Bạn đang xem bài viết ✅ Cuộc cải cách của Minh Mạng: Nội dung, ý nghĩa Ý nghĩa cuộc cải cách của vua Minh Mạng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cuộc cải cách của Minh Mạng diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung cơ bản cải cách của Minh Mạng là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cuộc cải cách của Minh Mạng là tài liệu học tập vô cùng hữu ích gồm bối cảnh lịch sử, nội dung diễn ra và ý nghĩa của cuộc cải cách. Qua bài học này các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, củng cố kiến thức để nắm rõ nội dung bản chất của cuộc cải cách Minh Mạng. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: cuộc cải cách của Lê Thánh Tông, cải cách của Hồ Quý Ly, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

1. Bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Minh Mạng

– Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, cai quản đất nước rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam

– Đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh và bị chia cắt lâu dài, đặt ra rất nhiều khó khăn.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1833/QĐ-TTG Về việc bổ nhiệm Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

– Dưới thời vua Gia Long, nhà Nguyễn tập trung chủ yếu vào công cuộc ổn định tình hình đất nước và ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất về mặt lãnh thổ.

– Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này còn chưa hoàn chỉnh. Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện. Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.

– Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

2. Nội dung cải cách của vua Minh Mạng

♦Ở trung ương:

– Vua Minh Mạng tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện làm hai cơ quan tham mưu và tư vấn tối cao của hoàng đế về hành chính, chính trị và an ninh, quân sự.

  • Năm 1820, đổi Thị thư viện thành Văn thư phòng. Năm 1829, lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng với chức năng như một cơ quan hành chính trung ương, chuyển và tiếp nhận công văn từ triều đình đến các địa phương và ngược lại, khởi thảo các chế cáo, lưu giữ công văn.
  • Năm 1834, lập Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề quân sự quan trọng, đứng đầu là quan văn, võ do đích thân nhà vua lựa chọn.
Tham khảo thêm:   Lời bài hát Còn là gì của nhau

– Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ và cải tổ các cơ quan chuyên môn như Quốc tử giám, Hàn lâm viện….

– Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của Đô sát viện và lục Khoa.

♦Ở địa phương:

– Xóa bỏ Bắc Thành (năm 1831) và Gia Định Thành (năm 1832), chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ. Tổng đốc thường là người phụ trách hai tỉnh, trực tiếp cai trị một tỉnh. Tỉnh còn lại do Tuần phủ đứng đầu, đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc.

– Đối với vùng dân tộc thiểu số:

+ Vua Minh Mạng cho đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương, bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.

– Về bộ máy quan lại: Vua Minh Mạng cũng cải tổ chế độ hồi tỵ bằng việc mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới rất nghiêm ngặt.

3. Ý nghĩa cuộc cải cách của Minh Mạng

– Hệ thống cơ quan hành được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có.

– Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Kén cá chọn canh

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cuộc cải cách của Minh Mạng: Nội dung, ý nghĩa Ý nghĩa cuộc cải cách của vua Minh Mạng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *