Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Âm nhạc 3 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Âm nhạc lớp 3 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Âm nhạc 3 Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Cánh diều của mình.

Giáo án Âm nhạc 3 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 3. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Âm nhạc Cánh diều:

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc lớp 3 sách Cánh diều

Nhịp điệu vui

I. MỤC TIÊU:

Sau chủ đề, học sinh sẽ:

  • Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
  • Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.
  • Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, theo kí hiệu bàn tay.
  • Chơi nhạc cụ (Ma-ra-cát, động tác cơ thể) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được nhịp độ ổn định, đệm cho bài hát Nhịp điệu vui.
  • Thực hiện đúng một số hoạt động Vận dụng.
  • Biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

* Chuẩn bị của GV

  • Đàn phím điện tử
  • Tập chơi đàn và hát thuần thục bài Nhịp điệu vui.
  • Tập một số động tác vận động cho bài hát Nhịp điệu vui và bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.
  • Video clip bài hát bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.
  • Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La.
  • Thể hiệu đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ và vận động cơ thể.
  • Thực hành các hoạt động Vận dụng.

* Chuẩn bị của HS: Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1

1. Hát: Nhịp điệu vui

2

1. Ôn tập bài hát: Nhịp điệu vui

2. Nghe nhạc: Hành khúc Ra-đét-ky

3

1. Đọc nhạc: Bài 1

2. Vận dụng: Chuyền bóng hoặc đồ vật theo tiếng đàn

4

1. Nhạc cụ

2. Vận dụng Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Âm nhạc lớp 3

Chủ đề 1: Niềm vui

Tiết 1

Hát: Nhịp điệu vui

Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: ……..

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển năng lực âm nhạc

  • Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.

2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

  • Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)
  • Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc qua, đem lại niềm vui cho mọi người.
Tham khảo thêm:   Quyết định 1401/QĐ-TCT Quy trình quản lý nợ thuế

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

  • Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).

2. Học sinh:

  • SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút)

*. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học

*. Cách tiến hành:

– GV trình chiếu bức tranh và nêu một số câu hỏi:

– GV yêu cầu học sinh nói tên những nhạc cụ có trong tranh

– GV bổ sung nhạc cụ các em chưa biết xanh-ban (cymbals) do giáo viên sử dụng và kèn hac-mo-ni-ca.

– GV giới thiệu tiết học qua nội dung bức tranh

Hoạt động cả lớp

– HS khám phá tranh và kể tên những nhạc cụ mà em biết.

Trả lời một số câu hỏi: Cô giáo và các bạn trong bức tranh đang làm gì?

Trong bức tranh có mấy loại nhạc cụ?

– HS nhận nêu một số nhạc cụ các em đã biết: trai-en-gô, xy-lo-phôn, trống, tem-bơ-rin.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25-27 phút)

Hát Nhịp điệu vui

*. Mục tiêu:-Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.

*.Cách tiến hành:

– Giới thiệu tên và xuất xứ bài hát

– Hướng dẫn HS đọc lời ca

– GV mở băng mẫu (hoặc hát mẫu)

– GV hướng dẫn HS khởi động giọng

– Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)

Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về cao độ, trường độ, nhịp, phách.

– Hướng dẫn HS ghép cả bài

* Hướng dẫn HS luyện tập thực hành

– Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.

– GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS

*Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Nhịp điệu vui.

HS biết bài hát được đặt lời Việt từ bài hát Tynom tanom (Dân ca Séc). Nhịp điệu vui là một bài hát vui chơi để mọi người vừa hát vừa vận động.

– Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

+ Cả lớp đọc đồng thanh vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca .

– Lắng nghe vừa vận động cơ thể vừa biểu lộ cảm xúc.

– Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV

– HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)

– HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân,tổ,nhóm.

* Hoạt động cả lớp: HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

Hoạt động cả lớp

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

+ Hát gõ đệm theo nhịp kết hợp với nhạc đệm.

– Luyện theo hướng dẫn của GV

+ Tổ 1 hát

+ Tổ 2,3 đệm và ngược lại

* Hoạt động cả lớp: HS trình diễn trước lớp (1 HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: ( 4-5 phút)

*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (biếtthể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người..)

* Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học

– GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học

– Dặn các em về nhà Hát cho người thân nghe

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực để đem lại niềm vui cho mọi người

– HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi và vận động theo nhạc.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code D-Men

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chủ đề 2: Niềm vui

Tiết 2

Ôn tập bài hát: Nhịp điệu vui

Nghe nhạc: Hành khúc Ra-đét-ky

Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: …/09/…..

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển năng lực âm nhạc

  • Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức nối tiếp và hòa giọng
  • Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.
  • Biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

  • Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát, nghe nhạc).
  • Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

  • Video clip bài hát Cháu hát về đảo xa.
  • Chơi đàn và hát thuần thục bài Quốc ca Việt Nam.
  • Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).

2. Học sinh:

  • SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ Khởi động (3 phút)

Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

Cách tiến hành:

– GV mở File âm thanh bài hát Tổ quốc Viêt Nam

Hoạt động cả lớp

HS nhảy dân vũ theo nhạc bài hát Tổ quốc Việt Nam

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Nhịp điệu vui (16 phút)

Mục tiêu: – Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

Cách tiến hành:

* Hướng dẫn HS luyện tập thực hành

– GV mở File âm thanh bài hát Nhịp điệu vui hoặc đệm hát cho HS nghe lại bài hát.

– GV hướng dẫn Ôn tập bài hát Nhịp điệu vui

– Hướng dẫn hát nối tiếp và hòa giọng

– Gv nhận xét biểu dương.

+ Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa ( GV có thể cho HS tự sáng tạo các động tác sau đó GV bổ sung).

– GV cho HS lên biểu diễn trước lớp

– GV nhận xét tuyên dương

– GV lấy động tác nhóm biêu diễn đẹp cho cả lớp cùng vận động theo nhạc đệm

– GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS

*Hoạt động cả lớp: Học ôn tập bài hát Nhịp điệu vui

– HS nghe lại bài hát đồng thời vỗ tay hoặc vận động theo bài hát.

– Thực hiện theo hướng dẫn của GV.

– HS ôn tập bài hát tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.

– Biết cách hát nối tiếp và hòa giọng

Âm nhạc 3

HS thực hiện 2 – 3 lần

HS xung phong sáng tạo động tác vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

– Các nhóm lên biểu diễn bài hát theo các động tác của nhóm mình.

– Nhận xét các nhóm.

*Hoạt động cả lớp

– HS hát kết hợp vận động theo nhạc đệm.

Hoạt động 2: Nghe nhạc: Hành khúc Ra-đét-ly (16 phút)

Mục tiêu: – Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.

Cách tiến hành:

Nghe nhạc

– GV giới thiệu tên và xuất xứ của bản nhạc

Tìm hiểu bài hát

GV cho HS nghe bản nhạc (lần 1)

GV cho HS nghe bản nhạc (lần 2)

Hoạt động cả lớp

HS nghe giới thiệu về bản nhạc: Hành khúc Ra-đét-ky do nhạc sỹ người Áo Jonhann Strauss I sáng tác.

– HS nghe bản nhạc và trả lời một số câu hỏi.

Nhịp độ bản nhạc nhanh hay chậm?
Bản nhạc do một nhạc cụ hay nhiều nhạc cụ trình diễn?

Bản nhạc phù hợp với hoạt động nào?

– HS vừa nghe nhạc lần 2 vừa kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của bài hát.

Âm nhạc 3

3: Hoạt động ứng dụng (2 phút)

Nên nội dung cảu bài học hôm nay?

– Khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực,hát hay biết biểu diễn bài hát, nghe nhạc và vận động tốt động viên các em còn nhút nhát cần cố gắng hơn.

– Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và chuẩn bị bài sau

Hoạt động cả lớp

– Trả lời

– Rút kinh nghiệm để bản thân thực hiện ngày một tốt hơn

Tham khảo thêm:   Nghị định số 94/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Âm nhạc lớp 3 sách Cánh diều (Cả năm)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Âm nhạc 3 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Âm nhạc lớp 3 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *