Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức lớp 2 KNTT của mình.

Giáo án Đạo đức 2 KNTT cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Đạo đức 2 Kết nối tri thức:

Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1: QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 1: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

  • HS nêu được địa chỉ quê hương của mình
  • Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
  • Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, bài hát Quê hương tươi đẹp(nhạc: dân ca Nùng, lời Anh Hoàng)
  • HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra

GV kiểm tra sách vở, chuẩn bị của HS cho tiết học

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

– Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Quê hương tươi đẹp

GV: Bài hát nói về điều gì?

– Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2.2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Giới thiệu địa chỉ quê hương

– GV cho HS quan sát tranh sgk tr.5, tổ chức thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:

– Các bạn trong tranh đang làm gì?

– Địa chỉ quê hương của các bạn ở đâu?

– Mời một số HS trả lời trước lớp

– GV yêu cầu HS giới thiệu về địa chỉ quê hương của em

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn bạn bè”. GV chia HS thành các nhóm, đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau và giới thiệu về địa chỉ quê hương của mình.

– GV kết luận: Ai cũng có quê hương, đó là nơi em được sinh ra và lớn lên. Các em cần biết và nhớ địa chỉ quê hương mình.

GV mở rộng thêm cho HS biết về quê nội và quê ngoại

*Hoạt động 2: Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương em

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát tranh trong sgk trang 6,7, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Các bức tranh vẽ cảnh gì?

+ Nêu nhận xét của em khi quan sát bức tranh đó.

– Tổ chức cho HS chia sẻ.

– GV yêu cầu HS giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em

– GV cho HS hoạt động nhóm: Chia sẻ với các bạn trong nhóm những tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp quê hương

GV theo dõi, hỗ trợ HS

– GV gọi HS đại diện trả lời.

– Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

– GV nhận xét, kết luận: Mỗi người được sinh ra ở những vùng quê khác nhau, mỗi vùng quê đều có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Các em cần tìm hiểu, yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương mình.

*Hoạt động 3: Khám phá vẻ đẹp con người quê hương em

– GV yêu cầu quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:

+ Người dân quê hương Nam như thế nào?

– Làm việc nhóm: Hãy giới thiệu về con người quê hương em?

– GV theo dõi, hỗ trợ HS

– Gọi HS trả lời

– GV kết luận: Con người ở mỗi vùng quê đều có những vẻ đẹp riêng, em cần tự hào và trân trọng vẻ đẹp của con người quê hương mình.

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

– Nhận xét giờ học.

Cả lớp thực hiện theo yêu cầu

– Cả lớp hát

– HS chia sẻ.

– HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:

– 2-3 HS trả lời.

– HS lắng nghe.

– Lần lượt HS giới thiệu trước lớp

– Các nhóm HS tham gia trò chơi, giới thiệu về quê hương của mình

– HS lắng nghe

– HS làm việc cá nhân, quan sát tranh và trả lời:

Tranh 1: hình ảnh cao nguyên đá hùng vĩ.

Tranh 2: biển rộng mênh mông.

Tranh 3: sông nước êm đềm, nên thơ.

Tranh 4: ruộng đồng bát ngát.

Tranh 5: nhà cao tầng, xe cộ tấp nập.

Tranh 6: hải đảo rộng lớn.

– 3- 4 HS chia sẻ trước lớp

– HS lắng nghe.

Thảo luận nhóm, lựa chọn tranh ảnh đẹp, cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

– 2,3 HS trả lời

– Cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét về cách giới thiệu cảnh đẹp quê hương của các bạn, bình chọn cách giới thiệu của cá nhân hoặc của nhóm hay nhất.

– HS chia sẻ.

HS quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:

– Người dân quê hương Nam: luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, hiếu học, cần cù và thân thiện.

– Giới thiệu về con người quê hương em (tùy từng vùng miền, địa phương, HS giới thiệu nét đặc trưng, nổi bật của con người quê hương mình).

– Các nhóm thảo luận, tìm ra vẻ đẹp con người của quê hương mình( chú ý vẻ đẹp trong lao động)

– HS trả lời, các bạn khác lắng nghe, nhận xét

– Đại diện nhóm trình bày trước lớp

– Cả lớp theo dõi nhận xét, đánh giá

Tham khảo thêm:   Quyết định 499/2013/QĐ-TTg Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

BÀI 1: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

  • Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
  • Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
  • HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

– Quê hương em ở đâu, giới thiệu về địa chỉ quê hương của em?

– Nhận xét, tuyên dương HS.

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Luyện tập:

*Bài 1: Cùng bạn giới thiệu vẻ đẹp quê hương em

– GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm: Em cùng bạn giới thiệu về vẻ đẹp quê hương em theo gợi ý:

Quê em ở đâu?

Quê em có cảnh đẹp gì?

Con người quê hương em như thế n ào?

– GV chốt câu trả lời.

– Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn

– GV trình chiếu tranh BT2

– YC HS quan sát 2 bức tranh , em sẽ khuyên bạn điều gì?

– YCHS thảo luận nhóm 4 đưa ra lời khuyên phù hợp

– Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai trước lớp

– GV khen ngợi các bạn HS tự tin tham gia đóng vai và những bạn đưa ra lời khuyên phù hợp.

– Nhận xét, tuyên dương.

3.Vận dụng:

*Yêu cầu 1: + Sưu tầm tranh ảnh về vẻ đẹp thiên nhiên, con người quê hương em.

GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm

*Yêu cầu 2: Vẽ một bức tranh theo chủ đề “Vẻ đẹp quê hương em”.

– GV định hướng cách vẽ cho HS và yêu cầu HS về nhà vẽ

*Thông điệp:

– Gọi HS đọc thông điệp trong sgk cho cả lớp nghe

– Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống.

4. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

– Nhận xét giờ học

2-3 HS nêu.

HS thực hiện trong nhóm, ví dụ:

Chào các bạn, mình tên là A, rất vui mừng được giới thiệu với các bạn quê hương mình. Quê hương mình là xã …… , huyện ….tỉnh ……. Quê mình có biển rộng mênh mông, có cánh đồng muối trắng. Người dân quê mình cần cù, thật thà, thân thiện…

– Cả lớp nghe và nhận xét

HS quan sát, thảo luận, đưa ra lời khuyên phù hợp (có nhiều lời khuyên khác nhau), ví dụ:

– Tranh 1:

+ Khuyên bạn cần nhớ địa chỉ quê hương, khi đi đâu còn biết lối về.

+ Khuyên bạn hỏi bố mẹ địa chỉ quê hương và ghi nhớ.

– Tranh 2:

+ Khuyên bạn miền quê nào cũng có cảnh đẹp, đó là những gì gần gũi, thân thuộc với mình.

+ Khuyên bạn quê nào cũng đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui từ gia đình, hàng xóm, bạn bè, thầy, cô giáo…. Nếu quan sát, khám phá và yêu quê, bạn sẽ thấy quê đẹp và rất vui.

– Các nhóm thực hiện.

HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ

2-3 HS đọc

Chia sẻ bài học

Tham khảo thêm:   Thông tư số 87/2012/TT-BTC ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ Nhà nước đối với vật liệu nổ công nghiệp - thuốc nổ Pentrit

BÀI 2: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

  • HS biết được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương của Lan.
  • Nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương phù hợp với lứa tuổi.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
  • Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
  • HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

– Nêu địa chỉ quê hương em?

– Nhận xét, tuyên dương HS.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

– Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Màu xanh quê hương.

– Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát?

– Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2.2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện Tình quê.

– GV cho HS quan sát tranh sgk tr.9-10, tổ chức thảo luận nhóm 4, YC HS kể chuyện theo tranh.

– Mời đại diện nhóm chia sẻ câu chuyện.

– GV hỏi: Lan đã thể hiện tình yêu quê hương như thế nào?

– GV chốt: Lan đã thể hiện tình yêu quê hương qua các việc làm: gom quần áo cũ, sách vở, đồ chơi để tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn; đi thắp hương ở nhà thờ tổ, bạn luôn phấn đấu học giỏi, quan tâm, gọi điện hỏi han ông bà, …

*Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương.

– GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.11, YC thảo luận nhóm đôi: Các bạn trong tranh đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?

– Tổ chức cho HS chia sẻ.

– Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?

– GV nhận xét, tuyên dương.

– GV chốt: Có rất nhiều cách đẻ thiện hiện tình yêu quê hương như: yêu thương gia đình, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý bạn bè, trường lớp, biết ơn người có công với quê hương, đất nước; chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên,…

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

– Nhận xét giờ học.

2-3 HS nêu.

– HS thực hiện.

– HS chia sẻ.

– HS thảo luận nhóm 4 kể chuyện theo tranh.

– 2-3 HS chia sẻ.

– 2-3 HS trả lời.

– HS lắng nghe.

– HS thảo luận theo cặp.

– HS chia sẻ.

Tranh 1: Nhổ tóc sâu cho bà, hát cho ông bà, bố mẹ nghe.

Tranh 2: Viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ.

Tranh 3: Nói về quê hương qua bức tranh.

Tranh 4: Dọn dẹp vệ sinh.

Tranh 5: Thăm viện bảo tàng.

Tranh 6: Viết thư cho ông bà.

– 3-4 HS trả lời.

– HS lắng nghe.

– HS chia sẻ.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Đăk Nông năm 2010 - 2011 môn Tiếng Anh (chuyên) - Có đáp án Sở GD&ĐT Đăk Nông

….

>> Giáo án Đạo đức lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) rất dài, mời bạn tải file về để xem đầy đủ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *