mỗi người.
C. địa vị, hoàn cảnh của mỗi người.
D. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

………….

Tải file định dạng Doc hoặc PDF để tham khảo chi tiết!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD 2023 Kiến thức GDCD 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *