Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án môn Giáo dục công dân 9 năm 2023 – 2024 Kế hoạch bài dạy lớp 9 môn GDCD ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Giáo dục công dân 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 9 của mình. Giáo án GDCD 9 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Giáo án môn Địa lý 9.

Giáo án GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư

TÊN BÀI DẠY:  CHÍ CÔNG VÔ TƯ

Môn học: GDCD; lớp: 9

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

– Khái niệm, biểu hiện của chí công vô tư.

– Ý nghĩa và cách rèn luyện chí công vô tư.

– Thái độ, hành vi thể hiện việc chí công vô tư của bản thân và người khác.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

– Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện một cách đúng đắn những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống.

– Năng lực phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện.

– Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chí công vô tư

– Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa sự chí công vô tư.

3. Về phẩm chất:

– Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân, luôn làm việc theo lẽ phải.

– Trách nhiệm: thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tiếp tay cho kẻ xấu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 9, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

– Tạo được hứng thú với bài học.

– Học sinh bước đầu nhận biết về chí công vô tư để chuẩn bị vào bài học mới.

– Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Chí công vô tư là gì? Biểu hiện của chí công vô tư? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của chí công vô tư.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai hiểu biết”

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

– GV giao nhim v cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết

Quan sát video và trả lời câu hỏi:

Video nói về ai? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về nhân vật ấy đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

Ở các lớp 6,7,8 chúng ta đã được tìm hiểu nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp, lên lớp 9 chúng ta tiếp tục học một số phẩm chất nữa để tu dưỡng ta trở thành con người tốt, có ích cho xã hội mà phẩm chất đầu tiên là chí công vô tư. Vậy để hiểu chí công vô tư là gì, biểu hiện, ý nghĩa của chí công vô tư chúng ta vào bài mới hôm nay.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

a. Mục tiêu:

– Khái niệm, biểu hiện của chí công vô tư.

– Ý nghĩa và cách rèn luyện chí công vô tư.

– Thái độ, hành vi thể hiện việc chí công vô tư của bản thân và người khác.

b. Nội dung:

– GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện, cùng tìm hiểu nội dung câu chuyện: “Tô Hiến Thành một tấm gương về chí công vô tư”, “Điều mong muốn của Bác Hồ” trong sách giáo khoa.

– GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tìm ra: Chí công vô tư và biểu hiện của chí công vô tư? Ý nghĩa và cách rèn luyện chí công vô tư.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, trò chơi….)

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Đặt vấn đề

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

– GV giao nhim v cho HS thông qua h thng câu hi, phiếu bài tập thảo luận nhóm

Gv yêu cầu hs đọc phần đặt vấn đề

Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi thảo luận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

– Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Nhóm 1:

– Khi Tô Hiến Thành ốm,Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo

– Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương

-> Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.

Nhóm 2:

– Mong muốn của Bác là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no

– Mục đích sống của Bác là “làm cho ích quốc lợi dân”

-> Nhân dân ta vô cùng quý trọng, tin yêu và khâm phục Bác

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.

I. Đặt vấn đề:

1.Tô Hiến Thành – Tấm gương về chí công vô tư.

– Vì lợi ích của dân tộc

– Công bằng, khách quan

2. Điều mong muốn của Bác Hồ:

– Tấm lòng cao cả, luôn vì dân vì nước

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: Khái niệm

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

– GV giao nhim v cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

1. Việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ có chung phẩm chất gì?

2. Qua tìm hiểu, em hiểu chí công vô tư là gì?

3. Qua hai câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh suy nghĩ, trả lời.

– Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm:

– Là phẩm chất đạo đức của con người

– Công bằng, không thiên vị

– Giải quyết công việc theo lẽ phải

– Luôn vì lợi ích chung

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: Biểu hiện

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

– GV giao nhim v cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”

Luật chơi:

+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. Tìm hiểu biểu hiện của chí công vô tư.

+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

– Yêu cầu HS lên trình bày.

– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

– Trình bày kết quả làm việc cá nhân

– Học sinh chơi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết qu thc hin nhim v

-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn

-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

2. Biểu hiện

Chí công vô tư biểu hiện thông qua suy nghĩ, hành động (việc làm), lời nói, thái độ

– Một số biểu hiện của chí công vô tư thường gặp:

+ Công bằng, không thiên vị

+Giải quyết công việc theo lẽ phải

+ Luôn vì lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân

+ Dám nhận lỗi khi làm sai

+ Dũng cảm nói lên sự thật

+ Không che dấu, bao che cho các hành động sai trái

+ Đấu tranh để bảo vệ sự thật

+ Có ý thức bảo vệ, gìn giữ sự thật

+ Lên án, bài trừ những sự việc sai trái

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: Ý nghĩa

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

– GV giao nhim v cho HS thông qua câu hỏi phần đọc tình huống với kĩ thuật Think- Pair-Share

+Think: Suy nghĩ độc lập về ý nghĩa của chí công vô tư.

+Pair: Chia sẻ cặp đôi về ý nghĩa của chí công vô tư.

+Share: Chia sẻ những điều vừa trao đổi về ý nghĩa của chí công vô tư trước lớp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời ghi ra phần giấy dành cho cá nhân.

+Thảo luận nhóm cặp đôi 1 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

– Yêu cầu HS cử đại diện lên trình bày.

– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

– Trình bày kết quả làm việc nhóm

– Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv đánh giá, chốt kiến thức.

3. Ý nghĩa

– Đem lại lợi ích cho tập thể, XH

– Góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: Cách rèn luyện

– GV giao nhim v cho HS thông qua câu hỏi với kĩ thuật khăn trải bàn.

Câu 1: Có ý kiến cho rằng chỉ có người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới cần phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, còn những người nhỏ tuổi thì không cần. Em có tán thành ý kiến này không? Vì sao?

Câu 2: Là học sinh, em thấy mình cần rèn luyện như thế nào để trở thành người chí công vô tư ?

Câu 3: Trái với chí công vô tư là gì? Tác hại của việc không chí công vô tư?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời ghi ra phần giấy dành cho cá nhân.

+Thảo luận nhóm 2 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập chung của nhóm

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

– Yêu cầu HS cử đại diện lên trình bày.

– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

– Trình bày kết quả làm việc nhóm.

– Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

– GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

4. Cách rèn luyện:

– Có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư.

– Biết phê phán những hành vi vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng…

Tham khảo thêm:   Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

-HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần hình thành kiến thức áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Nội dung:

– Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

– Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi …

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

– GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi …

? Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học.

?Trò chơi đối mặt

? Bài tập: GV cho học sinh làm bài tập sách giao khoa theo từng bài ứng với các kĩ thuật động não, …

Bài 1/5: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư? Vì sao?

Bài 2/5: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao?

* Kĩ thuật mảnh ghép

* Vòng chuyên sâu (2 phút)

– Chia lớp ra làm 4 nhóm hoặc 8 nhóm:

Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3, 4… (nếu 4 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6,7,8.. (nếu 8 nhóm)…

– Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:

Nhóm I : a. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư.

Một nhóm bạn mất đoàn kết, hoặc cãi nhau?

Bạn thân của mình không học bài, làm bài tập ở nhà?

Nhóm 2 : b. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.

Bị bạn trong lớp, trong trường bắt nạt ?

Nhóm 3 : c. HS còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư

Nhóm 4 : đ. Chí công vô tư phải được thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

* Vòng mảnh ghép (2 phút)

Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới ….& giao nhiệm vụ mới:

1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.

* Kĩ thuật mảnh ghép

+ Vòng chuyên sâu

– Học sinh:

+ Làm việc cá nhân 1 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

+Thảo luận nhóm 1 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

Giáo viên: hướng dẫn học sinh thảo luận (nếu cần).

+ Vòng mảnh ghép (2 phút)

– Học sinh:

+ 1 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép.

+ 1 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

* Trò chơi “Đối mặt”

+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

– Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.

– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

– Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.

– Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.

– GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

III. Luyện tập

Bài 1:

– Hành vi đúng : d, e -> giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung

– Hành vi còn lại -> xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm cá nhân chi phối mà giải quyết công việc không công bằng.

Bài tập 2 / 6:

a. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư.

è Sai. Vì tất cả chúng ta phải sống chí công vô tư để xây dựng xã hội lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và đem lại lợi ích chung cho mọi người.

b. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.

è Sai. Vì họ là những người liêm khiết, ngay thẳng, tự trọng … sẽ được mọi người nể phục, sẵn sàng hợp tác trong mọi công việc.

c. HS còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư

è Sai. Mọi người cần phải rèn luyện chí công vô tư ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống và rèn từ khi còn nhỏ, rèn mọi lúc, mọi nơi.

đ. Chí công vô tư phải được thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

è Đúng. Vì nó là phẩm chất đáng quý của con người. Nó đem lại lợi ích cho cá nhân và tập thể, cộng đồng xã hội…

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

– HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

– Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập tình huống, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án..

c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

– GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi phiếu bài tập, trò chơi, hoạt động dự án …

+ Phiếu bài tập

+ Trò chơi đóng vai:

Nhóm 1. Tình huống a

Nhóm 2. Tình huống b

Nhóm 3. Tình huống c

+ Hoạt động dự án:

Bài 4. Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* Trò chơi đóng vai

+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

* Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

– Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.

– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

– Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.

+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian

– Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Bài 3. Xử lý tình huống:

Gợi ý:

a. Nhờ cha mẹ khuyên nhủ Ba dừng các hành vi sai trái, sửa chữa những sai lầm ông đã gây ra. Đó chính là cách giúp ông, trả ơn ông. Nếu ông không nghe sẽ báo với cơ quan chức năng để xử lý.

b. Bảo vệ ý kiến của bạn, giải thích cho các bạn hiểu, không hùa theo số đông…

c. Giải thích cho các bạn hiểu việc Trang hay phê bình là muốn tốt cho các bạn…

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Starter Unit: Language focus Soạn Anh 8 Chân trời sáng tạo trang 9

Giáo án GDCD 9 Bài 2 Tự chủ

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

– Khái niệm tính tự chủ, biểu hiện của tính tự chủ đối với cuộc sống.

– Cách rèn luyện và ý nghĩa của tự chủ đối với cuộc sống của mỗi người.

– Phân biệt được hành vi đúng , hành vi sai của tính tự chủ.

– Nhận xét đánh giá mọi hành vi của mình và của người khác.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

– Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện một cách đúng đắn những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống.

– Năng lực phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện.

– Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa tự chủ

– Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa tính tự chủ.

3. Về phẩm chất:

– Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân, luôn chủ động, có lập trường, chính kiến.

– Trách nhiệm: thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tiếp tay cho kẻ xấu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu lớp 7: Phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình trong Phò giá về kinh Những bài văn hay lớp 7

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 9, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

……………..

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án môn Giáo dục công dân 9 năm 2023 – 2024 Kế hoạch bài dạy lớp 9 môn GDCD của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *