Bạn đang xem bài viết ✅ Kinh tế và pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần luyện tập và vận dụng trang 89→96.

Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 12 trang 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức về sự tự do tín ngưỡng, bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.

Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 12

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.

b. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở quyền tự do, dân chủ của công dân.

c. Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển.

d. Thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là nghĩa vụ của công dân.

e. Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hoá là các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

Gợi ý đáp án

– Nhận định a. Không đồng tình với nhận định a vì các tôn giáo có quyền hoạt động theo giáo lí, giáo luật nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật.

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Hoạt động trải nghiệm 2 sách Cánh diều (Cả năm) Giáo án PowerPoint HĐTN lớp 2 năm 2023 - 2024

– Nhận định b. Không đồng tình với nhận định b vì quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng trên nền tảng là các quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân.

– Nhận định c. Đồng tình với nhận định c vì quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện thông qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn, từ đó giúp giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển trong các lĩnh vực khác nhau.

– Nhận định d. Đồng tình với nhận định d vì theo quy định tại Điều 5 và Điều 24 Hiến pháp năm 2013, công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, không được xâm phạm đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

– Nhận định e. Đồng tình với nhận định e vì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

Luyện tập 2

Em hãy nhận xét về hành vi của nhân vật, tổ chức trong các trường hợp sau:

a. Gia đình anh A có hành vi cản trở, ngăn cấm anh A trở thành tín đồ của tôn giáo M (đang hoạt động hợp pháp) mặc dù anh rất thích và muốn gia nhập.

b. Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh V và chị H tham gia dự án của tỉnh K về giữ gìn và phát huy văn hóa cồng chiêng của dân tộc Ê-đê.

c. Anh K biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn im lặng coi như không biết.

Gợi ý đáp án

– Trường hợp a. Hành vi ngăn cấm anh A trở thành tín đồ tôn giáo M đang hoạt động hợp pháp là hành vi xâm phạm quyền tự do theo tôn giáo, vi phạm quy định về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

– Trường hợp b. Hành vi của anh V và chị H là hành vi phù hợp với quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giúp phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc Ê-đê.

Tham khảo thêm:   Cách nhận Dr. Ratio miễn phí trong Honkai Star Rail

– Trường hợp c. Hành vi im lặng của anh K khi biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là hành vi không tự giác thực hiện quy định pháp luật về các quyền này.

Luyện tập 3

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, gia đình của chị A đã khuyên chị không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Tuy nhiên, chị A vẫn kiên định với lựa chọn của mình. Chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Câu hỏi:

– Việc làm của chị A có phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc không? Vì sao?

– Em có thể làm gì để góp phần bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?

Gợi ý đáp án

– Hành động của chị A xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là phù hợp với quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Hành động này cần được biểu dương vì góp phần tạo nên sự chuyển biến về văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, rút ngắn sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền.

– Những việc HS phổ thông có thể làm để góp phần bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:

+ Hiểu đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

+ Tuyên truyền cho gia đình, người thân, bạn bè và cộng đồng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Tham khảo thêm:   Bài tập thì quá khứ hoàn thành - Tiếng Anh lớp 5 (Có đáp án) Bài tập tiếng Anh lớp 5

+ Biết phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong cuộc sống.

Luyện tập 4

Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp sau:

Trường hợp. Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, gia đình anh A phản đối vì cho rằng chị B không cùng tôn giáo. Gia đình còn yêu cầu anh A phải tìm người phù hợp để kết hôn. Biết được thông tin, cán bộ xã nơi anh A sinh sống đã tiếp xúc và giải thích cho gia đình anh về vấn đề bình đẳng giữa các tôn giáo, không được cản trở hôn nhân tiến bộ. Sau khi được giải thích, gia đình anh A đã hiểu và đồng ý cho hai anh chị kết hôn.

Gợi ý đáp án

– Hành vi của gia đình anh A phản đối việc kết hôn vì không cùng tôn giáo là hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo vì hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

– Hành vi của cán bộ xã thể hiện việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong việc tuyên truyền để người dân hiểu được bản chất, nội dung của các quyền này.

Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 12

Vận dụng 1

Em hãy cùng các bạn thảo luận nhóm về thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo ở địa phương em và chia sẻ trước lớp.

Vận dụng 2

Em hãy cùng các bạn thực hiện một sản phẩm có nội dung thể hiện một số hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong đời sống thực tiễn, sau đó chia sẻ trước lớp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế và pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *