Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Giáo dục thể chất 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn GDTC 7 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Giáo dục thể chất 7 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu hữu ích, mang tới đầy đủ các tiết học cả năm theo phân phối chương trình năm 2023 – 2024. Giáo án môn Giáo dục thể chất 7 bao gồm các mục tiêu học tập, nội dung bài học, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, các hoạt động và bài tập, đánh giá kết quả học tập, và các tài liệu tham khảo.

Kế hoạch bài dạy Giáo dục thể chất 7 được thiết kế nhằm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học một cách chuẩn mực, đồng thời giúp các giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Giáo dục thể chất 7 Kết nối tri thức mời các bạn tải tại đây.

Giáo án GDTC 7 sách Kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/

CHỦ ĐỀ 1: CHẠY CỰ LI NGẮN (60 M)

A. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

I. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

TT

Tên bài

Nội dung

Số tiết

1

Phối hợp trong giai đoạn xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

– Phối hợp trong giai đoạn xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

– Một số điểm lưu ý về kĩ thuật trong xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

2

2

Phối hợp trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng.

– Phối hợp chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng.

– Một số điểm lưu ý về kĩ thuật trong phối hợp chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng.

3

3

Phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m)

– Phối hợp chạy giữa quãng và chạy về đích.

– Phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m).

– Một số điểm lưu ý về kĩ thuật trong phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn.

– Trò chơi phát triển nhanh.

4

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

TT

Tên bài

Kế hoạch dạy học

Tiết 1-2

Tiết 3-5

Tiết 6-9

1

Phối hợp trong giai đoạn xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

+

2

Phối hợp trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng.

+

3

Phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m).

+

B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

– Tiếp tục trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về chạy cự li ngắn.

– Rèn luyện thể lực chung và một số tố chất thể lực đặc trưng của chạy cự li ngắn.

– Hình thành và phát triển năng lực tự học, nhu cầu và thói quen rèn luyện thể thao.

– Rèn luyện tính kỉ luật và khả năng nỗ lực ý chí.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

1. Kiến thức

– Biết mục đích, tác dụng của các bài tập chạy cự li ngắn.

– Biết cách phối hợp luyện tập giữa các giai đoạn của kĩ thuật chạy cự li ngắn (60m).

– Biết cấu trúc và các hoạt động của các bài tập chạy cự li ngắn.

– Nhận biết được một số sai sót và cách khắc phục khi thực hiện các bài tập chạy cự li ngắn.

– Biết cách thực hiện và phố hợp nhóm, tổ để thực hiện các bài tập chạy cự li ngắn.

– Biết vận dụng các bài tập và TCVĐ để tự RLTT, vui chơi.

2. Kĩ năng

– Thực hiện được các giai đoạn chạy cự li ngắn theo động tác mẫu và yêu cầu của GV.

– Phố hợp được các giai đoạn của kĩ thuật chạy cự li ngắn.

– Phát hiện và tự sửa chữa được một số sai sót đơn giản trong luyện tập.

– Vận dụng được các bài tập đã học để tự luyện tập.

3. Thể lực

Có sự phát triển về:

– Năng lực liên kết vận động, năng lực nhịp điệu và năng lực phản ứng đối với tín hiệu biết trước.

– Thể lực chung, sức mạnh tốc độ và sức nhanh tần số động tác.

4. Thái độ

– Tích cực, tự giác và nỗ lực ý chí trong luyện tập.

– Có tinh thần hợp tác trong luyện tập.

– Hình thành thói quen và nhu cầu tự luyện tập.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

BÀI 1: PHỐI HỢP TRONG GIAI ĐOẠN XUẤT PHÁT CAO VÀ CHẠY LAO SAU XUẤT PHÁT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

– Luyện tập phối hợp giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát trong cự li ngắn.

2. Năng lực

Tham khảo thêm:   KHTN 9: Ôn tập chủ đề 5 Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 70

– Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất.

– Năng lực giáo dục thể chất:

  • Kiến thức: Nhận biết được nội dung, yêu cầu phối hợp các giai đoạn xuất phát, chạy lao sau xuất phát; biết cách luyện tập.
  • Kĩ năng: Thực hiện và phối hợp được giai đoạn xuất phát, chạy lao sau xuất phát.
  • Thể lực: Có sự phát triển về năng lực liên kết vận động, năng lực phản ánh với tín hiệu biết trước và sức mạnh tốc độ.

3. Phẩm chất

– Nỗ lực hoàn thành nội dung học tập và rèn luyện thể lực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK, Giáo án.

– Tranh ảnh, dụng cụ tập luyện theo yêu cầu bài học.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu, đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV cho HS khởi động, nêu vấn đề; HS khởi động và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS khởi động và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS khởi động:

+ Khởi động chung: chạy tại chỗ, xoay các khớp.

+ Khởi động chuyên môn: chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đáp sau cự li ngắn 7 – 10 m; chạy tăng tốc độ cự li 10 -15 m.

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hỗ trợ khởi động: Chuyển bóng tiếp sức

+ GV chuẩn bị: các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗ đội đứng thành hàng dọc sau vạch xuất phát.

+ GV hướng dẫn HS cách chơi:

  • Khi có hiệu lệnh, bạn số 1 của mỗi đội chạy nhanh đến vị đặt bóng và chuyển hai quả bóng về vị trí xuất phát cho bạn số 2, sau đó đứng vào cuối hàng.
  • Bạn số 2 nhanh chóng chuyển bóng trở lại vị trí đặt bóng và quay về vỗ vào tay bạn số 3.
  • Bạn số 3 và các bạn tiếp theo lần lượt lặp lại trò chơi.
  • Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Xuất phát chạy cự li ngắn phải thuân thủ những quy định như thế nào?

+ Độ dài các bước chạy trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát có khác nhau hay không? Vì sao ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS khởi động, chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm tập luyện trước lớp, cả lớp tập luyện.

– GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Xuất phát chạy cự li ngắn phải đứng sau vạch xuất phát, các bộ phận của cơ thể không được chạm vạch xuất phát, không được xuất phát trước hiệu lệnh xuất phát của trọng tài; xuất phát đúng đường chạy.

+ Độ dài các bước chạy trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát có khác nhau vì người tập đang cố gắng tăng dần độ dài và tần số bước chạy để đạt tốc độ cao nhất.

– GV mời HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học đầu tiên của môn Giáo dục thể chất 7, chúng ta sẽ cùng nhau đi luyện tập phối hợp giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát trong cự li ngắn. Chúng ta cùng vào Bài 1: Phối hợp trong giai đoạn xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phối hợp trong giai đoạn xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kĩ thuật phối hợp trong giai đoạn xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thực hành luyện tập theo sự hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS thực luyện tập cá nhân, luyện tập theo nhóm.

Tham khảo thêm:   Cách mang thêm súng trong game Chiến Dịch Huyền Thoại

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chỉ dẫn HS thực hiện thử bài tập phối hợp xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát theo hình ảnh đã ghi nhớ.

– GV chỉ dẫn cho HS thực hiện các bài tập phối hợp xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát theo động tác mẫu và hiệu lệnh của GV.

– GV chỉ dẫn cho HS một số sai sót thường gặp trong tập luyện:

+ Phối hợp giữa tay và chân khi thực hiện bước chạy đầu tiên không hợp lí.

+ Không chú ý hiệu lệnh xuất phát, tư thế rời vị trí xuất phát không hợp lí.

+ Sử dụng sức mạnh và hướng đạp sau khi chạy lao sao không phù hợp.

+ Kết thúc giai đoạn chạy lao quá sớm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe, thực hành luyện tập theo sự hướng dẫn của GV.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS thực hiện đồng loạt động tác; HS thực hiện mẫu động tác.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Phối hợp trong giai đoạn xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát

– Khi xuất phát cần đạp mạnh hai chân kết hợp đánh tay nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho đạp sau mạnh và giữ được độ ngả ra trước của thân trên trong những bước chạy lao đầu tiên.

– Tốc độ giai đoạn này phụ thuộc vào lực đạp sau và độ dài bước chạy, vì vậy cần đạp sau mạnh và tăng độ dài bước trong chạy lao sau xuất phát.

Hoạt động 2: Một số điểm lưu ý về kĩ thuật trong xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số điểm lưu ý về kĩ thuật trong xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và nhắc lại một số điểm lưu ý về kĩ thuật trong xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số điểm lưu ý về kĩ thuật trong xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV lưu ý cho HS một số điểm lưu về kĩ thuật trong xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

– GV yêu cầu HS nhắc lại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe, thực hành luyện tập theo sự hướng dẫn của GV.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS thực hiện đồng loạt động tác; HS thực hiện mẫu động tác.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Một số điểm lưu ý về kĩ thuật trong xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát

– Khi xuất phát, không thực hiện bước nhảy xa ra trước vì điều đó sẽ làm giảm tốc độ chuyển động của cơ thể, không tạo được độ ngả của thân trên.

– Không nâng thân người lên quá cao ở bước đầu tiên khi xuất phát vì điều đó sẽ làm giảm sức mạnh đạp sau được tạo ra từ tư thế xuất phát.

– Tăng tốc độ chạy lao sau xuất phát bằng cách nỗ lực đạp sau và tăng dần độ dài bước chạy.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn HS (nếu cần thiết) để thực hành luyện tập.

c. Sản phẩm học tập: Phần luyện tập, thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tổ chức hoạt động luyện tập

– GV phổ biến nội dung, yêu cầu HS luyện tập:

+ Ôn tập các bài tập xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

+ Luyện tập các bài tập phối hợp xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

– GV hướng dẫn HS luyện tập: cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp.

Tổ chức trò chơi phát triển sức nhanh

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đuổi bắt theo khẩu lệnh.

– GV hướng dẫn HS:

+ Chuẩn bị: HS tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội. Trên mỗi sân, đội A và B có số lượng người bằng nhau đứng thành hàng ngang đối diện nhau. Chỉ huy dùng còi để ra hiệu lệnh.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Phân tích 4 khổ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính 2 Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, hai đội đồng thời di chuyển theo hàng ngang ra trước. Khi có một tiếng còi, HS đội B nhanh chóng chạy quay về vạch xuất phát của đội mình, khi đó HS đội A đuổi theo vỗ nhẹ vào vai HS đội B (khi có hai tiếng còi, thực hiện ngược lại). Trong mỗi lượt chơi, HS nào bị vỗ vai trước khi chạy qua vạch xuất phát là người thua cuộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS luyện tập cá nhân:

+ Tự hô khẩu lệnh:

· Xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát cự li 7 – 10 m.

· Đứng vai và lưng hướng chạy, quay người xuất phát và chạy ra trước 3 – 5 bước.

+ Xuất phát cao và chạy theo quán tính.

– HS luyện tập nhóm:

HS luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập, quan sát và đánh giá kết quả luyện tập của các bạn nhóm trong nhóm:

+ Phối hợp xuất phát và chạy lao theo các tín hiệu khác nhau (tiếng hô, tiếng vỗ tay, tiếng còi, hiệu lệnh cờ,…) cự li 7 – 10 m.

+ Xuất phát từ các tư thế khác nhau và phối hợp chạy cự li 7 – 10 m.

– HS luyện tập chung cả lớp:

HS chơi trò chơi phát triển sức nhanh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp luyện tập.

– GV mời HS quan sát, nhận xét động tác luyện tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, sửa sai cho HS (nếu có).

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn HS (nếu cần thiết) để thực hành luyện tập.

c. Sản phẩm học tập: Phần luyện tập, thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV thay đổi yêu cầu, tốc độ, cự li thực hiện các bài tập phối hợp xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát theo hướng nâng cao năng lực phản ứng với hiệu lệnh xuất phát, khả năng phát huy sức mạnh tốc độ.

– GV sử dụng các bài tập xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát để rèn luyện và phát triển sức nhanh phản ứng (đổi với tín hiệu biết trước), sức mạnh tốc độ.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết chạy cự li ngắn có những tư thế xuất phát nào?

– GV đặt câu hỏi để HS liên hệ và vận dụng:

+ Tốc độ xuất phát phụ thuộc vào những yếu tố nào?

+ Luyện tập phối hợp giữa xuất phát và chạy lao sau xuất phát có tác dụng gì?

– GV hướng dẫn HS tự luyện tập phối hợp giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện các bài tập vận dụng của GV.

– HS thảo luận và vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi của GV.

– HS sử dụng trò chơi, các bài tập đã học đề tự luyện tập.

– HS vận dụng kiến thức đã học đề tự đánh giá kết quả luyện tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV HS trả lời câu hỏi:

+ Chạy cự li ngắn có những tư thế xuất phát thấp và xuất phát cao.

+ Tốc độ xuất phát phụ thuộc vào tốc độ phản ứng của cơ thê đối với tín hiệu xuất phát, tốc độ và sức mạnh đạp sau, góc độ và tốc độ ngả thân ra trước khi xuất phát).

+ Luyện tập phối hợp giữa xuất phát và chạy lao sau xuất phát có tác dụng phát huy hiệu quả của xuất phát, từng bước hoàn thiện kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát).

– GV mời HS quan sát, nhận xét động tác luyện tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, đánh giá.

* Hướng dẫn về nhà:

– HS thực hành luyện tập lại động tác đã học.

– Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Phối hợp trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát và chay giữa quãng.

……………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án GDTC 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục thể chất 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn GDTC 7 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *