Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 22: Dòng điện – Nguồn điện Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 103, 104, 105 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 22: Dòng điện – Nguồn điện giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 103, 104, 105 sách Chân trời sáng tạo.

Giải KHTN 8 Bài 22 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về khái niệm dòng điện, nguồn điện, công thức tính. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 22 Dòng điện – Nguồn điện mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 22 CTST

Câu hỏi 1

Quan sát Hình 22.2 và cho biết các electron tự do bị cực nào của pin đẩy, bị cực nào của pin hút. Từ đó chỉ ra chiều chuyển dời của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.

Trả lời:

Các electron tự do bị cực âm của pin đẩy, bị cực dương của pin hút.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 9 Bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 Soạn Sử 9 sách Cánh diều trang 37, 38, 39, 40, 41

Chiều chuyển dời của các electron tự do trong dây dẫn kim loại là chiều từ cực âm sang cực dương.

Câu hỏi 2

Các thiết bị điện trong Hình 22.4 khi hoạt động sẽ chuyển hóa năng lượng điện thành các dạng năng lượng nào?

Trả lời:

– Hình 22.4a năng lượng điện chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng khi bóng đèn sáng.

– Hình 22.4b năng lượng điện chuyển hóa thành hóa năng và nhiệt năng cho pin khi sạc.

Câu hỏi 3

Thực hiện thí nghiệm (Hình 22.5) và cho biết trong trường hợp nào đèn sáng. Giải thích.

Trả lời:

Trường hợp kẹp thước sắt vào hai đầu đoạn dây nối thì bóng đèn sáng vì thước sắt cho dòng điện chạy qua nó.

Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 22 CTST

Luyện tập 1

Trường hợp nào sau đây có sự chuyển dời của các hạt mang điện và tạo thành dòng điện?

a. Sét.

b. Nối bóng đèn vào hai cực của một pin.

Trả lời:

Cả hai trường hợp a và b đều có sự chuyển dời của các hạt mang điện và tạo thành dòng điện.

Luyện tập 2

a. Quan sát những chiếc pin và chỉ ra đâu là cực dương, cực âm của các nguồn điện này.

b. Kể tên một số thiết bị điện có sử dụng nguồn điện là: pin, acquy, tấm pin mặt trời.

Trả lời:

a.

– Pin tiểu: cực âm là đáy bằng (vỏ pin), cực dương là núm nhỏ nhô lên (đầu có ghi dấu +).

Tham khảo thêm:   Thông tư số 123/2010/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2

– Pin vuông: cực âm là đầu loe ra (có ghi dấu -), cực dương là đầu khum tròn (có ghi dấu +).

– Pin dạng cúc áo : cực dương là đáy bằng, to (có ghi dấu +), cực âm là mặt tròn nhỏ ở đáy kia (có ghi dấu -).

b. Một số thiết bị điện có sử dụng nguồn điện:

– Thiết bị sử dụng pin: Quạt tích điện, đồ chơi trẻ em, đèn pin.

– Thiết bị sử dụng acquy: Xe máy, xe đạp điện, ô tô.

– Thiết bị sử dụng tấm pin mặt trời: Đèn năng lượng mặt trời, quạt năng lượng mặt trời, bình nước nóng dùng năng lượng mặt trời.

Luyện tập 3

Hãy kể thêm một số chất thường dùng để làm vật dẫn điện, vật cách điện.

Trả lời:

– Một số chất thường dùng để làm vật dẫn điện là: đồng, bạc, chì, nhôm.

– Một số chất thường dùng để làm vật cách điện là: Nhựa, cao su, thủy tinh, sứ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 22: Dòng điện – Nguồn điện Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 103, 104, 105 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *