11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn GDCD trong chương trình tập huấn Tìm hiểu chương trình GDPT 2018.
Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn, Toán, Vật lí, Địa lí, Tin học, Hóa học, Lịch sử cấp THPT để có thêm nhiều kinh nghiệm, nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn Tìm hiểu chương trình GDPT 2018 của mình, với kết quả như mong muốn. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn GDCD THPT
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nêu được khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân.
- Nhận biết được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.
- Lập được kế hoạch tài chính của cá nhân.
- Kiểm soát được tài chính cá nhân.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
- Khi tiếp cận kiến thức mới: HS đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan; hđ tranh luận; thảo luận nhóm; học qua máy chiếu
- Khi luyện tập, thực hành: xem các bảng mẫu; học sinh thực hiện hoạt động thảo luận nhóm
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
– NL:
- Điều chỉnh hành vi (kiểm soát được tài chính cá nhân)
- Lập kế hoạch tài chính cá nhân ( biết đặt ra mục tiêu, kế hoạch, biện pháp học tập, rèn luyện và kế hoạch tài chính phù hợp)
– PC: chăm chỉ (có ý chí vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu), trách nhiệm(có ý thức sử dụng tiền hợp lý khi ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập, sinh hoạt; xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân)
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về chủ đề: Lập kế hoạch tài chính cá nhân, máy chiếu, bảng biểu
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Hs cần đọc SGK, tài liệu tham khảo để thảo luận; sau đó nghe GV giảng giải, phân tích; thảo luận nhóm; quan sát máy chiếu, tranh ảnh, nghe câu hỏi của GV
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm: khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân, tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân, cách lập kế hoạch tài chính cá nhân; hệ thống câu trả lời của HS khi GV hỏi.
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- GV đã nhận xét ý kiến thảo luận và kết luận vấn đề (ghi bảng hoặc chiếu lên màn hình) sau mỗi câu trả lời được cả lớp thống nhất.
- Nhận xét mức độ HS tiếp thu bài.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Bảng mẫu kế hoạch tài chính cá nhân (mẫu 1) và theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân (mẫu 2).
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
- Hs đọc các bảng mẫu.
- HS làm việc nhóm để lập kế hoạch tài chính cá nhân và bảng theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân (theo mẫu)
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
- Phần luyện tập: Bảng kế hoạch tài chính cá nhân và bảng theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân cho một mục tiêu cụ thể.
- Phần thực hành: HS lập bản kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
- Quan sát, hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch tài chính
- GV đã nhận xét, hướng dẫn các nhóm sửa chữa kế hoạch tài chính cá nhân và bảng theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
- GV đã đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực.
- GV đã nhận xét ý kiến thảo luận và kết luận vấn đề (ghi bảng hoặc chiếu lên màn hình) sau mỗi câu trả lời được cả lớp thống nhất.
- Nhận xét mức độ HS tiếp thu bài.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân THPT 11 câu kế hoạch dạy học THPT – GDPT 2018 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.