Tài liệu Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 14, sẽ được Wikihoc.com giới thiệu đến các bạn học sinh.
Mời các bạn học sinh lớp 8 cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 14)
Câu 1. Tìm trợ từ trong các câu sau và nêu tác dụng của việc sử dụng trợ từ ở từng trường hợp:
a. Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi.
b. Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh.
c. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng nhìn thấy.
Gợi ý:
a.
- Trợ từ: chính
- Tác dụng: Nhấn mạnh đích xác điểm quan trọng nhất, tập trung sự chú ý của Phi Châu khi nhìn vào mặt sói mà con ngươi.
b.
- Trợ từ: chỉ
- Tác dụng: Nhấn mạnh phạm vi được hạn định, biểu thị thái độ đánh giá của Sói Lam về cách thức cứu Ánh Vàng.
c.
- Trợ từ: ngay
- Tác dụng: Nhấn mạnh ý sự vật ở rất gần mà Sói Lam cũng không nhìn thấy.
Câu 2. Trong những từ in đậm ở các cặp câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải trợ từ? Vì sao?
a.
– Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.
– Nó mua những tám quyển truyện.
b.
– Nó đoán ngay được truyện gì xảy đến.
– Nhà tôi ở ngay cạnh trường
c.
– Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!
– Mùa đông sắp đến rồi.
Gợi ý:
– Các trường hợp là trợ từ:
a. Nó mua những tám quyển truyện.
b. Nhà tôi ở ngay cạnh trường
c. Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!
=> Các từ này biểu thị ý nhấn mạnh vào sự việc, sự vật được nhắc đến.
– Các trường hợp còn lại thì những điều mới mẻ (lượng từ), đoán ngay (phó từ), sắp đến (động từ)
Câu 3. Trong đoạn trích, trợ từ cả được lặp lại bao nhiêu lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại trợ từ này.
Sau khi lão Toa đi rồi, Phi Châu phải mất hàng giờ để tìm Hàng Xén. Nhưng chẳng thấy […..]
Cậu hỏi thăm những người qua đường. Và mọi người trả lời cậu rằng:
– Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!
Cậu hỏi cả những đứa trẻ trạc tuổi cậu:
– Các bạn có nhìn thấy một con lạc đà một bướu có đôi mắt mơ màng không?
[…] Câu hỏi cả những con lạc đà:
– Một chú lạc đà một bướu to như đồi cát ấy
Gợi ý:
- Trợ từ “cả” được lặp lại đến ba lần.
- Tác dụng: Biểu thị ý nhấn mạnh về phạm vi không hạn chế của sự vật, Phi Châu đã tìm lạc đà Hàng Xén rất lâu, cậu đã hỏi thăm tất cả người xung quanh, từ đó thấy được tình cảm trong sáng, sâu nặng của Phi Châu.
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một nhân vật, sự việc hoặc chi tiết mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói, đoạn văn sử dụng ít nhất một trợ từ.
Gợi ý:
Khi đọc văn bản Mắt sói, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn văn kể lại việc Phi Châu và Báo trở thành bạn thân. Vào buổi tối nọ, Báo bò sát gần đàn dê và cừu. Phi Châu đã đề phòng và nói lớn rằng cậu đã phát hiện ra nó. Báo ngạc nhiên thò đầu ra bụi cỏ khô. Nó hỏi Phi Châu rằng lí do cậu nghe thấy. Phi Châu giải thích rằng mình từ Châu Phi Vàng tới, ở đó im lặng như tờ nên cậu có đôi tai rất thính. Sau đó, Báo đề nghị được trò chuyện với Phi Châu. Cậu đã khen ngợi Báo là một kẻ săn cừu cừ khôi và mong muốn được làm bạn với Báo. Từ đó, Phi Châu với Báo trở thành đôi bạn thân thiết. Cuộc trò chuyện của hai nhân vật được kể lại khá ngắn gọn nhưng rất thú vị. Có thể thấy rằng, Phi Châu là một cậu bé tinh tế, biết thấu hiểu. Chính nhờ vậy mà Báo đã cảm nhận được lòng chân thành của cậu, chấp nhận làm bạn với cậu.
Trợ từ: chính
Xem thêm: Đoạn văn cảm nhận về một nhân vật, sự việc hoặc chi tiết trong văn bản Mắt sói
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 14 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 14 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.