Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các bài soạn của 35 tuần của năm học 2023 – 2024, hỗ trợ thầy cô rất nhiều trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 3 theo chương trình mới.

Giáo án Tiếng Việt 3 KNTT được biên soạn cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Giáo án Mĩ thuật 3, Công nghệ 3 sách KNTT. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 1
Tiếng Việt
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 01: NGÀY GẶP LẠI (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
  • Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
  • Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm.
  • Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.

2. Năng lực:

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất:

  • Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
  • PC nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

  • GV: Máy tính, ti vi, máy chiếu, Kế hoạch bài dạy, các slide minh họa, SGK.
  • HS: SGK, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. MỞ ĐẦU:

– GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?

+ Câu 2: các bạn nhỏ đang làm gì?

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

2.1. Đọc văn bản.

a) GV đọc mẫu toàn bài: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.

– GV HD HS chia đoạn:

– GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ.

+ Đoạn 4: Còn lại.

– GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

b) Hướng dẫn đọc đoạn

* Đoạn 1:

– Câu 1: cửa sổ, tia nắng – GV đọc C1

– Câu 5: giơ, diều, rối rít – GV đọc C5

=> Đoạn 1: đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy. GV đọc

* Đoạn 2:

– Câu 1: mừng rỡ – GV đọc C1

– Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.

– Câu 5: nằm lăn, bãi cỏ– GV đọc C5

– Câu 6: ngủ thiếp đi– GV đọc C6

? Em hiểu như thế nào là ngủ thiếp đi?

=> Đoạn 2: Đọc to, chú ý ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và những chỗ cô đã hướng dẫn. GV đọc

* Đoạn 3:

– Câu 1: đen nhẻm, lấp lánh – GV đọc C1

? Em hiểu như thế nào là đen nhẻm?

=> Đoạn 3: Đọc to, rõ ràng, chú ý ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu. Chú ý đọc đúng câu hội thoại. GV đọc

* Đoạn 4:

– GV giải nghĩa từ: bon bon

– Luyện đọc câu dài: Ngày mai đi học rồi,/ nhưng mùa hè/ chắc sẽ theo các bạn vào lớp học.

=> Đoạn 4: Đọc đúng ngắt nghỉ câu, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

* Gọi đọc nối tiếp đoạn lần 2

Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

– GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS, nhận xét các nhóm.

c. HD đọc cả bài: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng lời nhân vật.

– Gọi HS đọc toàn bài.

– GV nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

4. Vận dụng:

+ Học sinh đọc lại bài

+ Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê.

+ GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gì?

+ Việc làm đó có vui không? Có an toàn không?

– Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,…

– Nhận xét, tuyên dương

– HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: các bạn nhỏ đang thả diều.

+ Trả lời: các bạn nhỏ đang câu cá.

– HS lắng nghe.

– HS nhắc lại tên bài, ghi vở

– Hs lắng nghe.

– HS đọc thầm, xác định đoạn

– HS đánh dấu vào SGK.

– HS đọc nối tiếp đoạn.

– 1 dãy HS đọc – Nhận xét

– 1 dãy HS đọc – Nhận xét

– 2- 3 HS đọc – Nhận xét

– 1 dãy HS đọc – Nhận xét

– 2-3 HS đọc câu dài.

– 1 dãy HS đọc – Nhận xét

– HS nêu theo ý hiểu.

– 2-3 HS đọc – Nhận xét

– 1 dãy HS đọc – Nhận xét

– HS nêu theo ý hiểu.

– 2-3 HS đọc – Nhận xét

– HS lắng nghe

– 2-3 HS đọc câu dài.

– 2-3 HS đọc – Nhận xét

– HS luyện đọc theo nhóm 4.

– 1-2 lượt đọc.

– HS nhận xét

– HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

– Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Công nghệ 5 sách Cánh diều Phân phối chương trình môn Công nghệ lớp 5 năm 2024 - 2025

ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: EM YÊU MÙA HÈ (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

  • Viết đúng chính tả bài thơ “Em yêu mùa hè” trong khoảng 15 phút.
  • Viết đúng từ ngữ chứa vần c/k
  • Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng PowerPoint.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

– Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

– Cách tiến hành:

– GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa c.

+ Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa k.

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới

– HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: cá chép

+ Trả lời: quả khế

– HS lắng nghe.

2. Khám phá.

– Mục tiêu:

+ Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

– Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)

– GV giới thiệu nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên khi mùa hè về. Qua đó thấy được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mùa hè.

– GV đọc toàn bài thơ.

– Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ.

– GV hướng dẫn cách viết bài thơ:

+ Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK

+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.

+ Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.

+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫn: sim, lượn, dắt, xế, lưng, mát.

– GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.

– GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.

– GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.

– GV nhận xét chung.

2.2. Hoạt động 2: Tìm và viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình (làm việc nhóm 2).

– GV mời HS nêu yêu cầu.

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, gọi tên các đồ vật và tìm tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k.

– Mời đại diện nhóm trình bày.

– GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. (làm việc nhóm 4)

– GV mời HS nêu yêu cầu.

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k.

– GV gợi mở thêm:

– Mời đại diện nhóm trình bày.

– GV nhận xét, tuyên dương.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– 4 HS đọc nối tiếp nhau.

– HS lắng nghe.

– HS viết bài.

– HS nghe, dò bài.

– HS đổi vở dò bài cho nhau.

– 1 HS đọc yêu cầu bài.

– các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

– Kết quả: Kính, cây, kìm, kẹo, cân, kéo, cờ, cửa

– Các nhóm nhận xét.

– 1 HS đọc yêu cầu.

– Các nhóm làm việc theo yêu cầu

– Đại diện các nhóm trình bày

3. Vận dụng.

– Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

– Cách tiến hành:

– GV gợi ý cho HS về các hoạt động trong kì nghỉ hè, đặc biệt là những hoạt động mà trong năm học không thực hiện được: về quê, đi du lịch, luyện tập thể thao (những môn em thích), các hoạt động khác: đọc sách, xem phim,…

– Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân, lên kế hoạch cho hè năm tới. (Lưu ý với HS là phải trao đổi với người thân đúng thời điểm, rõ ràng, cụ thể. Biết lắng nghe phản hồi để tìm ra phương thức phù hợp.

– Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

– HS lắng nghe để lựa chọn.

– Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 5: Value Soạn Anh 4 trang 92 Explore Our World (Cánh diều)

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Bài 02: VỀ THĂM QUÊ (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

  • Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Về thăm quê”.
  • Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
  • Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
  • Hiểu nội dung bài: Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà, nhận biết được những tình cảm của bà – cháu thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật.
  • Viết đúng chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa A, Ă, Â.
  • Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
  • Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng PowerPoint.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

– Cách tiến hành:

– GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đọc đoạn 1 bài “Ngày gặp lại” và trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn?

+ GV nhận xét, tuyên dương.

+ Câu 2: Đọc đoạn 4 bài “Ngày gặp lại” và nêu nội dung bài.

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới

– HS tham gia trò chơi.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.)

+ Đọc và trả lời câu hỏi: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.

– HS lắng nghe.

2. Khám phá.

Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Về thăm quê”.

+ Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.

+ Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

+ Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà, nhận biết được những tình cảm của bà – cháu thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

– GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

– GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ.

– Gọi 1 HS đọc toàn bài.

– GV chia khổ thơ: (4 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến em vào ngõ.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến Luôn vất vả.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến về ra hái.

+ Khổ 4: Còn lại.

– GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

– Luyện đọc từ khó: Mỗi năm, luôn vất vả, chẳng mấy lúc, nhễ nhại, quạt liền tay,…

– Luyện đọc ngắt nhịp thơ:

Nghỉ hè/ em thích nhất

Được theo mẹ về quê/

– GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Gv giải thích thêm.

Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.

– GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

– GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè?

+ Câu 2: Những câu thơ sau giúp em hiểu điều gì về bạn nhỏ?

Bà em cũng mùng ghê Bà mỗi năm một gầy

Khi thấy em vào ngõ. Chắc bà luôn vất vả.

+ Câu 3: Kể những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu.

+ Câu 4: Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê?

– GV mời HS nêu nội dung bài thơ.

– GV chốt: Bài thơ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà và cảm nhận được những tình cảm của bà dành cho con cháu.

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

– GV cho HS chọn 3 khổ thơ mình thích và đọc một lượt.

– GV cho HS luyện đọc theo cặp.

– GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

– GV mời một số học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp.

– GV nhận xét, tuyên dương.

– Hs lắng nghe.

– HS lắng nghe cách đọc.

– 1 HS đọc toàn bài.

– HS quan sát

– HS đọc nối tiếp theo đoạn.

– HS đọc từ khó.

– 2-3 HS đọc câu thơ.

– HS đọc giải nghĩa từ.

– HS luyện đọc theo nhóm 4.

– HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Bạn nhỏ thích về thăm quê.

+ 2 câu đầu: Bạn nhỏ cảm nhận được niềm vui của bà khi được gặp con cháu.

+ 2 câu sau: Bạn nhỏ quan tâm tới sức khoẻ của bà, nhận ra bà yếu hơn, biết bà vất vả nhiều.

+ Vườn bà có nhiều quả…cho cháu về ra hái: Thể hiện bà luôn nghĩ đến con cháu, muốn dành hết cho con cháu.

Em mồ hôi… quạt liền tay: thể hiện bà yêu thương cháu, chăm sóc từng li, từng tí.

Thoáng nghe…chập chờn: Bà kể chuyện…điều mà các cháu nhỏ thích.

+ Được bà chăm sóc, yêu thương; có nhiều trái cây ngon; được bà kể chuyện,…

– HS nêu theo hiểu biết của mình.

– 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ.

– HS chọn 3 khổ thơ và đọc lần lượt.

– HS luyện đọc theo cặp.

– HS luyện đọc nối tiếp.

– Một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

3. Luyện viết.

Mục tiêu:

+ Viết đúng chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa A, Ă, Â.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2)

– GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa A, Ă, Â.

– GV viết mẫu lên bảng.

– GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp).

– Nhận xét, sửa sai.

– GV cho HS viết vào vở.

– GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.

3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

a. Viết tên riêng.

– GV mời HS đọc tên riêng.

– GV giới thiệu: Đông Anh là một huyện nằm ở phía bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15km.

– GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở.

– GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

b. Viết câu.

– GV yêu cầu HS đọc câu.

– GV giới thiệu câu ứng dụng: câu ca dao giới thiệu về một miền quê có di tích gắn liền với câu chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

– GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: A, Đ, G L, T, V. Lưu ý cách viết thơ lục bát.

– GV cho HS viết vào vở.

– GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn.

– GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

– HS quan sát video.

– HS quan sát.

– HS viết bảng con.

– HS viết vào vở chữ hoa A, Ă, Â.

– HS đọc tên riêng: Đông Anh.

– HS lắng nghe.

– HS viết tên riêng Đông Anh vào vở.

– 1 HS đọc yêu câu:

Ai về đến huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương

– HS lắng nghe.

– HS viết câu thơ vào vở.

– HS nhận xét chéo nhau.

4. Vận dụng.

– Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

– Cách tiến hành:

GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh một số làng quê ở Việt Nam.

+ GV nêu câu hỏi em thấy có những cảnh đẹp nào mà em thích ở một số làng quê?

– Hướng dẫn các em lên kế hoạch nghỉ hè năm tới vui vẻ, an toàn.

– Nhận xét, tuyên dương

– HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

– HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

– Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Tham khảo thêm:   Công nghệ 7 Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao Giải Công nghệ lớp 7 Bài 12 trang 61, 62, 63 sách Cánh diều

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *