Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Giáo dục thể chất 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn GDTC 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Giáo dục thể chất 2 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất 2 CTST của mình.

Giáo án GDTC 2 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Giáo dục thể chất 2 Chân trời sáng tạo.

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất 2 sách Chân trời sáng tạo

Bài 1: CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC, HÀNG NGANG THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN
(tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

  • Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
  • Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang thành đội hình vòng tròn trong sách giáo khoa.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

  • NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
  • NL vận động cơ bản: Thực hiện được cách chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang thành đội hình vòng tròn.
  • Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được cách chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang thành đội hình vòng tròn.

3. Địa điểm – phương tiện

– Địa điểm: Sân trường

– Phương tiện:

  • Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
  • Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

  • Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
  • Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm.

IV. Tiến trình dạy học

Nội dung

Lượng VĐ

Phương pháp, tổ chức và yêu cầu

T. gian

S. lần

Hoạt động GV

Hoạt động HS

I. Phần mở đầu

Nhận lớp

Khởi động

– Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,…

– Trò chơi “bịt mắt bắt dê”

Giáo dục thể chất 2

II. Phần cơ bản:

– Kiến thức.

– Biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai hàng dọc và ngược lại.

Giáo dục thể chất 2

Luyện tập

Tập đồng loạt

Tập theo tổ nhóm

Tập theo cặp đôi

Thi đua giữa các tổ

– Trò chơi “rồng rắn lên mây”.

Giáo dục thể chất 2

– Bài tập PT thể lực:

– Vận dụng:

III. Kết thúc

– Thả lỏng cơ toàn thân.

– Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà

– Xuống lớp

5 – 7’

2-3’

16-18’

3-5’

4- 5’

2x8N

2 lần

2 lần

3 lần

3 lần

1 lần

2 lần

Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

– GV HD học sinh khởi động.

– GV hướng dẫn chơi

Cho HS quan sát tranh

GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.

Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu

Cho 1 tổ lên thực hiện cách chuyển đội hình.

GV cùng HS nhận xét, đánh giá tuyên dương

– GV hô – HS tập theo GV.

– Gv quan sát, sửa sai cho HS.

– Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

– Tiếp tục quan sát, nhắc nhở và sửa sai cho HS

– GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

– GV và HS nhận xét đánh giá tuyên dương.

– GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.

– Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật

– Cho HS chạy XP cao 20m

– Yêu cầu HS quan sát tranh trong sách trả lời câu hỏi?

– GV hướng dẫn

– Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

– VN ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

Đội hình nhận lớp

Giáo dục thể chất 2

– HS khởi động theo GV.

– HS Chơi trò chơi.

– Đội hình HS quan sát tranh

Giáo dục thể chất 2

HS quan sát GV làm mẫu

HS tiếp tục quan sát

– Đội hình tập luyện đồng loạt.

Giáo dục thể chất 2

ĐH tập luyện theo tổ

Giáo dục thể chất 2

– Từng tổ lên thi đua – trình diễn

– Chơi theo đội hình hàng dọc

Giáo dục thể chất 2

HS chạy kết hợp đi lại hít thở

– HS trả lời

– HS thực hiện thả lỏng

– ĐH kết thúc

Giáo dục thể chất 2

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống của con người Việt Nam 3 đoạn văn mẫu lớp 6

….

BÀI 3: GIẬM CHÂN TẠI CHỖ, ĐỨNG LẠI

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết và thực hiện được động tác giậm chân tại chỗ, đứng lại.
  • Có ý thức lỉ luật, biết giúp đỡ bạn bè trong tập luyện.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự giác trong quá trình tập luyện và tham gia trò chơi vận động rèn luyện đội hình đội ngũ.
  • Thực hiện các yêu cầu của giáo viên đưa ra trong buổi học.

Năng lực chuyên biệt:

  • Biết và thực hiện được động tác giậm chân tại chỗ, đứng lại.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, ham học đối với kiến thức mới về đội hình đội ngũ. Nhân ái, biết giúp đỡ bạn bè khi thực hiện các hoạt động tập luyện trên lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Sân bãi sạch sẽ, không ẩm ướt hay trơn trượt.
  • Đồng hồ bấm giờ, còi.
  • Cọc chỉ dẫn, phấn.

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu; đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: Xoay các khớp. Chạy tại chỗ kết hợp vỗ tay theo nhịp.

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện:

  • Xếp thành hàng ngang để thực hiện động tác xoay các khớp (Xoay cổ, xoay khuỷu tay, xoay vai, xoay cánh tay, xoay hông, xoay gối, xoay cổ tay cổ chân) theo nhịp đếm.
  • HS chạy tại chỗ kết hợp vỗ tay theo nhịp 1-2, 1-2

HS chơi trò chơi hỗ trợ khởi động: Đi nhanh – đi chậm. GV phổ biến luật chơi: GV cho HS đi theo vòng tròn kết hợp vỗ tay theo nhịp. Nếu GV vỗ tay nhanh thì HS bước đi nhanh, vỗ tay chậm thì HS bước chậm (vừa đi vừa vỗ tay). GV thay đổi nhịp vỗ tay thường xuyên để tăng độ khó của trò chơi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Giậm chân tại chỗ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết thực hiện động tác giậm chân tại chỗ

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hô khẩu lệnh:

+ Nghiêm.

+ Giậm chân…giậm.

– GV hướng dẫn HS động tác giậm chân tại chỗ.

– GV làm mẫu động tác 2-3 lần để HS có thể nắm vững toàn bộ động tác.

Lần 1: Thực hiện mẫu toàn động tác để học sinh có thể quan sát, nắm được hình ảnh khái quát ban đầu của động tác.

Lần 2: Thực hiện động tác kết hợp miêu tả, giải thích các bước tiến hành. Chú ý nhấn mạnh các lỗi sai mà học sinh có thể mắc phải khi thực hiện động tác (vị trí tay và chân tại các nhịp,…).

Lần 3: Thực hiện lại để học sinh có thể nắm vững toàn bộ động tác. Giáo viên có thể mời một học sinh bất kì lên thực hiện để cả lớp quan sát và nhận xét.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS theo dõi, thực hiện theo động tác của GV.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 HS bất kì thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét.

– GV quan sát, nhấn mạnh lỗi sai (nếu HS tập chưa đúng).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ HS co gối quá cao, hai tay đánh không đúng (tay co ngang trước ngực cùng phía với chân đang co gối) và đầu hơi cúi.

+ HS thực hiện sai nhịp khi giậm chân và đứng lại. HS cần thực hiện chậm, sau đó mới nhanh dần.

1. Giậm chân tại chỗ

Mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, thân người thẳng, thực hiện động tác lặp lại theo nhịp 1 – 2.

+ Nhịp 1: Nâng đùi trái lên cao, bàn chân cách mặt đất 10 – 15 cm, đồng thời tay trái đánh thẳng ra sau, tay phải gập trước ngực. Tiếp theo, cùng một lúc giậm chân trái xuống đất (đúng vào nhịp 1), nâng đùi phải lên cao, tay phải đánh thẳng ra sau, tay trái gập trước ngực.

+ Nhịp 2: Tiếp theo nhịp 1, chân phải giậm xuống đất (đúng vào nhịp 2), nâng đùi trái lên cao, tay trái đánh thẳng ra sau, tay phải gập trước ngực.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tập huấn sách giáo khoa lớp 8 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024

Hoạt động 2: Đứng lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết thực hiện động tác đứng lại

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Khẩu lệnh: “Đứng lại…… Đứng!”

– GV hướng dẫn HS thực hiện động tác

– GV làm mẫu động tác 2-3 lần để HS có thể nắm vững toàn bộ động tác.

Lần 1: Thực hiện mẫu toàn động tác để học sinh có thể quan sát, nắm được hình ảnh khái quát ban đầu của động tác.

Lần 2: Thực hiện động tác kết hợp miêu tả, giải thích các bước tiến hành. Chú ý nhấn mạnh các lỗi sai mà học sinh có thể mắc phải khi thực hiện động tác (vị trí tay và chân tại các nhịp,…).

Lần 3: Thực hiện lại để học sinh có thể nắm vững toàn bộ động tác. Giáo viên có thể mời một học sinh bất kì lên thực hiện để cả lớp quan sát và nhận xét

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát, thực hiện động tác theo giáo viên.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 HS bất kì thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét.

– GV quan sát, nhấn mạnh lỗi sai (nếu HS tập chưa đúng).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ Khi đứng lại, cơ thể HS thường lao về phía trước hoặc đi quá bước quy định. HS xác định nhịp bước chân khi dừng lại và cần tập nhiều lần.

2. Đứng lại

+ Dự lệnh “Đứng lại…” khi bàn chân phải chạm đất, chân trái tiếp tục nâng lên để thực hiện nhịp 1.

+ Động lệnh “Đứng!” (vào thời điểm bàn chân phải chạm đất) ở nhịp tiếp theo thì chân trái giậm thêm một nhịp rồi đưa chân phải về thành tư thế đứng nghiêm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Tham khảo thêm:   Quyết định số 16/2008/QĐ-BYT Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được luyện tập đồng loạt theo nhóm và luyện tập cá nhân cặp đôi; chơi trò rèn luyện đội hình đội ngũ.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS tập hợp thành 3 – 4 hàng ngang, thực hiện động tác giậm chân tại chỗ theo nhịp đếm.

– GV đếm nhịp và thực hiện động tác để HS thực hiện theo (đếm chậm và nhắc HS chú ý các lỗi sai).

– GV đếm để cả lớp tự thực hiện hoặc chỉ định một học sinh (lớp trưởng, cán sự bộ môn) đếm để các bạn thực hiện theo (GV quan sát và sửa sai cho từng HS).

– GV chia lớp thành các nhóm từ 8 – 10 HS, lần lượt HS thay phiên điều khiển nhóm thực hiện động tác được học.

– GV quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh động tác cho từng nhóm khi cần thiết.

– GV cho HS tự tập theo hình thức cặp đôi.

– GV cho HS chơi trò Đi trên vạch.

– GV phổ biến luật chơi: GV cho HS xếp thành các nhóm hai người đứng thẳng hàng sau vạch xuất phát, HS đằng sau đặt hai tay trên vai bạn phía trước. Khi có hiệu lệnh, từng cặp thực hiện động tác đi trên hai vạch kẻ sẵn (khoảng cách giữa hai vạch từ 10 – 20 cm) tới đích cách vạch xuất phát 5 – 7 m. Nhóm nào tới vạch đích sớm nhất là nhóm chiến thắng.

– GV căn cứ khả năng của HS mà tăng hoặc giảm khoảng cách đoạn đường thực hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu của GV.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thực hiện luyện tập và chơi trò chơi theo yêu cầu của GV.

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Luyện tập

a. Luyện tập đồng loạt – theo nhóm; cá nhân – cặp đôi

Luyện tập đồng loạt

– HS tập hợp thành 3-4 hàng ngang.

– HS chú ý quan sát GV thực hiện động tác.

– HS thực hiện theo khẩu lệnh của người đếm.

Luyện tập theo nhóm

Các nhóm thực hiện động tác theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

Luyện tập cá nhân – cặp đôi

HS quan sát bạn bè cùng tập, tự điều chỉnh động tác của bản thân, nhận xét động tác của bạn tập cùng.

b. Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ

HS xếp thành các nhóm và thực hiện trò chơi.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv yêu cầu HS quan sát hình 1,2 sgk trang 19 và trả lời câu hỏi: Hình nào thể hiện đúng động tác giậm chân tại chỗ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu của GV. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện HS trả lời.

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

3. Vận dụng

Hình thể hiện đúng động tác giậm chân tại chỗ: hình 1.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án GDTC 2 cả năm!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục thể chất 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn GDTC 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *