Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Toán 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Toán lớp 3 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Toán 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán KNTT của mình.

Giáo án Toán 3 KNTT cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Mĩ thuật, Công nghệ để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 3. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Toán 3 Kết nối tri thức:

Kế hoạch bài dạy Toán lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TOÁN
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Bài 01: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (T1) – Trang 6

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

  • Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1 000 (ôn tập).
  • Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).
  • Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)
  • Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

– Cách tiến hành:

– GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới

– HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

– HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 1 000.

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số các trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).

+ Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liên trước, số liền sau trên tia số đã học).

Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu số và cách đọc số.

GV hướng dẫn cho HS nhận biết câu 1.

– Câu 2, 3, 4 học sinh làm bảng con.

Nêu số và cách đọc số

GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số?

– GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

– Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Số

– GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3a: (Làm việc cá nhân) Số?

– GV cho HS làm bài tập vào vở.

– Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

– GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3b. (Làm việc cá nhân) Viết các số 385, 538, 444, 307, 640 thành tổng các trăm, chục và đơn vị.

– GV làm VD: 385 = 300 + 80 + 5

– Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

Viết các số

– GV nhận xét tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc nhóm 4) Số?

– GV cho HS nêu giá trị các số liền trước, liền sau

– GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

– Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Viết các số

– GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 5a. (Làm việc cá nhân) Số?

– GV cho HS đọc tia số.

Đọc tia số

– GV giải thích: số liền trước 15 là 14, số liền sau của 15 là 16. Ta có 14, 15, 16 là ba số liên tiếp. 16, 15, 14 là ba số liên tiếp.

– Yêu cầu HS nêu:

+ Số liền trước của 19 là?

+ Số liền sau của 19 là?

+ 18, 19, ? là 3 số liên tiếp.

+ 20, 19, ? là 3 số liên tiếp.

Bài 5b. (Làm việc cá nhân) Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp.

– GV cho HS nêu.

210

211

?

210

?

208

– GV nhận xét tuyên dương.

– 1 HS nêu cách viết số (134) đọc số (Một trăm ba mươi tư).

– HS lần lượt làm bảng con viết số, đọc số:

+ Viết số: 245; Đọc số: Hai trăm bốn mươi lăm.

+ Viết số: 307; Đọc số: Ba trăm linh bảy.

+ Hàng trăm: 2, hàng chục: 7, hàng đơn vị: 1; Viết số: 271; Đọc số: Hai trăm bảy mươi mốt.

– HS làm việc theo nhóm.

+ Con thỏ số 1: 750.

+ Con thỏ số 2: 999.

+ Con thỏ số 4: 504.

– HS làm vào vở.

+ 222: 2 trăm, 2 chục, 2 đơn vị.

+ 305: 3 trăm, 0 chục, 5 đơn vị.

+ 598: 5 trăm, 9 chục, 8 đơn vị.

+ 620: 6 trăm, 2 chục, 0 đơn vị.

+ 700: 7 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.

– HS làm vào vở.

+ 538 = 500 + 30 + 8

+ 444 = 400 + 40 + 4

+ 307 = 300 + 0 + 7 (300 + 7)

+ 640 = 600 + 40 + 0 (600 + 40)

– 1 HS nêu: Giá trị các số liền trước, liền sau hơn, kém nhau 1 đơn vị.

– HS làm việc theo nhóm.

Số liền trước

Số đã cho

Số liền sau

425

426

427

879

880

881

998

999

1 000

35

36

37

324

325

326

– HS đọc tia số.

– HS quan sát.

– HS nêu:

+ Số liền trước của 19 là 18

+ Số liền sau của 19 là 20

+ 18, 19, 20 là 3 số liên tiếp.

+ 20, 19, 18 là 3 số liên tiếp.

– HS nêu kết quả:

210

211

212

210

209

208

– HS nhận xét lẫn nhau.

3. Vận dụng.

– Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

– Cách tiến hành:

GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,…sau bài học để học sinh nhận biết số liền trước, số liền sau, đọc số, viết số…

+ Bài toán:….

– Nhận xét, tuyên dương

– HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:…..

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Tham khảo thêm:   Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT Quy định về chuẩn nghề nghiệp Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 01: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000-LUYỆN TẬP (T2) – Trang 7

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

  • Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp (bài tập 2) và phát triển năng lực (bài tập 4)
  • Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).
  • Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)
  • Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

– Cách tiến hành:

– GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– GV dẫn dắt vào bài mới

– HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

– HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

Mục tiêu:

+Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp (bài tập 2) và phát triển năng lực (bài tập 4)

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số các trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).

+ Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liên trước, số liền sau trên tia số đã học).

Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu cách so sánh số.

GV hướng dẫn cho HS nhận biết các dấu “>, <, =” ở câu có dấu “?”.

-Chẳng hạn: 400 + 70 + 5 = 475;

a) 505 ⍰ 550

399 ⍰ 401

100 ⍰ 90 + 9

b) 400 + 70 + 5 ⍰ 475

738 ⍰ 700 + 30 + 7

50 + 1 ⍰ 50 – 1

– Câu a học sinh làm bảng con.

GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số?

– GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

– GV hướng dẫn cho học sinh cách điền các số liên tiếp dựa theo quy luật của dãy số.

– Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Toán 3

– GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số?

– GV cho HS làm bài tập vào vở.

– Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

Sắp xếp các số 531, 513, 315, 351 theo thứ tự:

a) Từ bé đến lớn.

b) Từ lớn đến bé.

– GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc cá nhân) Số?

– GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài.

– GV hướng dẫn: Ba con lợn có cân nặng lần lượt là 99 kg, 110 kg và 101 kg. Biết lợn trắng nặng nhất và lợn đen nhẹ hơn lợn khoang.

Con lợn trắng cân nặng ? kg.

Con lợn đen cân nặng ? kg.

Con lợn khoang cân nặng ? kg.

– Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Toán 3

– GV Nhận xét, tuyên dương.

– 1 HS nêu cách so sánh số và đọc các dấu “>, <, =”.

– HS lần lượt làm bảng con viết số, điền dấu:

505 < 550

399 < 401

100 > 90 + 9

– HS làm việc theo nhóm.

-HS xác định xem số liền sau hơn hoặc kém số liền trước bao nhiêu đơn vị.

a)310;311;312;313;314;315;316;317;318;319.

b)1000;999;998;997;996;995;994;993;992;991.

– HS làm vào vở.

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 315, 351, 513, 531

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 531, 513, 351, 315

– HS nêu yêu cầu của bài.

– HS làm bài

Ta có 99 kg < 101 kg < 110 kg

Biết lợn trắng nặng nhất nên:

Con lợn trắng cân nặng 110 kg.

Lợn đen nhẹ hơn lợn khoang nên lợn đen nặng nên:

Con lợn đen cân nặng 99 kg.

Con lợn khoang cân nặng 101 kg.

– HS nêu kết quả:

3. Vận dụng.

– Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

– Cách tiến hành:

GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,…sau bài học để học sinh nhận biết số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé, đọc số, viết số…

+ Bài toán:….

– Nhận xét, tuyên dương

– HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:…..

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Tham khảo thêm:   Cách sử dụng lò luyện kim trong game Hay day

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Toán 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Toán 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Toán lớp 3 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *