Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án Mô đun 2 Học thông qua Chơi Đáp án Học thông qua chơi Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án Mô đun 2 Học thông qua Chơi giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, bài tập tìm hiểu 4 nguyên tắc khi áp dụng HTQC, tìm hiểu các phương pháp kĩ thuật thiết thực để áp dụng HTQC vào thực tế trong lớp học.

Qua đó, thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, nhanh chóng hoàn thành khóa tập huấn Mô đun Học thông qua Chơi với kết quả cao nhất. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án tập huấn Mô đun 1 Học thông qua Chơi. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án Mô đun 2 Học thông qua Chơi

2.1. Bốn (4) nguyên tắc vận dụng HTQC

2.1.1. Kết nối Học thông qua Chơi với mục tiêu học tập

1. Theo thầy cô, hoạt động học tập đang sử dụng kỹ thuật mảnh ghép hỗ trợ học sinh đạt được mục tiêu học tập về năng lực và phẩm chất như thế nào?

Kỹ thuật dạy học mảnh ghép có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời còn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình bày kiến thức trước nhóm.

2.1.2. Khuyến khích sự tự chủ của học sinh

Thầy/cô có đề xuất gì để nâng cao sự tự chủ của học sinh trong tiết học này?

Cần tạo hoạt động để học sinh có cơ hội đưa ra ý kiến và chia sẻ ý tuởng của mình để giáo viên và các bạn trong lớp lắng nghe ý kiến.

Học sinh được tự thực hiện các hoạt động qua các trạm và được thể hiện hiểu biết của bản thân.

2.1.3. Quản lí lớp học hiệu quả

Thầy/cô sẽ thay đổi cách quản lí lớp học của mình như thế nào?

  • Áp dụng kỷ luật tích cực trong lớp học
  • Nên đưa ra các hướng dẫn cụ thể rõ ràng
  • Luôn giữ thái độ tốt, đảm bảo học sinh tích cực
  • Bao quát lớp học tốt, thường xuyên tương tác và thân thiện với học sinh
Tham khảo thêm:   Toán 3: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 Giải Toán lớp 3 trang 16, 17 sách Chân trời sáng tạo - Tập 2

2.1.4. Sắp xếp không gian học tập tích cực, cởi mở

Thấy/ cô đã áp dụng hành động nào sau đây trong lớp học của mình?

Trưng bày sản phẩm của học sinh như tranh vũ, sản phẩm học tập theo dự án

Thay đổi cách trang trí theo chủ đề học tập

Sắp xếp đồ đạc theo mục đích học tập

Cho học sinh tham gia trang trí lớp học

Không có hành động nào trên đây

2.2. Các phương pháp kĩ thuật áp dụng HTGE

Các phương pháp kĩ thuật áp dụng HTGE

Các phương pháp kĩ thuật áp dụng HTGE

2.2.1. Đặt các câu hỏi gợi mở

Kể tên một bài học mà thầy cô có thể sử dụng các câu hỏi mở. Ba câu hỏi mở hay mà thầy cô có thể hỏi trong bài học này là gì?

Bài học: Bảo vệ môi trường

1. Môi trường nơi em sống như thế nào?

2. Tại sao cần phải bảo vệ môi trường?

3. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ môi trường?

2.2.2. Kĩ thuật KWLH

1. KWLH là viết tắt của từ gì? Kết nối các từ khóa với mảnh ghép tương ứng

K: Đã biết W: Muốn biết
L: Học được H: Như thế nào

2. Hãy chọn một bài học mà thầy/cô dự định sẽ áp dụng kĩ thuật này?

Bài học: Đồng hồ báo thức

2.2.3. Kĩ thuật Câu – Cụm từ – Từ

1. Kéo từ bên phải vào dãy trong văn bản và diễn vào chỗ trống từ thích hợp:

Thói quen tư duy khi sử dụng “Câu-Cụm từ-Từ giúp người học Tìm hiểu một văn bản và hiểu Ý nghĩa của văn bản đó. Trọng tâm là để Bản thân học sinh nắm bắt được ý tưởng của văn bản hoặc văn bản muốn chuyển tải tới các em điều gì. Điểm nổi bật của kĩ thuật “Câu-Cụm từ-Từ” là tạo ra cuộc thảo luận về lí do tại sao mỗi cá nhân trong nhóm có thể chọn một tử, một cụm từ và một câu khác nhau, và điều này tạo cơ hội cho một cuộc Thảo luận phong phú. Người học cần giải thích về lựa chọn của mình và điều này tạo tiền đề cho việc xem xét các chủ đề, ý nghĩa, dự đoán và bài học được rút ra.

Tham khảo thêm:   Công nghệ 12 Bài 12: Tiết kiệm điện năng Giải Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức trang 59, 60, 61, 62

2. Hãy chọn một bài học mà thầy/cô dự định sẽ áp dụng kĩ thuậtCâu-Cụm từ-Từ?

Bài học: Con lợn đất

2.2.4. Nhìn thấy – Suy nghĩ – Băn khoăn

1. Thầy/cô hãy nhìn vào hình ảnh “Guồng nước” và trả lời 5 câu hỏi sau:

Điều gì khiến thầy/cô băn khoăn?

Khi nước mạnh quá hoặc không có nước thì sẽ như thế nào? Vùng này đã có điện hay nước máy chưa?

Thầy/cô nhìn thấy gi?

Những chiếc guồng nước ở vùng cao đang dẫn nước từ suối về để phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân nơi đây.

Thầy/cô suy nghĩ gì về hình ảnh này?

Đây là một hệ thống rất hay chỉ lợi dụng sức nước mà có thể mang nước đi xa mà không cần máy móc. Và đây có thể là một điểm đến đặc biệt cho khách du lịch.

2. Các câu sau đúng hay sal?

“Kĩ thuật Nhìn thấy – Suy nghĩ – Băn khoăn không thể sử dụng cho một đoạn phim.”

Câu trên là CHƯA ĐÚNG vì kĩ thuật Nhìn thấy – Suy nghĩ – Băn khoăn có thể sử dụng với tất cả đối tượng mà người học có thể quan sát, bao gồm cả đoạn phim, một tấm ảnh, tác phẩm nghệ thuật, cây hoặc con vật…

3. Các câu sau đúng hay sal

Khi thầy/cô sử dụng kĩ thuật Nhìn thấy – Suy nghĩ – Băn khoăn, điều quan trọng là cần khuyến khích học sinh giải thích cho luận điểm mình đưa ra.

Câu trên ĐÚNG vì giá trị của kĩ thuật này không chỉ nằm ở các câu trả lời của học sinh. Bên cạnh đó, kĩ thuật này còn giúp chúng ta hiểu được góc nhìn và cách lập luận của học sinh khi các em tham gia thảo luận.

4. Các câu sau dùng hay sai?

Thầy/cô chỉ có thể sử dụng kĩ thuật Nhìn thấy – Suy nghĩ – Băn khoăn cho học sinh từ lớp 3 trở lên.

Câu trên là SAI vi kĩ thuật Nhìn thấy – Suy nghĩ – Bản khoăn có thể sử dụng với học sinh ở tất cả các cấp học thậm chí với trẻ mầm non. Thầy/cô sẽ thấy ngạc nghiên về khả năng sáng tạo kì diệu của các em. Qua đó, chúng ta có thể học rất nhiều từ các em.

Tham khảo thêm:   Nghị định số 85/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

5. Thấy cô ấn tượng với kĩ thuật này không? Tại sao?

Rất ấn tượng. Tại vì kỹ thuật này giúp thu hút sự hứng thủ của học sinh, dễ dàng kết nối với chủ đề bài học. Phát huy tối đa tác dụng trong các cuộc thảo luận nhóm.

2.2.5. Kĩ thuật Suy nghĩ – Cặp đôi – Chia sẻ

1. Hãy kéo thả các bước của kỹ thuật “Suy nghĩ Cặp đôi – Chia sẻ” với phần diễn giải tương ứng.

Suy nghĩ: Học sinh “suy nghĩ” cá nhân về những gì các em biết hoặc các em đã học về chủ để

Cặp đôi: Học sinh chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn cùng cặp đôi, thảo luận ý tưởng và đặt câu hỏi để tìm hiểu suy nghĩ của bạn về chủ đề.

Chia sẻ: Mỗi cặp đôi sẽ trình bày suy nghĩ, ý tưởng và câu hỏi của mình trước lớp.

2. Theo thầy/cô nên làm gì khi học sinh đang thảo luận ý kiến theo nhóm đội trong kĩ thuật “Suy nghĩ – Cặp đôi – Chia sẻ”?

Giáo viên di chuyển quanh lớp quan sát, gợi ý với các nhóm còn lúng túng với câu hỏi, nhắc nhở học sinh chưa tập trung thảo luận.

Giáo viên bao quát tất cả các nhóm và lắng nghe cuộc hội thoại đang diễn ra với câu trả lời của từng học sinh, đánh giá quá trình học tập của học sinh.

2.2.6 Kĩ thuật Trộn lẫn và Kết nối

Hãy chọn một bài học mà thấy /cô dự định sẽ áp dụng kỹ thuật Trộn lẫn và Kết nối

Bài học: Khi trang sách mở ra.

2.2.7 Kĩ thuật mảnh ghép

Bài học hoặc chủ đề nào mà thầy/cô có thể áp dụng kĩ thuật Mảnh ghép?

Bài học. Thời gian biểu – Lớp 2

2.2.8 Tham quan phòng trưng bày

Chủ đề nào có thể phù hợp để áp dụng kĩ thuật tham quan phòng trưng bày?

Những chủ đề có nội dung đơn giản, quen thuộc, gây hứng thú hay những chủ để tạo cho học sinh nhiều ý tưởng để sáng tạo. Vì dụ như thực vật, động vật, các hiện tượng thiên nhiên,..

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án Mô đun 2 Học thông qua Chơi Đáp án Học thông qua chơi Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *