Giải bài tập SGK Địa lí 11 trang 52→65 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 12: Tự nhiên dân cư xã hội và kinh tế Đông Nam Á thuộc phần hai: Địa lý khu vực và Quốc gia.
Soạn Địa lí 11 Bài 12 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về điều kiện tự nhiên, kinh tế khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Nội dung chi tiết tài liệu giải SGK Địa Lí 11 Bài 12 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Trả lời Hình thành kiến thức mới Địa 11 Bài 12
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, hãy:
– Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.
– Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.
Gợi ý đáp án
Đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á
♦ Phạm vi lãnh thổ:
– Khu vực Đông Nam Á, gồm 11 quốc gia nằm ở phía đông nam của châu Á, có diện tích đất khoảng 4,5 triệu km2.
– Đông Nam Á được chia thành hai khu vực Địa lí:
+ Đông Nam Á lục địa (gồm các quốc gia: Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam);
+ Đông Nam Á hải đảo (gồm các quốc gia: Brunây, Đông Timo, Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo).
– Ngoài phần đất liền và hải đảo, khu vực Đông Nam Á có một vùng biển rộng lớn thuộc các biển như: Biển Đông, biển Xulavêdi, biển Banđa, biển Timo, biển Giava,…
♦ Vị trí Địa lí:
– Hầu hết lãnh thổ Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu; nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á; là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ôxtrâylia.
– Đông Nam Á còn là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới.
– Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.
♦ Ảnh hưởng
– Thuận lợi:
+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,..;
+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển.
+ Tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa, xã hội của khu vực.
– Khó khăn: Đông Nam Á cũng là khu vực chịu nhiều thiên tai (bão,…) và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
CH:
Dựa vào hình 12.1, hình 12.2 và thông tin trong bài, hãy:
– Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.
– Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
CH:
Dựa vào bảng 12.1, hình 12.3, hình 12.4 và thông tin trong bài, hãy:
– Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á.
– Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.
2. Xã hội
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
– Cho biết đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.
– Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực.
IV. Kinh tế
1. Tình hình phát triển kinh tế chung
CH: Dựa vào bảng 12.2, 12.3, hình 12.5, 12.6 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.
2. Các ngành kinh tế
CH: Dựa vào hình 12.7, hình 12.8 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 11 Bài 12 trang 65
Luyện tập 1
Hãy hoàn thành thông tin về ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á theo bảng sau:
Gợi ý đáp án
Nhân tố |
Đặc điểm |
Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội |
Địa hình, đất đai |
– Đông Nam Á có địa hình đa dạng, như: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển,… + Địa hình đồi núi có sự khác nhau giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. + Địa hình đồng bằng gồm các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. + Địa hình bờ biển khá đa dạng với nhiều vùng, vịnh, cồn cát, đầm lầy, bãi biển,… – Có hai nhóm đất chính: + Đất feralit phân bố ở vùng đồi núi + Đất phù sa phân bố ở khu vực đồng bằng. |
– Khu vực đồi núi: + Có nhiều quan đẹp và đất feralit,… thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, du lịch,… + Đặc điểm địa hình gây khó khăn cho phát triển giao thông vận tải, định cư. – Khu vực đồng bằng: + Có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và định cư. + Địa hình thấp nên dễ ngập lụt, xâm nhập mặn. |
Khí hậu |
– P hân hoá đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. + Phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Philíppin có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. + Đông Nam Á hải đảo có đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo. – Ngoài ra, khí hậu còn phân hoá ở khu vực địa hình núi cao. |
– Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu. – Một số nơi xảy ra các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,… gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. |
Sông ngòi |
– Mạng lưới sông phát triển. Các hệ thống sông lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á lục địa. Chế độ nước trong các sông thường theo mùa. – Có nhiều hồ nước ngọt, lớn nhất là Biển Hồ (hồ Tônglê Sáp). |
– Thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất điện, du lịch,… – Một số sống có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, gây trở ngại cho giao thông đường thuỷ. Lũ lụt ở một số con sông vào mùa mưa gây thiệt hại về người và tài sản. |
Luyện tập 2
Dựa vào bảng 12.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á so với toàn thế giới, giai đoạn 2000 – 2020. giải thích xu hướng biến động của tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở giai đoạn này.
Gợi ý đáp án
Biểu đồ
– Nhận xét:
+ Tốc tăng trưởng gdp toàn thế giới và khu vực Đông Nam Á có xu hướng tăng nhưng biến động.
+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Đông Nam Á cao hơn thế giới.
– Giải thích:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung có xu hướng tăng do có sự giao lưu mở rộng quan hệ hợp tác, xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường giữa các quốc gia, khu vực và châu lục
+ Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á cao hơn thế giới do các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang trong quá trình công nghiệp hóa làm nền kinh tế, các nước đã có sự phân hóa một số nền kinh tế có sự phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.
+ Tuy nhiên, trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP toàn thế giới có xu hướng giảm nhanh do ảnh hưởng của vấn đề dịch bệnh COVID 19.
Vận dụng
Thu thập thông tin để chứng minh rằng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á có sự tương đồng về văn hóa.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 11 Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á Soạn Địa 11 Chân trời sáng tạo trang 52, 53, 54, 55, .. 65 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.