Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Tin học 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Giáo án môn Tin học lớp 3 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Tin học 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tin học KNTT của mình.

Giáo án Tin học 3 KNTT cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Công nghệ để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 3. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Tin học 3 Kết nối tri thức:

Giáo án Tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài1
THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH (2tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

  • Trong bài học này học sinh được học về thông tin và quyết định, ba dạng thông tin cơ bản: chữ, hình ảnh, âm thanh.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất

2.1. Năng lực chung

  • Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
  • Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn

2.2. Năng lực đặc thù

  • Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.
  • Nhận biết được thông tin và quyết định trong ví dụ cụ thể.
  • Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh.

2.3. Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,…

Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

  • Yêu cầu cần đạt: Đặt HS vào ngữ cảnh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày
  • Năng lực
  • Phẩm chất

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

– GV đưa ra nội dung khi có tiếng chuông đồng hồ thì Minh sẽ quyết định thế nào?

– Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.

– GV chốt dẫn vào bài

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– Khi tiếng chuông đồng hồ reo lên, Minh sẽ quyết định thức dậy, rời khỏi giường để đi vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học.

2. Hoạt động 2: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.

– Năng lực

  • Nhận biết được thông tin và quyết định trong ví dụ cụ thể.

– Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

– GV đưa ra nội dung khi có tiếng chuông đồng hồ thì Minh sẽ quyết định thế nào?

– GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– Câu hỏi củng cố:

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

Tiếng chuông báo thức mỗi sáng nhắc bạn Minh sắp đến giờ đi học. Đó là thông tin giúp bạn Minh đưa ra các quyết định thức dậy, rời khỏi giường, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học.

· Trả lời câu hỏi SGK (trang 6)

1. A. Minh thấy An cởi mở, dễ nói chuyện. => Thông tin

B. Minh muốn kết bạn với An => Quyết định

2. Điều Khoa biết như “mẹ chuẩn bị đi làm”, “trời đang mưa” là thông tin. Khoa “đưa áo mưa cho mẹ” là một quyết định dựa trên thông tin có được.

3. Hoạt động 3: VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN TRONG QUYẾT ĐỊNH

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày có vai trò như thế nào, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.

– Năng lực

  • Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.

– Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

– GV đưa ra nội dung khi tiết giáo dục thể chất thì Minh sẽ quyết định thế nào?

– GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– GV nêu câu hỏi củng cố, chỉ định HS trả lời và tổ chức đánh giá.

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

– HS trình bày câu trả lời.

– Thông tin “hôm nay có tiết Giáo dục thể chất” đã đưa tới quyết định của Minh “đi học bằng đôi giày thể thao”. Thông tin giúp Minh ra quyết định.

– Trả lời câu hỏi SGK (trang 7)

Minh có hai quyết định dựa trên hai nguồn thông tin.

Ban đầu, Minh ra quyết định “mở truyện ra đọc”. Sau khi nghe mẹ nhắc nhở, Minh có quyết định thứ hai: “Minh nằm và nhắm mắt lại”.

Quyết định đầu tiên dựa trên thông tin về sự xuất hiện cuốn truyện mà Minh yêu thích. Quyết định thứ hai có được nhờ lời nhắc nhở của mẹ: “Hãy ngủ đi một lát…”.

Quyết định thứ hai đúng hơn vì có thông tin bổ sung. Đó là thông tin tốt vì đó là lời nhắc nhở của mẹ, một người đáng tin cậy

2. Em hãy nêu một ví dụ về quyết định của mình. Thông tin nào giúp em có quyết định đó?

– Trời hôm nay có mưa => Mang áo mưa

Tham khảo thêm:   Quyết định 548/2013/QĐ-TTg Điều chỉnh phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

4. Hoạt động 4: BA DẠNG THÔNG TIN THƯỜNG GẶP

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh trong ngữ cảnh cụ thể.

– Năng lực

  • Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh.

– Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm học tập

– GV đưa ra nội dung An và Minh trên đường đi đến trường có thể nhìn thấy, nghe thấy những gì?

– GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– Câu hỏi củng cố:

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

· Hai bạn học sinh nhìn thấy tên trường (thông tin dạng chữ), bức tranh về an toàn giao thông (thông tin dạng hình ảnh) và nghe thấy tiếng chim hót (thông tin dạng âm thanh).

Trả lời câu hỏi củng cố trong SGK (trang 8)

· Thông tin em nhận được từ tấm biển là một lời khuyên, lời nhắc nhở em chủ động trong học tập.

· Đó là thông tin dạng chữ.

5. Hoạt động 5: LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.

– Năng lực

– Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên ba dạng thông tin thường gặp, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

– GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

– GV thu phiếu 1 số nhóm, chiếu lên máy chiếu vật thể

– Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

1. Đi học về, An xem trước bài hôm sau để đến lớp hiểu bài tốt hơn. Câu nào sau đây là thông tin, câu nào là quyết định?

A. Xem trước bài cho ngày hôm sau sẽ giúp em hiểu bài tốt hơn.=> Thông tin

B. An xem trước bài hôm sau khi đi học về.=> Quyết định

2. Ba thùng rác với ba màu sắc khác nhau, được ghi chữ và vẽ hình trên đó khác nhau thể hiện loại rác của mỗi thùng.

a) Ba loại thùng rác với chữ và hình trên thùng cho em biết mỗi loại rác nên được bỏ vào thùng nào.

b) Thông tin trên thùng thuộc dạng chữ và dạng hình ảnh.

6. Hoạt động 6:VẬN DỤNG

Mục tiêu

– Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn

– Yêu cầu:

Hãy nghĩ về thời gian sau khi tan học của ngày mai, khi đó em dự kiến làm việc gì? Hãy mô tả việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.

Sản phẩm

-Bản mô tả của HS về việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.

Tổ chức hoạt động

– Giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện hoạt động vào ngoài giờ lên lớp: Hãy nghĩ về thời gian sau khi tan học của ngày mai, khi đó em dự kiến làm việc gì? Hãy mô tả việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Những điều GV đã thực hiện chưa thành công:

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Những điều GV muốn thay đổi:

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

BÀI 2: XỬ LÝ THÔNG TIN (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

  • Trong bài học này học sinh được học về việc quá trình con người và máy móc xử lí thông tin như thế nào?

2. Phát triển năng lực, phẩm chất

2.1. Năng lực chung

  • Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
  • Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.

2.2. Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?
  • Nêu được ví dụ minh họa cho thấy bộ não của con người là bộ phận xử lí thông tin.
  • Nêu được ví dụ cho thấy máy móc cũng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động.
  • Nhận biết được máy móc đã xử lý thông tin gì và kết quả xử lý ra sao.

2.3. Phẩm chất

  • Bài học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:
  • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập.
  • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.
Tham khảo thêm:   Thông tư 32/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,…

2. Học sinh:SGK, SBT, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?

– Năng lực

– Phẩm chất

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

– GV đưa ra yêu cầu: Con hãy hình dung một người hát theo video

1. Tai và mắt của người đó làm nhiệm vụ gì trong lúc hát?

2. Bộ não của người đó làm nhiệm vụ gì trong lúc hát

– Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.

– GV chốt dẫn vào bài

– Học sinh lắng nghe, quan sát.

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS sẽ hình dung ra được tai, mắt, bộ não của người đó có nhiệm vụ gì khi hát theo video.

Hoạt động 2:CON NGƯỜI XỬ LÍ THÔNG TIN

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh biết được bộ não của con người xử lý thông tin như thế nào.

– Năng lực

  • Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?
  • Nêu được ví dụ minh họa cho thấy bộ não của con người là bộ phận xử lí thông tin.

– Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham gia hoạt động học.
  • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

– GV đưa ra nội dung khi tiếp nhận thông tin thì bộ não xử lý như thế nào. Thông qua việc quan sát hình 4 SGK Tr 9+10.

– GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– Câu hỏi củng cố:

– Đọc yêu cầu

– Các nhóm nhận nhiệm vụ

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

– Bộ não là nơi xử lí thông tin, tạo ra quyết định, điều khiển các suy nghĩ và hành động của con người.

– HS làm bài tập củng cố SGK Tr10.

1. Bộ phận nào của con người làm nhiệm vụ xử lý thông tin?

2. Quan sát một người đang thả diều. Người đó đang cố gắng làm cho cánh diều bay cao.

Hoạt động 3: MÁY XỬ LÍ THÔNG TIN

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh biết được máy xử lí thông tin như thế nào?

– Năng lực

  • Nêu được ví dụ cho thấy máy móc cũng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động.
  • Nhận biết được máy móc đã xử lý thông tin gì và kết quả xử lý ra sao.

– Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham gia hoạt động học.
  • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

– GV đưa ra nội dung kể tên một số thiết bị điện trong gia đình có thể điều khiển được và thiết bị đó được điều khiển như thế nào. Thông qua việc quan sát hình 5 SGK Tr 11.

– GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– Câu hỏi củng cố:

– Đọc yêu cầu

– Các nhóm nhận nhiệm vụ

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

– Có nhiều thiết bị điện điều khiển được như ti vi, máy giặt, điều hoà nhiệt độ,… Con người điều khiển một thiết bị bằng cách cung cấp thông tin cho nó. Từ thông tin nhận được thiết bị sẽ xử và thực hiện yêu cầu của người điều khiển.

– Có nhiều thiết bị tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.

Hoạt động 4: LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.

– Năng lực

– Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân .
  • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

– GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

– Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

1. Bố vừa kể cho Minh nghe một câu chuyện hay. Mình nghĩ là sẽ kể lại cho An và Khoa. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục thích hợp ở cột B.

2. Khi nhấn vào nút dấu cộng (+) của bếp từ, bếp đã tiếp nhận được thông tin gì và đã quyết định hành động như thế nào?

Tham khảo thêm:   Top trang tải hiệu ứng âm thanh miễn phí tốt nhất cho Windows

Hoạt động 6:VẬN DỤNG

Mục tiêu

  • Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
  • Yêu cầu: HS lấy được ví dụ một việc hàng ngày và thi nhận thông tin là gì?
  • Câu trả lời được ghi trên phiếu học tập.

c. Tổ chức hoạt động

  • Giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện hoạt động vào ngoài giờ lên lớp:Em hãy lấy ví dụ một việc làm hằng ngày của em và cho biết thông tin được thu nhận là gì? Kết quả của việc xử lí là gì?

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Bài 3
MÁY TÍNH VÀ EM (2 tiết )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

Trong bài học này học sinh được học về hình dạng thường gặp của máy tính thông dụng cùng các bộ phận cơ bản và chức năng của các bộ phận cùng các quy tắc an toàn về điện.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất

2.1. Năng lực chung

  • Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
  • Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.

2.2. Năng lực đặc thù

  • Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng cùng các bộ phận cơ bản (màn hình, thân máy, bàn phím, chuột)
  • Nêu được sơ lược về chức năng của thân máy, bàn phím, chuột, màn hình và loa. Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh….cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.
  • Biết được quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.

2.3. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:

  • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham gia các trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”, trò chơi “Vượt chướng ngại vật”.
  • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,…

2. Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt: Học sinh nêu tên gọi các bộ phận của máy tính để bàn thông qua trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”.

– Năng lực

– Phẩm chất

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

– GV đưa ra yêu cầu: Con hãy kể tên các bộ phận của máy tính để bàn mà con biết!

– Giới thiệu phần khởi động

– Giao nhiệm vụ: Giới thiệu trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”.

– Phổ biến luật chơi.

– Quy định thời gian hoàn thành nhiệm vụ

– Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.

– GV chốt dẫn vào bài

– Học sinh lắng nghe, quan sát.

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– Học sinh nêu ra được máy tính có 4 bộ phận chính: thân máy, màn hình, bàn phím, chuột.

Hoạt động 2: CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH ĐỂ BÀN

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt: Học sinh nhận biết được các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn.

– Năng lực

  • Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng cùng các bộ phận cơ bản (màn hình, thân máy, bàn phím, chuột)
  • Nêu được sơ lược về chức năng của thân máy, bàn phím, chuột, màn hình và loa.

– Phẩm chất: Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham gia hoạt động học.

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm
học tập

Yêu cầu các nhóm: Chỉ và nói cho nhau nghe tên gọi các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn.

– Quan sát quá trình hoạt động của các nhóm, hỏi và giải đáp các câu hỏi của các nhóm (nếu có).

– Gọi đại diện 1 nhóm đứng tại chỗ trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình.

– GV gắn ảnh minh họa trên bảng (Hình 8 – Trang 13), gọi HS lên bảng gắn thẻ tên các bộ phận vào vị trí được đánh số.

– Giới thiệu máy tính để bàn bằng vật thật.

– Tuyên duyên, khen ngợi

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– Câu hỏi củng cố.

– Đọc yêu cầu

– Các nhóm nhận nhiệm vụ

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

– Máy tính để bàn có các bộ phận cơ bản là thân máy, màn hình, bàn phím và chuột

-Ngoài các bộ phận cơ bản kể trên, máy tính còn có thiết bị khác kèm theo như loa để phát âm thanh từ máy tính

– HS làm bài tập củng cố SGK Tr14

1. Các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn là:

B. Màn hình, bàn phím, thân máy, chuột

2. Bộ phận nào sau đây của máy tính dùng để nhập thông tin?

B. Bàn phím

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Tin học 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Tin học 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Giáo án môn Tin học lớp 3 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *