Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 11 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều năm 2023 – 2024 mang đến 3 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Văn 11 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều được biên soạn rất đa dạng có đáp án giải chi tiết. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 3 đề thi giữa kì 1 Văn 11 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 1 Toán 11 Cánh diều.

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều – Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 11

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

NHÀ THƠ VÀ NHỮNG ĐỐI THOẠI

Đối thoại 1: Với một nhà thơ

– Cháu thích làm gì nhất?

– Làm thơ

– (lắc đầu) Khổ lắm!

Đối thoại 2: Với một hoạ sĩ

– Nhớ tặng tôi tập thơ của em nhé!

– Nhất định rồi. Anh sẽ…

– Tôi sẽ đặt lên giá sách ở phòng khách nhà tôi. (!)

Đối thoại 3: Với một người buôn bán

– Cô thử đi buôn một chuyến xem,

Giàu hơn bán chữ trăm lần!

– Tôi không bán chữ

Tôi làm thơ

– Cô sống bằng gì?

– Viết báo

– Tôi chẳng viết nổi một dòng thơ

Quên đi

Đếm tiền sướng hơn chứ!

– Tôi làm thơ để giải toả những mong đợi

Con người tôi nếu trừ thơ, không còn là tôi nữa

Chị ta phá lên cười (!)

01.01.1998

(Vi Thuỳ Linh, Khát, NXB Phụ nữ, 2007, tr.17)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Bài thơ có sự kết hợp giữa những cuộc đối thoại nào?

Câu 3. Trong bài thơ, nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để làm gì?

Câu 4. Dấu chấm lửng (…) trong câu thơ “Nhất định rồi. Anh sẽ…” thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình khi nghe nhà họa sĩ tỏ ý muốn được tặng thơ?

Câu 5. Tại sao người buôn bán lại “phá lên cười” khi nghe nhà thơ nói về nghề nghiệp của mình?

Câu 6. Hình ảnh nhân vật trữ tình – nhà thơ hiện lên ra sao qua cái nhìn của những nhân vật khác trong bài thơ? Điều đó thể hiện suy nghĩ gì của tác giả về những đam mê trong sáng tạo nghệ thuật?

Câu 7. Nếu đam mê một nghề nào đó nhưng ở vào tình cảnh như nhân vật trữ tình – nhà thơ trong bài thơ trên, bạn sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao bạn chọn ứng xử như vậy?

Câu 8. Theo bạn, nếu một nhà thơ làm thơ “chỉ để giải tỏa những mong đợi” có tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đích thực không? Vì sao?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết một bài luận khoảng 500 – 800 chữ phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Nhà thơ và những đối thoại (được dẫn ở trên) của Vi Thùy Linh.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

Thể thơ tự do.

0.5

2

Bài thơ có sự kết hợp giữa những cuộc đối thoại: giữa nhà thơ với đồng nghiệp (một nhà thơ thuộc thế hệ đàn anh), giữa nhà thơ với nhà họa sĩ, giữa nhà thơ với người buôn bán.

0.5

3

Nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để “đặt lên giá sách ở phòng khách”.

0.5

4

Dấu chấm lửng thể hiện sự hồi hộp, mong muốn được biết nhà họa sĩ sẽ tiếp nhận như thế nào với tập thơ của mình.

1.0

5

Người đi buôn “phá lên cười” khi nghe nhà thơ nói về cái nghiệp làm thơ của mình vì với người đi buôn thì lời lãi là mục đích chính nên chị ta coi việc làm thơ là vô bổ, phù phiếm.

1.0

6

Qua cái nhìn của đồng nghiệp (đối thoại 1), nhà thơ hiện lên là người đáng thương, vì thích làm thơ là “khổ lắm”; qua cái nhìn của người họa sĩ, nhà thơ cũng giống như một người thợ bình thường, tạo ra những sản phẩm để trưng bày; qua cái nhìn của người đi buôn, nhà thơ hiện ra như một sự gàn dở vì làm những công việc phù phiếm. Điều đó thể hiện sự thấu hiểu những khó khăn, cô độc của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.

1.0

7

– Nêu được cách ứng xử: rõ ràng.

– Trình bày lí do chọn cách ứng xử như vậy: nội dung trình bày đảm bảo tính logic, thuyết phục, hợp tình, hợp lí.

1.0

8

– Nêu được quan điểm của mình.

– Lí giải được quan điểm: nội dung lí giải đảm bảo tính logic, thuyết phục, ngắn gọn.

0.5

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0.25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:

2.5

* Giới thiệu được tên tác phẩm, tên tác giả, thể thơ tự do. Trình bày được những nội dung khái quát của bài thơ.

* Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp:

– Bài thơ mang hình thức một câu chuyện kể về ba cuộc đối thoại giữa nhà thơ với một nhà thơ đàn anh, một họa sĩ và một người buôn bán.

+ Ở đối thoại 1: nhân vật trữ tình được nhà thơ đàn anh thương cảm khi nói ra ý thích làm thơ; đó là sự thương cảm một cách ái ngại, cám cảnh cho những khổ ải của nghiệp cầm bút.

+ Ở đối thoại 2: nhân vật trữ tình có cảm giác hồi hộp, phấp phỏng khi được đề nghị tặng thơ; tuy nhiên sự vui mừng ấy nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng khi nhà họa sĩ dùng thơ để trưng bày ở phòng khách.

+ Ở đối thoại 3: nhân vật trữ tình thấy mình thấy lạc lõng khi trong mắt người buôn bán, nhà thơ trở thành kẻ gàn dở vì làm những việc vô ích.

– Bài thơ có hình thức khác thường: bề ngoài giống như sự chắp vá vu vơ của những mẩu đối thoại tản mạn nhưng thực chất là những trăn trở, suy nghĩ về nghề nghiệp, về những thôi thúc sáng tạo tự thân của người nghệ sĩ.

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lí lớp 6 - Đề số 1 Đề kiểm tra môn Địa lí lớp 6

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 11

TT

Kĩ năng

Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tỉ lệ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc

Thần thoại và sử thi

3

3

1

1

60

Truyện

Thơ trữ tình

2

Viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

1*

1*

1*

1*

40

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Tổng

25

35

30

10

100

Tỉ lệ%

60

40

Đặc tả

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/Kĩ năng

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tỉ lệ %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận Dụng

Vận dụng cao

1

1. Đọc hiểu

1. Thần thoại.

Nhận biết:

– Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại.

– Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

– Nhận biết được đề tài; các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

– Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện.

– Phân tích được những đặc điểm của nhân vật; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

– Chỉ ra được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại; lí giải được mối quan hệ giữa đề tài, chi tiết, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể của truyện thần thoại.

– Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; chỉ ra và phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản.

– Lí giải được tình cảm, thái độ của người kể chuyện với nhân vật trong truyện thần thoại.

– Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Vận dụng:

– Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.

Vận dụng cao:

– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

– Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

– Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thần thoại thuộc những nền văn học khác nhau.

3

3

1

1

50

2. Sử thi.

Nhận biết:

– Nhận biết được đặc điểm của không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong sử thi.

– Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong sử thi.

– Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi.

– Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong sử thi.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện của đoạn trích / tác phẩm.

– Phân tích được những đặc điểm của nhân vật trong sử thi; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong đoạn trích / tác phẩm.

– Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; chỉ ra và phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản.

– Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

– Lí giải được tác dụng của việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); lựa chọn điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong sử thi.

– Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài; các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi; lí giải được mối quan hệ giữa đề tài, chi tiết, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể của sử thi.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật, sự kiện trong sử thi.

Vận dụng:

– Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.

Vận dụng cao:

– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

– Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

– Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm sử thi thuộc những nền văn học khác nhau.

3. Truyện.

Nhận biết

Nhận biết lời kể, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

– Nhận biết đề tài, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu trong truyện.

– Nhận biết được những đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm truyện.

– Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện.

Thông hiểu

– Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện.

– Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện và lí giải được mối quan hệ giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của việc lựa chọn lời kể, ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.

– Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm.

– Xác định được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm; chỉ ra được những căn cứ để xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

– Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Vận dụng

– Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.

Vận dụng cao:

– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

– Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

– Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện thuộc những nền văn học khác nhau.

4. Thơ trữ tình.

Nhận biết:

– Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ.

– Nhận biết được bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ.

– Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ.

– Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hóa được thể hiện trong bài thơ.

– Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

– Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

– Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp của bài thơ.

– Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ.

Vận dụng:

– Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra.

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học Vận dụng cao:

– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ.

– Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

2

Viết

1. Nghị luận về một vấn đề xã hội.

Nhận biết:

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Giới thiệu được vấn đề xã hội và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

– Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm; vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết..

– Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội.

1*

1*

1*

1* câuTL

40

2. Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.

Nhận biết:

– Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại của tác phẩm.

Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

– Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

– Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.

Vận dụng cao:

– Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

– Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

Tổng số câu

3 + 1*

3 + 1*

1 + 1*

1+ 1*

9

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP Hướng dẫn các tội vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã

* Phần kĩ năng viết có 1 câu được xếp chung cho tất cả các cấp độ.

……..

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 – Đề 2

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 11

I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Đây thôn Vĩ Dạ
(Hàn Mặc Tử)

Sao anh không về chơi thôn Vĩ(1)?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền(2).

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp(3) lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh(4)
Ai biết tình ai có đậm đà?

(Đau thương, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995))

Chú thích:

(1) Thôn Vĩ: thôn Vĩ Dạ (có bản chép là Vĩ Giạ, từ gốc là Vĩ Dã- vĩ: lau, dã: là cánh đồng) nằm ở ngoại vi thành phố Huế, có phong cảnh vườn tược rất xinh, nên thơ.

(2) Mặt chữ điền: mặt vuông chữ điền (tiếng Hán), một kiểu khuôn mặt phúc hậu (theo quan niệm tướng mạo thời xưa).

(3) Bắp: ngô.

(4) Nhân ảnh: hình người, bóng người.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A.Thơ tự do
B.Thất ngôn tứ bát cú Đường luật
C.Thơ 7 chữ
D.Thơ bài luật

Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong trong khổ thơ đầu?

A. Phép đối, so sánh, câu hỏi tu từ
B. Câu hỏi tu từ, so sánh, nhân hoá
C. Điệp ngữ, so sánh, câu hỏi tu từ
D. Điệp từ, câu hỏi tu từ, so sánh

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện Sọ Dừa bằng lời văn của em 2 Dàn ý & 14 bài văn mẫu lớp 6

Câu 3: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ thơ đầu bài thơ là bức tranh tả cảnh gì và mang vẻ đẹp như thế nào?

A. Một bức tranh bình minh tươi đẹp
B. Một cảnh tượng bình minh vô cùng tươi sáng
C. Một bức tranh bình minh êm ả.
D. Một bức tranh bình minh kì thú.

Câu 4: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ thơ thứ hai thuộc loại nào trong những bức tranh sau?

A. Một bức tranh sông nước với đêm trăng huyền ảo, thơ mộng.
B. Một bức tranh sông nước với đêm trăng buồn vắng.
C. Một bức tranh sông nước với đêm trăng ảm đạm.
D. Một bức tranh song nước với đêm trăng tươi đẹp.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng nhất?

Việc láy lại hai lần từ nắng và sử dụng liên tiếp các phụ ngữ (nắng hang cau, nắng mới) trên một dòng thơ (Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên) đã góp phần làm cho:

A. Cảnh bình minh thêm đẹp.
B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng, tươi mới, chan hòa của nắng.
C. Không gian thêm rực rỡ, chói chang.
D. Không gian như mở rộng vô cùng, vô tận.

Câu 6: Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ về:

A. Tình yêu đôi lứa
B. Tình yêu thiên nhiên và con người xứ Huế mơ mộng
C. Tình yêu thiên nhiên – cuộc sống – con người
D. Cả B và C

Câu 7: Sắc thái cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối của bài thơ không phải là sắc thái nào sau đây:

A. Nhớ thương vô vọng
B. Khát khao vô vọng
C. Tuyệt vọng
D. Hoài nghi

Trả lời câu hỏi:

Câu 8: Xác định ý nghĩa nhan đề “Đây thôn Vĩ Dạ”.

Câu 9: Anh/chị hiểu như thế nào về câu hỏi cuối bài thơ (Ai biết tình ai có đậm đà?)?

Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, anh (chị) hãy viết 5- 7 dòng nhận xét về tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình- Hàn Mặc Tử?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

—–Hết—–

– Học sinh không được sử dụng tài liệu.

– Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 11

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

C

D

B

A

B

B

C

Câu 8 ( 0.5 điểm)

Xác định ý nghĩa nhan đề “Đây thôn Vĩ Dạ”.

Gợi ý trả lời

– Là sự khẳng định chắc chắn về một địa danh – một địa danh thơ mộng trữ tình, hòa quện giữa người và cảnh, luôn ở trong tâm tưởng của tác giả.

– Nó như một tiếng reo vui khi đưa lòng mình trở về với nơi thân thương ấy; nhưng cũng là sự khao khát được giao hòa.

– Đọng lại là nỗi buồn, sự luyến tiếc về cảnh và tình của một con người khát vọng yêu mà không được yêu, thèm sống mà không được sống.

Câu 9: (1.0 điểm)

Anh/chị hiểu như thế nào về câu hỏi cuối bài thơ (Ai biết tình ai có đậm đà?)?

Gợi ý trả lời

Câu hỏi mang hai ý nghĩa trái ngược:

+ Làm sao mà biêt tình cảm của người xứ Huế phương xa có đậm đà hay không, hay cũng chỉ như làn khói mù mịt rồi tan đi?

+ Và cô gái Huế thương yêu và thương nhớ ấy làm sao mà biết được tình cảm nhớ thương tha thiết, đậm đà của khách đường xa là anh đây?

+ Câu thơ thể hiện nỗi trống vắng, khắc khoải của một tâm hồn thiết tha yêu mến cuộc sống và con người trong hoàn cảnh đã nhuốm màu bi thương, bất hạnh.

Câu 10: (1.0 diểm)

Từ nội dung của bài thơ, anh (chị) hãy viết 5- 7 dòng nhận xét về tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình- Hàn Mặc Tử?

Gợi ý trả lời

– HS nêu quan điểm của bản thân

– Gợi ý:

– Tấm lòng tha thiết của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người…

II. VIẾT (4đ)

Viết bài Nghị luận phân tích “ Tình cảm của tác giả đối với làng quê và mảnh đất quê hương”

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm “ Mặt đường khát vọng” , đoạn trích “ Đất Nước” và đoạn trích trong đề.

Thân bài

2,5

* Cảm nhận hình tượng Đất Nước : Đất Nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc vừa thiêng liêng, lớn lao:

– Hình tượng Đất Nước từ góc nhìn văn hóa gần gũi, thân thuộc, bình dị, gắn bó với đời sống tâm hồn, phẩm chất của nhân dân lao động: những câu chuyện cổ, phong tục tập quán, truyền thống đánh giặc giữ nước, lối sống tình nghĩa vợ chồng, đức tính cần cù, chăm chỉ…

– Hình tượng Đất Nước từ góc nhìn địa lý vừa cụ thể, gần gũi, gắn bó với cuộc sống thường nhật của mỗi con người, vừa thơ mộng, trữ tình: con đường đến trường, dòng sông quê hương, nơi đôi lứa hẹn hò; đó còn là Đất Nước với rừng vàng biển bạc.

– Hình tượng Đất Nước được thể hiện bằng thể thơ tự do; ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu; sự vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian; giọng thơ tha thiết, trang trọng, thiêng liêng, tính chính luận kết hợp với chất trí tuệ và trữ tình.

* Nhận xét cách nhìn mới mẻ của tác giả về Đất Nước:

– Nhìn Đất Nước đa diện, tinh tế, sâu sắc, đặc biệt nhà thơ phát hiện quá trình Đất Nước hình thành và phát triển gắn liền với đời sống bình dị của nhân dân lao động. Đất Nước kết tinh đời sống tâm hồn, phẩm chất đẹp đẽ, truyền thống đạo lí ngàn đời của dân tộc.

– Cách nhìn mới mẻ về hình tượng Đất Nước cho thấy sự gắn bó, am hiểu, lòng tự hào và tình yêu đất nước sâu nặng, phong cách thơ trữ tình- chính luận của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Kết bài

0,5

– Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

………..

Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 11 Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 11 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *