Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 35: Hệ nội tiết ở người Giải KHTN 8 Cánh diều trang 166, 167 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 35: Hệ nội tiết ở người giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 166, 167.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 35 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 35 Chủ đề 7: Cơ thể người – Phần 3: Vật sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 35

Câu 1

Quan sát hình 35.2 và nêu vị trí, chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể. Từ đó, cho biết hệ nội tiết là gì.

Hình 35.2

Trả lời:

Các tuyến nội tiết trong cơ thể:

Tuyến nội tiết

Vị trí

Chức năng

Tuyến tùng

Nằm gần trung tâm của não.

– Điều hòa chu kì thức ngủ (melatonin).

Tuyến giáp

Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản.

– Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4).

– Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4).

– Điều hòa calcium máu (Calcitonin).

Tuyến cận giáp

Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp.

– Điều hòa lượng calcium máu (PTH).

Tuyến ức

Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức.

– Kích thích sự phát triển của các tế bào limpho T (Thymosin).

Tuyến sinh dục

– Ở nam: Tinh hoàn.

– Ở nữ: Buồng trứng.

– Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp.

– Kích thích sinh trưởng, phát triển.

– Điều hòa chu kì sinh dục.

Vùng dưới đồi

Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị.

– Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH).

– Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH).

– Kích thích quá trình đẻ (oxytocin).

Tuyến yên

Nằm trong nền sọ.

– Kích thích sinh trưởng (GH).

– Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin).

– Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH).

Tuyến tụy

Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày.

– Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon).

Tuyến trên thận

Nằm ở cực trên của mỗi thận.

– Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone).

– Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol).

– Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol).

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí 5 sách Chân trời sáng tạo Phân phối chương trình môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 năm 2024 - 2025

– Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến có khả năng sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu để đảm bảo duy trì ổn định môi trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

Câu 2

Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến hậu quả gì đối với sức khỏe?

Trả lời:

Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể gây ra một số hậu quả như:

  • Nếu thiếu iodine ở phụ nữ mang thai sẽ dễ gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
  • Nếu thiếu iodine ở trẻ em sẽ gây bệnh bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp dẫn đến ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ (trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển). Bướu cổ ở người lớn sẽ khiến hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 35: Hệ nội tiết ở người Giải KHTN 8 Cánh diều trang 166, 167 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *