Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 4: Việc làm Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần luyện tập và vận dụng trang 26→30.
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 4 trang 26, 27, 28, 29, 30 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức về thị trường việc làm. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 4
Luyện tập 1
Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai?
A. Việc làm là hoạt động có mục đích của con người để tạo ra thu nhập.
B. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
C. Thị trường việc làm là nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm về tiền lương và các điều kiện làm việc.
D. Thị trường việc làm là nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm (người sử dụng lao động) và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm (người lao động) về tiền lương, vị trí việc làm và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.
Gợi ý đáp án
– Nhận định đúng là:
+ Nhận định B. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
+ Nhận định D. Thị trường việc làm là nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm (người sử dụng lao động) và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm (người lao động) về tiền lương, vị trí việc làm và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.
– Nhận định sai là:
+ Nhận định A. Vì: những hoạt động có mục đích, tạo ra thu nhập cho con người nhưng bị pháp luật nghiêm cấm thì cũng không được coi là việc làm (ví dụ: buôn bán trái phép chất ma túy,…)
+ Nhận định C. Vì: Thị trường việc làm là nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm về tiền lương, vị trí việc làm và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.
Luyện tập 2
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Năm 2021, số lao động từ 15 tuổi trở lên tại tỉnh A là 1,6 triệu người; số vị trí việc làm là 1,1 triệu việc làm.
Trường hợp 2. Năm 2021, số lao động từ 15 tuổi trở lên tại tỉnh B là 1,2 triệu người; số vị trí việc làm là 1,5 triệu việc làm.
a) Em hãy đánh giá tương quan giữa lao động và việc làm trong từng trường hợp.
b) Em hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.
Gợi ý đáp án
♦ Yêu cầu a)
– Trường hợp 1: Năm 2021, ở tỉnh A, số cung lao động lớn hơn số lượng việc làm. Cụ thể:
+ Số cung lao động là: 1,6 triệu người.
+ Số lượng việc làm là: 1,1 triệu việc làm.
=> Sự lệch pha giữa số cung lao động và số lượng việc làm này đã dẫn tới tình trạng: khoảng 0,5 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.
– Trường hợp 2:Năm 2021, ở tỉnh B, số cung lao động nhỏ hơn số lượng việc làm. Cụ thể:
+ Số cung lao động là: 1,2 triệu người.
+ Số lượng việc làm là: 1,5 triệu việc làm.
=> Sự lệch pha giữa số cung lao động và số lượng việc làm này đã dẫn tới tình trạng: thiếu hụt 0,3 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.
♦ Yêu cầu b) Thị trường việc làm và thị trường lao động có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
+ Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng.
+ Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng thiếu hụt lao động.
Luyện tập 3
Em hãy tìm hiểu thông tin trên thị trường việc làm tại nơi em sinh sống, xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân để lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp trong tương lai và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Gợi ý đáp án
(*) Gợi ý: Học sinh có thể xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo các bước sau:
– Bước 1. Định hướng, lựa chọn ngành nghề
+ Xác định nhóm ngành nghề và nghề nghiệp cụ thể mà bản thân mong muốn làm trong tương lai.
+ Tìm hiểu các yêu cầu về: phẩm chất, năng lực… của ngành nghề đã lựa chọn.
+ Tìm hiểu các thông tin về các trường đào tạo liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.
+ Xác định những môn học liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.
– Bước 2. Đánh giá về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đã lựa chọn
+ Tự đánh giá kết hợp với sự tham vấn ý kiến của người thân, bạn bè để thấy được: ưu điểm – hạn chế của bản thân.
+ So sánh ưu – nhược điểm của bản thân với những yêu cầu (về phẩm chất, năng lực) của ngành nghề đã lựa chọn.
– Bước 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch và biện pháp rèn luyện theo định hướng ngành nghề đã lựa chọn (theo mẫu dưới đây):
– Bước 4. Tự đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 4
Vận dụng 1
Em hãy tìm hiểu về tình hình việc làm tại địa phương nơi em sinh sống và chia sẻ thông tin với các bạn trong lớp.
Gợi ý đáp án
(*) Tham khảo: Tình hình việc làm tại thành phố Hà Nội trong tháng 1/2023
– Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong tháng 1/2023, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 13,8 nghìn người, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2022.
– Theo số liệu tổng hợp từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho thấy, trong tháng 1/2023, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Vận tải – logistics; Dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng; Công nghệ – thông tin… với tổng nhu cầu tuyển dụng từ 100.000 – 120.000 vị trí việc làm.
– Cũng trong tháng 1/2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm, với 498 đơn vị, doanh nghiệp tham gia; tổng số nhu cầu tuyển dụng là 10.021 người; tổng số lao động được phỏng vấn là 4.038 lao động; số lao động được tuyển dụng tại phiên là 1.053 lao động.
Vận dụng 2
Em hãy cùng các bạn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi toạ đàm về xu hướng việc làm trong tương lai.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế và pháp luật 11 Bài 4: Việc làm Sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.