Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 4 →12 thuộc chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Giải Lịch sử 11 bài 1 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Trả lời câu hỏi Kiến thức mới Sử 11 Bài 1

1. Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản

a) Về kinh tế

CH: Trình bày tiền đề kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

Gợi ý đáp án

Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

Nhiều trung tâm công – thương nghiệp, tài chính xuất hiện như: An-véc-pen, Am-xtec-đam, Luân Đôn,…

Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cho công, thương nghiệp

=> Sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ cuối thời trung đại, dẫn tới sự thay đổi về chính trị và xã hội.

b) Về chính trị, xã hội

CH: Trình bày những chuyển biến về chính trị, xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ trước khi cách mạng tư sản bùng nổ.

Tham khảo thêm:   Tin học 8 Bài 2: Thực hành xử lí đồ họa trong văn bản Tin học lớp 8 Cánh diều trang 44

Gợi ý đáp án

Vào hậu kì trung đại, chế độ phong kiến ở các nước Tây Âu bộc lộ nhiều khủng hoảng sâu sắc. Các vương triều phong kiến vẫn duy trì chế độ quân chủ độc đoán, nắm giữ cả vương quyền và thần quyền, với công cụ thống trị gồm quân đội, cảnh sát và nhà thờ.

Tình hình chính trị rối ren. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới, đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: quý tộc mới, tư sản, chủ nô. Các giai cấp này có mâu thuẫn với chế độ phong kiến bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực dân, họ muốn làm cách mạng để xác lập chế độ mới tiến bộ hơn.

Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tầng lớp tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa, quý tộc sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng.

c) Về tư tưởng

CH: Trình bày tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.

Gợi ý đáp án

Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.

  • Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), giai cấp tư sản, quý tộc mới đã mượn “ngọn cờ” tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng.
  • Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với các đại diện tiêu biểu là S. Mông-te-xki-ơ, Ph. Vôn-te, G. G. Rút-xô.

Giải Luyện tập Lịch sử 11 Bài 1 CTST

Câu 1

Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý đáp án

Theo em, tiền đề về kinh tế là nguyên nhân trực tiếp và tất yếu dẫn đến sư bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản. Khi chế độ cũ kìm hãm sự phát triển, không đáp ứng được những thay đổi của nền kinh tế thì việc thiết lập một quan hệ sản xuất mới hiện đại, phù hợp hơn là điều không thể tránh khỏi.

Câu 2

Hoàn thành bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại theo gợi ý dưới đây:

Cách mạng tư sản Anh Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ Cách mạng tư sản Pháp
Mục tiêu ? ? ?
Nhiệm vụ ? ? ?
Giai cấp lãnh đạo ? ? ?
Động lực ? ? ?
Kết quả ? ? ?
Ý nghĩa ? ? ?

Gợi ý đáp án

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ

Cách mạng tư sản Pháp

Mục tiêu

– Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế;

– Phát triển chủ nghĩa tư bản;

– Giải quyết các cuộc khủng hoảng, xung đột trong nước.

– Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh;

– Đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

– Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế;

– Phát triển chủ nghĩa tư bản;

– Giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước.

Nhiệm vụ

– Thống nhất thị trường dân tộc;

– Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản;

– Thành lập nhà nước quân chủ lập hiến.

– Giành độc lập dân tộc, xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.

– Hình thành quốc gia dân tộc.

– Thống nhất thị trường dân tộc;

– Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản;

– Thành lập nhà nước cộng hòa tư sản.

Giai cấp lãnh đạo

Quý tộc mới và tư sản

Chủ nô và tư sản

Giai cấp tư sản

Động lực

Các giai cấp đối lập với chế độ phong kiến (Nông dân, công nhân, bình dân thành thị,…)

Tất cả các giai cấp, tầng lớp, nô lệ da đen, da đỏ.

Các giai cấp đối lập với chế độ phong kiến (Nông dân, công nhân, bình dân thành thị,…)

Kết quả

– Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

– Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

– Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh

– Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ

– Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

– Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

– Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Ý nghĩa

Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

– Đem lại độc lập, tự do các dân tộc ở Bắc Mỹ;

– Là một cuộc chiến tranh vĩ đại, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

– Giúp những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.

– Làm chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

– Mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 8: Truyền thông và biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức trang 53, 54, 55

Giải Vận dụng Lịch sử 11 Bài 1 CTST

Tìm hiểu và trình bày về bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (gợi ý: tác giả, nội dung, giá trị lịch sử, trong đó có sự ảnh hưởng tới bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh,…)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *