Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 8 Bài 3: Khoáng sản Việt Nam Soạn Địa 8 sách Kết nối tri thức trang 109, 110, 111, 112 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí 8 Bài 3: Khoáng sản Việt Nam giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 109, 110, 111, 112.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 3 Chương 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 3

1. Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam

Dựa vào kiến thức đã học, thông tin mục 1 và hình 3.3, hãy trình bày đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta.

Tham khảo thêm:   KHTN 8 Bài 39: Da và điều hòa thân nhiệt ở người Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 160, 161, 162, 163, 164

Hình 3.3

Trả lời:

* Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam

– Cơ cấu: Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng. Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 60 loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại.

– Quy mô: phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

  • Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).
  • Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

– Phân bố: Khoáng sản nước ta phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

* Giải thích:

– Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, đồng thời có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên có nhiều loại khoáng sản.

  • Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,…
  • Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,…
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

2. Đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 3.3, hãy phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu của Việt Nam.

Trả lời:

– Than đá: Tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở bể than Quảng Ninh.

– Dầu mỏ và khí tự nhiên: Tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam.

– Bô-xít: Tổng trữ lượng khoảng 9,6 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).

– Sắt: Tổng trữ lượng khoảng 1,1 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang),… và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).

– A-pa-tít: Tổng trữ lượng khoảng 2 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Lào Cai.

– Ti-tan: Tổng trữ lượng khoảng 663 triệu tấn, phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Đá vôi: Tổng trữ lượng lên đến 8 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

3. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 3

Luyện tập

Hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự đa dạng của tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích tác phẩm Tấm lòng người mẹ Tấm lòng người mẹ của Vích-to Huy-gô

Vận dụng

Tìm hiểu về một loại khoáng sản chủ yếu của Việt Nam (ý nghĩa, trữ lượng, phân bố, tình hình khai thác, sử dụng,…)

Trả lời:

Than khoáng:

– Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.

– Than biến chất cao (anthracite) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

  • Urani: Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn U308 có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.
  • Đất hiếm: tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ lượng đạt gần 10 triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn). Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 8 Bài 3: Khoáng sản Việt Nam Soạn Địa 8 sách Kết nối tri thức trang 109, 110, 111, 112 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *