Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (9 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 2 KNTT (Cả năm) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó,giúp thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 2 theo chương trình mới.

Giáo án điện tử lớp 2 Kết nối tri thức gồm 9 môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giáo án Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt

  • Nhận biết đọc cấu tạo thập phân của số, phân tích số (viết dạng 42=40+2)
  • Đọc viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100
  • Nhận biết được số chục, số đơn vị của số có 2 chữ số, ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục

2. Năng lực

– Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực phán đoán, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp

– Năng lực riêng:

  • Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ… HS nếu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
  • Thông qua hoạt động ước lượng số đó vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rồi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học

3. Phẩm chất

  • Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán
  • Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • Bộ đồ dùng Toán học 2
  • Có thể phóng to hình ở bài tập 1 (trang 8, SGk Toán 2 tập 1) để HS dễ quan sát, ước lượng

2. Đối với học sinh: vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

– GV trình bày vấn đề: Ở lớp 1 các em đã làm quen với cách đọc và viết số có hai chữ số. Ngày hôm nay cô trò chúng ta cùng ôn tập lại kiến thức này qua một số bài tập.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Tiết 1

1. Hoạt động 1: Luyện tập 1

a. Mục tiêu: Ôn tập củng cố cách đọc, viết các số có hai chữ số theo phân tích, cấu tạo số. Đồng thời, bổ sung khái niệm ban đầu về số và chữ số, nhận biết số chục, số đơn vị của số có hai chữ số.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

b. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu học sinh chú ‎y sgk

* BT1:

+ Yêu cầu HS nêu, viết được các số hoặc cách đọc số vào các ô có dấu * (đọc, viết số có hai chữ số dựa vào phân tích, cấu tạo số theo chục và đơn vị).

+ GV có thể thêm, bớt số bó chục que tính, số que tính lẻ để HS đọc, viết được các số tương ứng

* BT2:

+ Yêu cầu HS tự tìm được số có hai chữ số khi biết số chục và số đơn vị của số đó.

* BT3:

+ Yêu cầu HS nêu, viết số hoặc cách đọc số vào ô có dấu “2” (dựa vào cấu tạo tháp phần của số đó).

+ GV có thể thay đổi các số chục, số đơn vị để HS thực hiện viết, đọc số tương tự.

* BT4:

Yêu cầu HS quan sát các số, so sánh các số, từ đó trả lời được các câu hỏi của bài toán.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

+ Kết thúc tiết học GV cho HS củng cố bài học (như yêu cầu đã nêu ở đâu tiết học).

* BT1:

Chục Đơn vị Viết số Đọc số
3 4 34 Ba mươi tư
5 1 51 Năm mươi mốt
4 6 46 Bốn mươi sáu
5 5 55 Năm mươi lăm

* BT2:

Nối 66 với “6 chục và 6 đơn vị”,

Nối 70 với “7 chục và 0 đơn vị”;

Nối 48 với “4 chục và 8 đơn vị.

* BT3:

Số gồm Viết số Đọc số
5 chục và 7 đơn vị 57 Năm mươi bảy
7 chục và 5 đơn vị 75 Bảy mươi lăm
6 chục và 4 đơn vị 64 Sáu mươi tư
9 chục và 1 đơn vị 91 Chín mươi mốt

* BT4:

Chẳng hạn:

a) Những bông hoa ghi số lớn hơn 60 là các bông hoa ghi số 69 và 89:

b) Những bông hoa ghi so bé Hơn 50 là các bông hoa ghi số 29 và 49;

c) Những bông hoa ghi số vừa lớn hơn 50 vừa bé hơn 60 là các bông hoa ghi số 51 và 58

Kết quả:

a) 89, 69

b) 49, 29;

c) 51,58

Tiết 2

2. Hoạt động 2: Luyện tập 2

a. Mục tiêu: HS nhận biết, phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị, viết được số có hai chữ số dạng: 35 = 30 + 5 và củng cố về thứ tự, so sánh số có hai chữ số

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Tùy vào từng bài mà GV tổ chức các hoạt động nhóm, lên bảng hoặc tổ chức trò chơi

* BT1:

+ GV cần lấy ví dụ trước để học sinh hiểu

+ Chia lớp thành các nhóm, thi về thời gian và kết quả

+ Đại diện HS làm bt (trình bày giống mô hình sgk)

* BT2:

+ HS làm bt cá nhân

+ GV khai thác thêm: Tìm số lớn nhất, số bé nhất

* BT3:

+ GV yêu cầu hs nhận biết số chục và đơn vị

+ HS nêu đáp án lên bảng

* BT4:

+ GV hỏi hs cách làm

+ HS giải thích vì sao có đáp án đó

+ GV khai thác thêm: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số vừa lập được

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

BT1:

67 = 60 + 7

59 = 50 + 9

55 = 50 + 5

BT2:

1. 14 < 15 < 19 < 22

2. 22 > 19 > 15 > 14

BT3:

Số Số chục Số đơn vị
35 3 5
53 5 3
47 4 7
80 8 0
66 6 6

BT4:

37, 35, 53, 73, 75, 57

Tiết 3

3. Hoạt động 3: Luyện tập 3

a. Mục tiêu: Cho HS làm quen với ước lượng theo nhóm chục, ôn tập, củng cố về phân tích số và bảng số từ 1 đến 100

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* BT1:

+ GV cho HS làm quen với ước lượng theo nhóm chục, ôn tập củng cố về phân tích số và bảng số từ 1 đến 100

+ HS quan sát viên bi xếp không theo thứ tự nào, rồi thử ước lượng viên bi có mấy chục viên, sau đó đếm chính xác số viên bi

+ GV gợi ý cách đếm viên bi: đếm từng viên, đếm theo chục (10 viên)

* BT2:

+ HS ước lượng sau đó đếm chính xác số cà chua trong hình

+ HS làm tương tự như bài 1

* BT3:

– Yêu cầu từ cấu tạo số và phân tích số, HS tự viết được số có hai chữ số thành tổng các chục và đơn vị

* BT4:

– Ở câu a, yêu cầu HS quan sát các số ở mỗi miếng bìa A, B, C, D và các số viết ở mỗi vị trí bị trống trong bảng rồi tìm cách lập các miếng bìa vào vị trí thích hợp trong bảng (theo các màu ở mỗi ô trống tương ứng).

– Ở câu b, yêu cầu HS tìm số lớn nhất trong bốn số ghi ở mỗi miếng bìa A, B, C, D rồi viết các số tìm được đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

– GV để HS tự tìm cách lắp ghép các miếng bìa A, B, C, D vào vị trí thích hợp trong bảng. – GV có thể hỏi HS vì sao chọn cách đó.

– GV có thể đưa ra một cách hợp lí nào đó, chẳng hạn: Có thể xuất phát từ mỗi vị trí ở ô trống trong bảng để tìm ra một miếng ghép thích hợp A, B, C, D tương ứng.

– Tuỳ điều kiện phù hợp với đối tượng HS. GV có thể khai thác để củng cố kiến thức về bằng các số từ 1 đến 100 (liên quan đến bổ sung về số và chữ số). Chẳng hạn: “Trong bảng: Những số nào có hai chữ số giống nhau Số nào lớn nhất? Số nào bé nhất Số lớn nhất có một chữ số là số nào? Số bé nhất có một chữ số là số nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

BT1:

· Em ước lượng khoảng 35 viên

· Em đếm được 38 viên

BT2:

· Em ước lượng khoảng 40 quả

· Em đếm được 42 quả

BT3:

– 45 gồm 4 chục và 5 đơn vị, viết là 45 = 40 + 5

– 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị, viết là 63 = 60 + 3

* BT4:

A – tím

B – đỏ

C – xanh

D – vàng

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Sắp xếp dãy số sau: 12, 84, 47, 21, 15

  • Theo thứ tự từ nhỏ tới lớn?
  • Theo thứ tự từ lớn tới nhỏ?

Câu 2: Số?

Số Số chục Số đơn vị
46 ? ?
22 ? ?
71 ? ?
34 ? ?

Câu 3: Từ 3 số dưới đây, em hãy lập số có 2 chữ số. Sắp xếp dãy số đó theo thứ tự từ nhỏ tới lớn: 4 , 1 , 7

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Sắp xếp dãy số sau: 12, 84, 47, 21, 15

  • Theo thứ tự từ nhỏ tới lớn: 12 < 15 < 21 < 47 < 84
  • Theo thứ tự từ lớn tới nhỏ: 84 > 47 > 21 > 15 > 12

Câu 2: Số?

Số Số chục Số đơn vị
46 4 6
22 2 2
71 7 1
34 3 4

Câu 3: 14 < 17 < 41 < 47 < 71 < 74

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2
Tập đọc: Tôi là học sinh lớp 2

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

* Kiến thức, kĩ năng

1. a. Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Bước đầu

biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp.

b. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2. Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.

2. Biết viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ); viết câu ứng dụng Ánh nắng tràn ngập sân trường.

3. Nhận biết được các sự việc trong tranh minh hoạ về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ; nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.

  • Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
  • Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, …

Cách đọc – hiểu thể loại truyện tự sự. Chú ý cách đọc lời người kể chuyện theo ngôi thứ nhất và cách chuyển đổi giọng đọc lời nhân vật theo lời dẫn trực tiếp.

Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động của trẻ em trong kì nghỉ hè để HS tham khảo trong phần Nói và nghe.

Mẫu chữ viết hoa A.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, …

III. Các hoạt động dạy và học:

TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

2

8

10

5

4

2

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

– GV chiếu đoạn phim có hình ảnh lớp những ngày đầu đi học trên nền nhạc bài “Ngày đầu tiên đi học”.

+ Cảm xúc

của em ngày đầu đi học thế nào?

– GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, thấy được hình ảnh ngôi trường, cảnh HS nô đùa, cảnh phụ huynh dắt tay con đến trường.

– GV dẫn dắt: Năm nay các em đã lên lớp 2, là anh chị của các em học sinh lớp 1. Quang cảnh ngày khai trường, ngày đầu đến lớp đã trở nên quen thuộc với các em, không còn bỡ ngỡ như năm ngoái nữa. Đây là bài học trong chủ điểm Em lớn lên từng ngày mở đầu môn Tiếng Việt học kì 1, lớp 2 sẽ giúp các em hiểu: mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là mỗi ngày em học được bao điều mới lạ để em lớn khôn.

– GV dẫn dắt vào bài đọc bằng cách cho HS trả lời một số câu hỏi gợi ý:

+ Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai giảng? (đồ dùng học tập, trang phục,…)

+ Em chuẩn bị một mình hay có ai giúp em?

+ Em cảm thấy như thế nào khi chuẩn bị cho ngày khai giảng?

– GV mời 2 – 3 HS nói về những việc mình đã chuẩn bị cho ngày khai giảng.

– GV nhận xét, chuyển ý giới thiệu bài.

GV giới thiệu về bài đọc: Các em ạ, có một câu chuyện kể về một bạn học sinh lớp 2 rất háo hức đón ngày khai trường. Chúng ta cùng nghe bạn kể lại nhé!

– GV ghi đề bài: Tôi là học sinh lớp 2.

– GV đọc mẫu toàn VB, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

– GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép.

– GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia làm mấy đoạn?

– GV cùng HS thống nhất.

– GV chia nhóm để HS thảo luận, cử đại diện đọc đoạn bất kì theo y/c của GV.

– GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

– GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

– GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

– GV đưa câu dài và hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng và luyện đọc.

– GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS.

– Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn.

– GV lắng nghe và sửa sai cho HS.

– GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.

– GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS.

– Em hãy nói câu có chứa từ ngữ háo hức.

– GV HD luyện đọc theo nhóm.

– GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

– GV tổ chức cho HS đọc thi đua.

– GV hướng dẫn HS nhập vai mình là nhân vật Nam, thể hiện giọng vui vẻ hào hứng.

– Gọi HS đọc toàn VB.

– GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

– GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

– GV tiếp nhận ý kiến.

– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

– HS xem và hát theo.

+ HS trả lời theo cảm nhận của mình.

– HS quan sát tranh minh hoạ.

– HS thảo luận nhóm 2.

+ Em đã cùng mẹ mua ba lô mới, đồng phục mới…

+ Em được mẹ chuẩn bị cho.

+ Em có cảm giác rất hồi hộp, phấn khởi,…

+ Em thấy vui và háo hức…

– Đại diện các nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

– HS lắng nghe.

– HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

– HS lắng nghe.

– Đọc lời của nhân vật với giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng.

– HS chia đoạn theo ý hiểu.

– Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

– Bài được chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “sớm nhất lớp”.

+ Đoạn 2: Từ “Tôi háo hức”… đến “cùng các bạn”.

+ Đoạn 3: phần còn lại.

– HS thảo luận, cử đại diện.

– HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

– HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+VD: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy.

– HS luyện đọc từ ngữ khó.vừa tìm (CN, nhóm, ĐT).

– HS luyện đọc câu dài.

VD: Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười/ ở trong sân.

+ Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái.

– 3 – 4 HS đọc câu.

– HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

– HS đọc nối tiếp đoạn (lượt 2-3).

– HS cùng GV nhận xét, đánh giá.

– HS lắng nghe, tự chỉnh sửa cho đúng.

– HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.

+ loáng (một cái): rất nhanh

+ níu: nắm lấy và kéo lại

+ lớn bổng: lớn nhanh và vượt hẳn lên

+ tủm tỉm: kiểu cười không mở miệng, chỉ cử động môi một cách kín đáo

+ háo hức: vui sướng nghĩ đến và nóng lòng chờ đợi một điều hay, vui sắp tới

+ ríu rít: từ diễn tả cảnh trẻ em tụ tập cười nói rộn ràng như bầy chim;

+ rụt rè: tỏ ra e dè, không mạnh dạn làm gì đó

VD: Em háo hức mong chờ ngày khai trường.

– Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).

– HS góp ý cho nhau.

– HS đọc thi đua giữa các nhóm

– 2HS nhập vai và đọc theo lời nhân vật.

– 1-2HS đọc toàn bài.

– HS nhận xét và đánh giá.

– HS nêu nội dung đã học.

– HS nêu cảm nhận sau tiết học.

– HS lắng nghe.

TIẾT 2: TÌM HIỂU BÀI

3

4

10

12

3

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

* Củng cố

-Học sinh vận động tại chỗ

– GV cho HS đọc lại toàn bài.

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi theo hình thức hoạt động nhóm.

+ GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trong nhóm để nêu câu trả lời.

– GV cho HS đọc lại đoạn 1 của bài.

Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng:

a. vùng dậy

b. muốn đến sớm nhất lớp

c. chuẩn bị rất nhanh

d. thấy mình lớn bổnglên

– GV và HS nhận xét.

– GV và HS thống nhất đáp án.

– GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng.

– Nếu HS trả lời câu hỏi nhanh, GV có thể mở rộng câu hỏi:

+ Em có cảm xúc gì khi đến trường vào ngày khai giảng?

– GV chốt ý, chuyển câu hỏi 2.

Câu 2. Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?

– GV tổ chức HS làm việc cả lớp.

– GV và HS thống nhất đáp án.

– GV và HS nhận xét.

Câu 3. Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2?

– GV nêu câu hỏi, HS tìm câu trả lời

+ GV và HS nhận xét thống nhất đáp án.

– GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ bản thân:

+ Các em thấy mình có gì khác so với khi các em vào lớp 1?

+ Các em thấy mình có gì khác so với các em lớp 1?

– GV cùng HS nhận xét đánh giá thi đua.

– GV cho HS đọc diễn cảm cả bài.

– GV lắng nghe và sửa chữa cho HS (nếu có).

GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.

Câu 1. Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?

a. ngạc nhiên b. háo hức c. rụt rè

– GV và HS thống nhất đáp án đúng (đáp án c).

Câu 2. Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.

– Tổ chức làm việc cả lớp:

+ GV mời 1 – 2 HS nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đi đến trường.

+ GV và cả lớp góp ý.

– GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/ nhóm.

+ GV động viên HS đưa ra các cách nói lời chào tạm biệt khác nhau.

+ GV khuyến khích HS mở rộng thêm các tình huống khác nhau để nói lời tạm biệt mẹ.

b. Nói lời chào thầy, cô giáo khi đến lớp.

– GV tổ chức làm việc cả lớp:

+ GV mời 2 HS đóng vai. 1 đóng vai thầy/ cô giáo, 1 đóng vai HS.

– GV và cả lớp góp ý.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

– GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

– GV tiếp nhận ý kiến.

– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS hát tập thể bài Đi học

– 1-2HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 2.

– HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

– 2 HS đọc lại đoạn 1.

– HS làm việc nhóm 4. 1HS đọc to từng câu hỏi, các bạn cùng nhau trao đổi và trả lời cho từng câu hỏi.

+ Đáp án: a, b, c

– Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.

– Cả nhóm thống nhất lựa chọn các đáp án.

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. (Một nhóm nêu câu hỏi, một nhóm trả lời và đổi lại).

– Nhóm khác nhận xét, đánh giá.

HS nêu theo cảm xúc thật của mình.

– 1 HS đọc câu hỏi 2.

– HS xác định yêu cầu bài.

– HS làm việc chung cả lớp.

– 1 HS đọc lại đoạn 2, lớp đọc thầm đoạn 2.

– Một số (2 – 3 HS trả lời câu hỏi).

+ Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đến trước bạn ấy.

– HS nhận xét, góp ý cho bạn

– 1HS đọc câu hỏi 2.

– HS xác định yêu cầu bài.

– HS làm việc chung cả lớp.

2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

+ Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên.

– HS nhận xét, góp ý cho bạn.

Gợi ý: Điểm khác biệt có thể là về tính cách của bản thân (tự tin, nhanh nhẹn hơn), học tập (đã biết đọc, biết viết/ đọc viết trôi chảy), quan hệ bạn bè (nhiều bạn bè hơn, biết tất cả các bạn trong lớp, có bạn thân trong lớp,…), tình cảm với thầy cô (yêu quý các thầy cô), tình cảm với trường lớp (biết tất cả các khu vực trong trường, nhớ vị trí các lớp học,…

– HS liên hệ bản thân.

– HS nhận xét, góp ý cho bạn.

– HS lắng nghe.

– 1-2 HS đọc lại cả bài.

– Cả lớp đọc thầm theo.

– HS làm việc theo nhóm 4.

– Từng HS nêu đáp án và lí do lựa chọn đáp án của mình.

– Đại diện nhóm nêu kết quả.

– HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

– 1 – 2 HS nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đi đến trường.

VD: Con chào mẹ, con đi học đấy ạ.

– HS làm việc theo cặp đôi.

+ Từng em đóng vai con để nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.

VD: Con chào mẹ ạ, con đi học chiều con về mẹ nhé…

VD: Chào tạm biệt mẹ đi công tác (Con chào mẹ ạ, mẹ sớm về với con mẹ nhé), chào tạm biệt mẹ để về quê với ông bà (Con chào mẹ, con sẽ gọi điện cho mẹ hằng ngày nhé),…)

– HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

– 2 HS đóng vai. 1 đóng vai thầy/ cô giáo, 1 đóng vai HS.

– HS nói lời chào với thầy, cô giáo khi đến lớp.

VD: Em chào thầy/cô ạ.

– HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

– HS nêu nội dung đã học.

– HS nêu cảm nhận sau tiết học.

– HS lắng nghe.

Tham khảo thêm:   20 video game mã nguồn mở hay nhất - Phần 1

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.
  • Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.
  • Nói được sự cần thiết của việc quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện được những việc làm thể hiện điều đó.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực riêng:

  • ·Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình yêu yêu gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Một số tranh, ảnh về gia đình.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, vở ghi
  • Một số tranh, ảnh về gia đình

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS giới thiệu các thành viên trong gia đình mình.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: HS giới thiệu ngắn gọn từng thành viên trong gia đình theo một số gợi ý: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.

– GV đặt vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau. Vậy các em có biết những tình huống thường gặp giữa các thế hệ trong gia đình với nhau như thế nào không? Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình mình? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài ngày hôm nay – Bài 1: Các thế hệ trong gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Giới thiệu các thành viên trong gia đình Hoa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các thành viên trong gia đình Hoa; chỉ và nói được các thành viên cùng thế hệ của gia đình Hoa.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1 sgk trang 6, hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Gia đình Hoa đang đi đâu?

Câu 2: Em hãy nêu các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét,

– GV khuyến khích và dẫn dắt nội dung kiến thức để từ đó HS dần hình thành khái niệm “Thế hệ”.

1. Những thành viên trong gia đình Hoa

Câu 1: Gia đình Hoa đang đi chơi công viên.

Câu 2: Các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi:

· Ông, bà

· Bố, mẹ

· Hoa và em trai Hoa.

Hoạt động 2: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các thành viên cùn thế hệ và số thế hệ cùng chung sống trong gia đình Hoa

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV gọi 1 HS đọc câu dẫn mục 2 phần Khám phá: “Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ”.

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 sgk trang 7, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Gia đình Hoa có mấy thế hệ?

Câu 2: Chỉ và nói các thành viên cùng thế hệ trong gia đình Hoa?

– Gv mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ xưng hô với nhau như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, thảo luận và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các cặp trình bày ý kiến, các cặp khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

+ Gia đình 2 thế hệ thường có bố, mẹ và con.

+ Gia đình 3 thế hệ thường có ông, bà, bố, mẹ và con.

2. Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống.

Câu 1: Gia đình Hoa có 3 thế hệ.

Câu 2: Các thành viên cùng thế hệ trong gia đình Hoa:

· Ông, bà

· Bố, mẹ

· Hoa và em trai Hoa.

– Nếu gia đình có 4 thế hệ, em sẽ gọi thế hệ thứ nhất là cụ.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được trong mỗi gia đình thường có các thế hệ khác nhau cùng chung sống và sắp xếp được thành viên từng thế hệ trong gia đình mình vào sơ đồ phù hợp.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Hướng dẫn HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình, sau đó HS viết, vẽ hoặc dán ảnh từng thành viên trong gia đình theo mẫu vào vở.

Lưu ý: Trong trường hợp, SGK không có sơ đồ phù hợp với gia đình HS, GV có thể hướng dẫn để các em vẽ sơ đồ phù hợp rồi viết, vẽ hoặc dán ảnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS giới thiệu sơ đồ gia đình mình với bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện 1 – 2 HS trình bày sơ đồ của GĐ mình

– Cả lớp theo dõi, góp ý

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét.

– GV khuyến khích, động viên những HS chưa tự tin. Thông qua việc giới thiệu, HS hiểu rõ hơn về các thế hệ trong gia đình và rèn luyện kĩ năng trình bày trước lớp.

HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình để thực hành trả lời câu hỏi. Với những HS sơ đồ trong sgk không phù hợp, GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ vào vở.

Tiết 2

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS: Hát bài hát về gia đình Mẹ và quê hương của nhạc sĩ Nguyễn Quốc Việt.

– Cả lớp cùng hát bài hát

=> GV giới thiệu vào bài mới

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ thành viên trong gia đình và lí giải được vì sao các thành viên cần làm những việc đó.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS quan sát hình sgk trang 8 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ.

Câu 2: Tại sao mọi người trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ với nhau?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, động viên HS

Câu 1: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ:

· Ông chơi gấp máy bay cùng các cháu.

· Bố bổ hoa quả cho cả nhà cùng ăn

· Mẹ bóp vai cho bà.

Câu 2: Mọi người trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ với nhau vì: có thế hệ này mới có thế hệ kia: có ông bà mới có bố mẹ, có bố mẹ mới có các con; thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn giữa các thế hệ trong gia đình.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát từng hình vẽ để tìm ra cách ứng xử và hành động đối với mỗi một tình huống được đưa ra.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát các hình 1, 2 phần Thực hành sgk trang 8,9 và trả lời câu hỏi:

Nếu gặp những tình huống sau, em sẽ nói và làm gì?

– GV yêu cầu HS trong nhóm tự phân vai và thể hiện vai diễn về cách ứng xử của nhóm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện một số nhóm xử lí tình huống, các nhóm khác theo dõi nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, khuyến khích HS.

– Tranh 1:

· Mẹ ơi con đói

· Xin lỗi các con mẹ về muộn quá

· Em ăn hoa quả trước đi, con sẽ giúp mẹ nhặt rau để nấu cơm nhanh hơn ạ.

– Tranh 2:

· Cháu đọc báo cho ông nghe nhé!

· Nam ơi, đi chơi không?

· Chờ tớ một lát, tớ đọc báo cho ông nghe xong rồi mình cùng đi chơi nhé.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong sgk trang 9.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi:

+ Kể cho nhau nghe những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến các thế hệ trong gia đình thông qua việc trả lời các câu hỏi gợi ý (Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm của mình với các thành viên trong gia đình? Khi bố mẹ ốm, em ứng xử thế nào? Em đã làm gì để ông bà vui?…)

+ Nêu những việc em thích làm nhất và giải thích vì sao lại thích làm những việc đó.

+ Nói với bạn lí do vì sao em yêu quý ông bà, bố mẹ, anh chị em và chia sẻ niềm vui khi được sống cùng với ông bà.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các cặp đôi kể cho nhau nghe về câu chuyện của mình

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện một số HS kể những việc đã làm

– Cả lớp lắng nghe, góp ý

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét.

=> GV tổng kết: Mỗi gia đình thường có các thế hệ cùng chung sống. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau.

E. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Giáo dục thể chất 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG HÌNH HÀNG DỌC

THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết thực hiện vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện.
  • Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của GV để tập luyện động tác chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
  • Thực hiện được chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại; vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.
  • Tham gia tích cực các trò chơi vận động và bài tập phát triển thể lực.
  • Hoàn thành lượng vận động theo yêu cầu, phát triển thể lực.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực riêng:

  • Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
  • Hình thành thói quen tập luyện thể thao.

3. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tính đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong luyện tập thể thao và hoạt động tập thể.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Kẻ vẽ sân tập theo nội dung của bài học.
  • Còi, cờ, tranh ảnh, băng đĩa hình, dụng cụ luyện tập.

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu; đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: HS khởi động, chơi trò chơi

c. Sản phẩm học tập: HS cùng chơi trò chơi

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: thực hiện xoay các khớp, giúp các em làm nóng cơ thể.

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện.

– GV cho HS chơi trò chơi bổ trợ cho phần khởi động. GV phổ biến luật chơi:

+ HS di chuyển theo đội hình vòng tròn, ngược chiều kim đồng hồ, em này đi sau em kia khoảng một cánh tay, chỉ huy di chuyển trong vòng tròn theo chiều ngược lại.

+ Chỉ huy cho tất cả vừa đi (hoặc chạy, nhảy chân sáo) theo vòng tròn, vừa đọc:

Kết bạn, kết bạn là đoàn kết

Kết bạn là sức mạnh

Chúng ta cùng nhau kết bạn

+ Kết thúc vần điệu, chỉ huy hô: Kết hai (Kết ba, Kết bốn, Kết năm), HS nhanh chóng kết thành các nhóm hai bạn (hoặc ba, bốn, năm,…bạn) theo yêu cầu.

+ Em nào không kết được nhóm theo yêu cầu sẽ phải chạy một vòng quanh các bạn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện các động tác

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS quan sát tranh, ảnh hoặc băng đĩa hình thể hiện các đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn.

Yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi:

+ Đây là đội hình gì?

+ Các bạn chạy theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ?

+ Các bạn trong vòng tròn quay mặt vào đâu?…

– GV mô tả động tác, phân tích, hướng dẫn cách thực hiện động tác (có thể vừa làm mẫu, vừa giảng giải, nhấn mạnh những yêu cầu của động tác).

– GV hô cho HS thực hiện, mỗi động tác tập từ 2-4 lần.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV cho một (hai) tổ lên thực hiện thử các động tác di chuyển theo từng đội hình nói trên.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi một hàng (một tổ) thực hiện động tác lên thực hiện động tác.

– GV biểu dương những hàng (hoặc tổ) làm đúng và sửa động tác cho những hàng (hoặc tổ) làm chưa đúng. Cả lớp chú ý quan sát để ghi nhớ, chuẩn bị bước vào tập luyện chính thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét

1. Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn

– Đội hình chuẩn bị: Cả lớp tập hợp theo đội hình vòng tròn, hướng mặt vào trong.

– Khẩu lệnh: “Bên phải – Quay”.

– Động tác: Tất cả thực hiện động tác quay phải để quay mặt theo chiều vòng tròn.

– Khẩu lệnh: “Thành 1 (2, 3, 4,…) hàng dọc đi thường (chạy thường) – Bước (Chạy)!”

– Động tác: Sau khi nghe khẩu lệnh, tất cả đi theo chiều vòng tròn (hướng ngược chiều kim đồng hổ), sau đó bắt đầu từ tổ trưởng tổ 1, các em lần lượt đi thường (chạy thường) tạo thành 1 (hoặc 2, 3, 4, …) hàng dọc.

Hoạt động 2: Chuyển đội hình vòng tròn thành đội hình hàng dọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết chuyển đội hình vòng tròn thành đội hình hàng dọc.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện các động tác theo khẩu lệnh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS quan sát tranh, ảnh hoặc băng đĩa hình thể hiện các đội hình vòng tròn thành đội hình hàng ngang.

Yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi:

+ Đây là đội hình gì?

+ Các bạn trong vòng tròn quay mặt vào đâu?…

+ Các bạn chạy theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ?

– GV mô tả động tác, phân tích, hướng dẫn cách thực hiện động tác (có thể vừa làm mẫu, vừa giảng giải, nhấn mạnh những yêu cầu của động tác).

– GV hô cho HS thực hiện, mỗi động tác tập từ 2-4 lần.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV cho một (hai) tổ lên thực hiện thử các động tác di chuyển theo từng đội hình nói trên.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi một hàng (một tổ) thực hiện động tác lên thực hiện động tác.

– GV biểu dương những hàng (hoặc tổ) làm đúng và sửa động tác cho những hàng (hoặc tổ) làm chưa đúng. Cả lớp chú ý quan sát để ghi nhớ, chuẩn bị bước vào tập luyện chính thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét.

2. Chuyển đội hình vòng tròn thành đội hình hàng dọc

– Đội hình chuẩn bị: Cả lớp tập hợp theo đội hình vòng tròn, hướng mặt vào trong.

– Khẩu lệnh: “Bên phải – Quay”.

– Động tác: Tất cả thực hiện động tác quay phải để quay mặt theo chiều vòng tròn.

– Khẩu lệnh: “Thành 1 (2, 3, 4,…) hàng dọc đi thường (chạy thường) – Bước (Chạy)!”

– Động tác: Sau khi nghe khẩu lệnh, tất cả đi theo chiều vòng tròn (hướng ngược chiều kim đồng hổ), sau đó bắt đầu từ tổ trưởng tổ 1, các em lần lượt đi thường (chạy thường) tạo thành 1 (hoặc 2, 3, 4, …) hàng dọc.

Tham khảo thêm:   Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT Quy định bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trường cao đẳng sư phạm

C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện lại các động tác đã học, rèn luyện thể lực.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS luyện tập theo các hình thức như gợi ý sgk trang 11

+ GV chú ý, quan tâm giúp đỡ những hàng (tổ) thực hiện chưa đúng và khuyến khích, động viên kịp thời những hàng (tổ) thực hiện chưa đúng.

+ GV hướng dẫn lại với tốc độ chậm, kết hợp diễn giải bằng lời nói với thực hiện động tác đối với những hàng (tổ) tiếp thu chưa tốt.

– GV tổ chức trò chơi Bịt mắt bắt dê:

+ GV yêu cầu HS chuẩn bị:

· Cả lớp đứng thành vòng tròn, em nọ cách em kia khoảng một sải tay, mặt hướng vào trong.

· Chọn hai em vào trong vòng tròn đóng vai dê bị lạc và người đi tìm dê. Bịt mắt cả hai em và cho đứng cách xa nhau khoảng một sải tay.

+ GV phổ biến luật chơi:

· Khi có lệnh, cả hai em cùng di chuyển trong vòng tròn, em đóng vai dê thỉnh thoảng kêu be be,… em kia chạy đến chỗ có tiếng kêu để bắt. Các em đứng xung quanh hò reo cổ vũ.

· Sau khoảng 1 – 2 phút chơi, nếu bắt được dê thì người đi tìm dê sẽ thắng và ngược lại.

· Tiếp theo, GV cho đổi vai chơi hoặc cho hai em khác vào thay.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện luyện tập.

– GV theo dõi, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thực hiện tập luyện và chơi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét

– HS thực hiện luyện tập.

– HS chơi theo hiệu lệnh của GV.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 12 sgk.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Đáp án – Hình A.

Câu 2,3:

– GV hướng dẫn HS tự vui chơi ngoài giờ học bằng các trò chơi chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại.

– GV cần hướng dẫn cho HS biết cách làm vệ sinh cá nhân và vệ sinh tập luyện để đảm bảo an toàn khi tập luyện và vui chơi ngoài giờ học.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1: QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 1: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nêu được địa chỉ quê hương.
  • Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực riêng:

  • Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình yêu yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 2.
  • Bộ tranh về quê hương em theo Thông tư 43/2020/TT-BGDDT.
  • Bài hát Quê hương tươi đẹp.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học mới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS cùng nghe bài hát Quê hương tươi đẹp (nhạc: dân ca Nùng, lời Anh Hoàng). Sau khi nghe hết bài hát, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát đó?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời): Hình ảnh quê hương hiện lên trong bài hát vô cùng tươi đẹp (đồng lúa xanh, núi rừng bạt ngàn), con người vui mừng chào đón mùa xuân về và yêu quê hương chứa chan, tha thiết. Khi nghe bài hát, em cảm thấy yêu quê hương mình hơn.

– GV đặt vấn đề: Mỗi chúng ta đều có một quê hương, để yêu thương, để nhớ về. Đó có thể là miền trung du hiền hòa với những vườn chuối xanh ngút ngàn, cũng có thể là nơi có cánh đồng lúa bao la trải dài một màu xanh mơn mởn hay có thể đơn giản là một buổi chiều được thả diều trên triền đê. Tất cả những hình ảnh đó, sẽ in sâu vào tâm trí của các em, cùng các em khôn lớn và trưởng thành theo thời gian. Để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp quê hương em, biết cách nhận biết về vẻ đẹp thiên nhiên và con người ở quê hương mình, chúng ta cùng vào bài học đầu tiên – Bài 1: Vẻ đẹp quê hương em.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Giới thiệu địa chỉ quê hương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được địa chỉ quê hương mình.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv yêu cầu HS quan sát tranh trong sgk trang 5, thảo luận và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Các bạn trong tranh đang làm gì?

Câu 2: Địa chỉ quê hương của các bạn ở đâu?

Câu 3: Hãy giới thiệu về địa chỉ quê hương em

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn bạn bè”. GV chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 6 HS, đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau và giới thiệu về địa chỉ quê hương của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem tranh trong SGK và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét và bổ sung

– Các nhóm HS tham gia trò chơi, giới thiệu về quê hương của mình

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét.

– GV kết luận: Ai cũng có quê hương – nơi mình sinh ra và lớn lên. Các em cần biết và nhớ về địa chỉ quê hương của mình.

1. Giới thiệu địa chỉ quê hương

Câu 1: Hoạt động của các bạn trong tranh:

Các bạn trong bức tranh đang giới thiệu về tên tuổi, quê hương của mình.

Câu 2:

Lan quê ở tỉnh Hà Giang

Huy quê ở tỉnh Nghệ An

Câu 3: Tùy từng địa phương, vùng miền HS giới thiệu về địa chỉ quê hương. Ví dụ: Tớ tên là Long, quê tớ ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Hoạt động 2: Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vẻ đẹp quê hương mình.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát tranh trong sgk trang 6,7, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Các bức tranh vẽ cảnh gì?

+ Nêu nhận xét của em khi quan sát bức tranh đó.

– GV yêu cầu HS giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em

– GV cho HS hoạt động nhóm: Chia sẻ với các bạn trong nhóm những tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp quê hương;

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Hs làm việc cá nhân quan sát tranh, trả lời câu hỏi

– Thảo luận nhóm, lựa chọn tranh ảnh đẹp, cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

– Cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét về cách giới thiệu cảnh đẹp quê hương của các bạn, bình chọn cách giới thiệu của cá nhân hoặc của nhóm hay nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, kết luận: Mỗi người được sinh ra ở những vùng quê khác nhau, mỗi vùng quê đều có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Các em cần tìm hiểu, yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương mình.

2. Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương em

· Hình 1: cao nguyên đá hùng vĩ.

· Hình 2: biển rộng mênh mông.

· Hình 3: sông nước êm đềm, nên thơ.

· Hình 4: ruộng đồng bát ngát.

· Hình 5: nhà cao tầng, xe cộ tấp nập.

· Hình 6: hải đảo rộng lớn.

Hoạt động 3: Khám phá vẻ đẹp con người quê hương em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết và giới thiệu được vẻ đẹp của con người quê hương mình.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:

+ Người dân quê hương Nam như thế nào?

– Làm việc nhóm: Hãy giới thiệu về con người quê hương em?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát tranh trong sgk và thực hiện yêu cầu.

– Các nhóm thảo luận, tìm ra vẻ đẹp của quê hương mình

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trả lời, các bạn khác lắng nghe, nhận xét

– Đại diện nhóm trình bày trước lớp

– Cả lớp theo dõi nhận xét, đánh giá

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV kết luận: Con người ở mỗi vùng quê đều có những vẻ đẹp riêng, em cần tự hào và trân trọng vẻ đẹp của con người quê hương mình.

3. Khám phá vẻ đẹp con người quê hương em

– Người dân quê hương Nam: luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, hiếu học, cần cù và thân thiện.

– Giới thiệu về con người quê hương em (tùy từng vùng miền, địa phương, HS giới thiệu nét đặc trưng, nổi bật của con người quê hương mình).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố, khắc sâu được kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc sgk mục Luyện tập:

Câu 1: Em cùng bạn giới thiệu về vẻ đẹp quê hương em theo gợi ý: quê em ở đâu, quê em có cảnh đẹp gì, con người quê hương em như thế nào.

Câu 2: Quan sát bức tranh, em sẽ khuyên bạn điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ GV giao

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện nhóm trình bày trước lớp

– Cả lớp theo dõi nhận xét, đánh giá

– GV ngợi các bạn HS tự tin tham gia đóng vai và những bạn đưa ra lời khen đúng

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, kết luận

Câu 1: Ví dụ:

Chào các bạn, mình tên là Nhi, rất vui mừng được giới thiệu với các bạn quê hương mình. Quê hương mình là xã Văn Lí, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Quê mình có biển rộng mênh mông, có cánh đồng muối trắng. Người dân quê mình cần cù, thật thà, thân thiện.

Câu 2: Em sẽ khuyên các bạn trong tranh:

– Tranh 1: Khuyên bạn cần nhớ địa chỉ quê hương, khi đi đâu còn biết lối về; Khuyên bạn hỏi bố mẹ địa chỉ quê hương và ghi nhớ.

– Tranh 2: Khuyên bạn miền quê nào cũng có cảnh đẹp, đó là những gì gần gũi, thân thuộc với mình; Khuyên bạn quê nào cũng đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui từ gia đình, hàng xóm, bạn bè, thầy, cô giáo…. Nếu quan sát, khám phá và yêu quê, bạn sẽ thấy quê đẹp và rất vui.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh theo chủ đề quê hương để giới thiệu với các bạn.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS:

+ Sưu tầm tranh ảnh về vẻ đẹp thiên nhiên, con người quê hương em.

+ Vẽ một bức tranh theo chủ đề “Vẻ đẹp quê hương em”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS sưu tầm, vẽ tranh theo yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện một vài HS trình bày kết quả

– GV cùng HS nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét.

HS thực hành: sưu tầm tranh về quê hương(sử dụng mạng internet, sách, báo,…); vẽ tranh miêu tả cảnh đẹp quê hương (thiên nhiên, con người,…). Ví dụ:

Tranh: Mùa lúa chín – Hà Giang

Tranh: Quê hương em

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

BÀI 1: HÌNH ẢNH CỦA EM

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nhận diện được hình ảnh của bản thân.
  • Quan tâm và thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực riêng:

  • Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình yêu trường học, yêu thầy cô và các bạn.
  • Rèn luyện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân qua các sản phẩm tự làm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Một tấm gương nhỏ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS bước vào tìm hiểu bài mới

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt vấn đề: Một ngày ở trường của em như thế nào? Em tham gia những hoạt động gì? Sinh hoạt dưới cờ, hoạt động theo chủ đề hay sinh hoạt lớp, sau giờ học? Hình ảnh thân thiện, vui tươi của em sẽ luôn là hình ảnh mà em muốn lưu lại trong mắt bạn bè, thầy cô. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hoạt động gắn với hình ảnh các em qua bài học đầu tiên – Bài 1: Hình ảnh của em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sinh hoạt dưới cờ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được tham gia vào hoạt động sinh hoạt chào cơ đầu tuần dưới sân trường.

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.

c. Sản phẩm học tập: Hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động sinh hoạt dưới cờ: Tất cả các HS đứng dậy, nghiêm trang. GV bắt nhịp cho HS hát bài Quốc ca.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tham gia hoạt động

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS nghiêm trang thực hiện hoạt động dưới cờ, hát to bài hát Quốc ca.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét.

1. Sinh hoạt dưới cờ

HS tham gia hoạt động theo sự tổ chức và hướng dẫn của GV.

Hoạt động 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Nhiệm vụ 1: Trò chơi máy ảnh thân thiện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, tạo cảm xúc vui vẻ cho HS, đồng thời dẫn dắt các em vào hoạt động của chủ đề

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời HS chơi theo cặp đôi ngồi cùng bàn. Mỗi bạn sửa soạn quần áo, đầu tóc để bạn bên cạnh làm động tác chụp ảnh mình bằng cách đặt ngón tay trỏ và ngón tay cái ghép vào nhau thành hình vuông mô phỏng chiếc máy ảnh. Mỗi lần chụp, 1 HS sẽ hô: “Chuẩn bị, cười, xoạch!”.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: “Nhiếp ảnh gia”, khi em chụp ảnh cho bạn, bạn đã làm gì? Vì sao em lại nhắc bạn cười? Theo em, nếu có ảnh thật thì tấm ảnh ấy thế nào?

Câu 2: “Người mẫu ảnh”, khi được chụp ảnh, em muốn gương mặt mình thế nào? Em muốn tấm ảnh của mình ra sao?

– GV yêu cầu HS thảo luận: Em muốn hình ảnh của mình ra sao trong mắt mọi người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hoạt động theo cặp đôi thực hiện yêu cầu.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động

– Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV kết luận: Hình ảnh tươi vui, thân thiện của mình là hình ảnh chúng ta luôn muốn lưu lại.

1. Chơi trò máy ảnh thân thiện

– Khi em chụp ảnh cho bạn, bạn đã vui vẻ, cười thật tươi. Em nhắc bạn cười vì như thế bạn sẽ xinh hơn, tươi hơn, tấm ảnh sẽ đẹp hơn.

– Khi được chụp ảnh, em muốn gương mặt mình thật vui vẻ, rạng rỡ, thể hiện được tâm trạng hào hứng, phấn khởi.

Nhiệm vụ 2: Nhận biết hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Quan sát tranh trang sgk trang 6, em hãy nêu những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn trong tranh.

Câu 2: Kể những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn khác mà em biết.

Câu 3: Liên hệ những biểu hiện thân thiện, tươi vui của em và các bạn trong lớp.

– GV các Hs lên thể hiện sự thân thiện, vui tươi với một người bạn hoặc một người bạn hoặc một nhóm bạn trong lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS theo dõi, trả lời câu hỏi

– GV mời 2 HS lên thể hiện tình huống trước lớp, đề nghị HS khác cho lời khuyên.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi, các nhóm HS đóng vai thể hiện sự thân thiện, vui tươi

– GV và HS cùng đánh giá, nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Nhận biết hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn

Câu 1: Những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn trong tranh:

– Mắt nhìn nhau và nở nụ cười.

– Chào hỏi tươi vui.

– Khoác vai thân thiện.

Câu 2: Những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn khác mà em biết:

– Các bạn nữ nắm tay nhau đi vào lớp học.

– Chia sẻ đồ ăn cho bạn.

– Vẫy tay chào mỗi khi đến lớp và khi tan học.

Câu 3: Những biểu hiện thân thiện, tươi vui của em và các bạn trong lớp học:

– Nhìn nhau, cười tươi và vẫy tay chào thân thiện.

– Trao đổi và học hỏi bạn bè về các kinh nghiệm học tập.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1197/2013/QĐ-BGTVT Đề án Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công, viên chức ngành Giao thông vận tải

Hoạt động 3: Hoạt động sau giờ học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có được trải nghiệm cùng người thân ngắm lại những bức ảnh thể hiện sự vui vẻ, thân thiện, hài hước của em để tham gia triển lãm ảnh của tổ.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu sau khi về nhà, HS cùng người thân ngắm lại những bức ảnh vui của em. Chọn một tấm ảnh hoặc tranh vẽ thể hiện hình ảnh tươi vui, hài hước của em để tham gia triển lãm ảnh của tổ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS về nhà xin bố mẹ một tấm ảnh mà em thích nhất mang đến lớp tham gia triển lãm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS tìm những tấm ảnh vui tươi của gia đình mình mang đến lớp để tham gia triển lãm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét.

3. Hoạt động sau giờ học

HS thực hiện yêu cầu của GV khi về nhà.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Âm nhạc 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 2: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA

TIẾT 5: HỌC BÀI HÁT CON CHIM CHÍCH CHÒE

Theo bài Bắc kim thang – Dân ca Nam Bộ

Lời mới: Việt Anh

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

  • Bước đầu hát được giai điệu và lời ca của bài hát “Con chim chích choè”
  • Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo hình tiết tấu 1

2. Năng lực

– Năng lực chung: Hát thuộc lời, đúng cao độ, trường độ bài hát

– Năng lực riêng:

  • Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát
  • Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát “Con chim chích choè”

3. Phẩm chất:

  • Qua giai điệu, lời ca của bài hát “Con chim chích choè”, học sinh thêm yêu động vật, yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời, có những ước mơ đẹp của tuổi học trò

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: Đàn, cốc, thanh phách

2. Đối với học sinh: vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

– GV trình bày vấn đề: Trò chơi: Gõ đệm theo hình tiết tấu

– GV thực hiện gõ cốc xuống bàn theo hình tiết tấu trên, HS quan sát và làm theo

– Luân phiên đối đáp giữa các nhóm:

Nhóm 1: gõ cốc (có thể cho HS cầm nghiêng cốc để tạo âm thanh khác biệt)

Nhóm 2: gõ thanh phách

Nhóm 3: gõ bút

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Đọc lời ca

a. Mục tiêu: HS đọc được lời ca của bài hát

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh chú y làm theo.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV giới thiệu bài hát “Con chim chích chòe” được tác giả Việt Anh viết lại lời ca mới theo bài hát Bắc kim thang (Dân ca Nam Bộ). Bài hát có tính chất vui vẻ, dí dỏm.

+ GV đàn và hát mẫu hoặc sử dụng video. HS nghe, quan sát và nêu cảm nghĩ về bài hát

+ GV gọi hs đọc lời bài hát

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ đọc lời bài hát

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Đọc lời ca

– 2-3 HS đọc lời bài hát trước lớp

– Yêu cầu: đọc rõ ràng, đúng lời

Hoạt động 2: Tập hát

a. Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận dần được tiết tấu bài hát

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh chú y làm theo

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV hướng dẫn HS tập chia bài thành 6 câu hát

+ HS tập đọc lời ca theo tiết tấu

+ GV đưa ra bài tập nhóm: Nhận xét tiết tấu lời ca

+ GV hát từng câu trước để học sinh nắm được tiết tấu

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS lắng nghe, tập đọc theo GV

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Cả lớp cùng tập đọc theo tiết tấu

+ GV gọi đại diện 1 HS đọc trước lớp

+ HS khác nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Tập hát

Câu hát 1: Có con chim là chim chích chòe

Câu hát 2: Trưa nắng hè mà đi đến trường

Câu hát 3: Ấy thế mà không chịu đội mũ

Câu hát 4: Tối đến mới về nhà nằm rên

Câu hát 5: Ôi ôi đau quá nhức cả đầu

Câu hát 6: Chích chòe ta cảm liền suốt 3 ngày đêm

– Nhận xét: Từ câu 1 tới câu 5 có tiết tấu giống nhau, chỉ có câu 6 là khác

Hoạt động 3: Hát với nhạc đệm

a. Mục tiêu: HS hiểu được nhịp điệu, hát đúng, hát cùng nhạc đệm

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh chú y làm theo

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV dạy hát từng câu

+ HS hát đúng tiết tấu và lưu ‎những tiếng có luyến ở nhịp thứ 8, 10, 12

+ GV sử dụng đàn, hoặc hát mẫu chuẩn xác để hs hát đúng

+ GV gọi hs hát theo từng câu sau đó hát cả bài với nhạc đệm

+ GV hướng dẫn học sinh giữ nhịp ổn khi hát

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

1. Tại sao chim chích chòe bị ốm?

2. Hãy thể hiện 1 câu hát trong bài Con chim chích chòe

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS lắng nghe, hát theo nhạc đệm

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV đại diện một vài HS hát theo nhạc đệm

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét.

3. Hát với nhạc đệm

– HS hát từng câu

– HS hát cả bài cùng nhạc đệm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS luyện tập, học hát kết hợp vận động theo nhịp

b. Nội dung: HS học hát kết hợp vận động theo nhịp

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV thực hiện mẫu, sau đó hướng dẫn HS làm theo.

– GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm hát lời ca, 1 nhóm gõ đệm theo nhịp, 1 nhóm vận động cơ thể theo bài hát (sau đổi luân phiên)

– GV nhận xét, sửa sai cho HS.

– GV gọi 1 nhóm lên biểu diễn bài hát trước lớp

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho cả lớp hát bài hát:

+ Hát với nhạc đệm

+ Hát kết hợp vận động theo nhịp

– GV gọi một vài HS lên hát, nhận xét và cho điểm

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Mĩ thuật 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 2: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

  • Học sinh biết cách thể hiện nét và sử dụng được yếu tố nét về trang trí sản phẩm mĩ thuật

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực chuyên biệt:

  • Tạo được nét bằng nhiều cách khác nhau
  • Củng cố thêm về yếu tố nét và sử dụng trong mô phỏng đối tượng và trang trí sản phầm
  • Vận dụng được tính chất lặp lại của nét tạo nhịp điệu cho sản phẩm
  • Biết sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu có sẵn để thực hành SPMT

3. Phẩm chất

  • Yêu thích sử dụng nét trong thực hành
  • Có ‎ thức trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về SPMT, TPMT

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • Một số tranh, ảnh, đồ vật được trang trí bằng nét;
  • Một số SPMT được trang trí bằng những nét khác nhau
  • Một số đồ vật HS yêu thích để trang trí

2. Đối với học sinh: vở vẽ, sgk, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Quan sát

a. Mục tiêu:

– HS nhận biết được hình thức biểu hiện của nét trên một số vật dụng và trong SPMT.

– HS nhận biết được các chất liệu thực hiện SPMT có sử dụng yếu tố nét

b. Nội dung:

– HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ để từ ảnh, tranh minh hoạ trong sách hoặc tranh, ảnh, SPMT do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến yếu tố nét

– GV đưa ra những câu hỏi có tính định hướng nhằm giúp HS tư duy và nội dung liên quan đến yếu tố nét cần lĩnh hội trong chủ đề

c. Sản phẩm học tập: HS có nhận thức về hình thức biểu hiện của nét

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS (nhóm cá nhân) quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 2, trang 8 – 9 và một số hình ảnh vật dụng, SPMT có sử dụng nét để trang trí (GV chuẩn bị thêm).

– GV đặt câu hỏi giúp HS nhận biết các hình thức biểu hiện của nét trên SPMT

Vĩ dụ:

+ Nét có ở đâu trên SPMT?

+ Nét thể hiện hình ảnh gì?

+ Đó là những nét nào: cong, thẳng, gấp khúc?

+ Em nhận ra SPMT được tạo bằng chất liệu gì?

+ Hãy nêu các vật dụng được trang trí bằng nó mà em quan sát thấy: Đó là những nét nào em đã biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét

+ Nét có nhiều trên các SPMT

+ Nét được tạo bằng nhiều cách và được tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau

+ Trong một SPMT có thể kết hợp nhiều loại nét khác nhau để thể hiện.

HS có nhận thức về hình thức biểu hiện của nét ở các phương diện:

– Tăng cường khả năng quan sát, nhận biết các nét được trang trí trên các vật dụng hằng ngày và trong các SPMT.

– Biết cách diễn đạt đúng để mô tả về các nét.

Hoạt động 2: Thể hiện

a. Mục tiêu: HS tạo được SPMT làm nổi bật yếu tố nét bằng hình thức vẽ hoặc xé, dân.

b. Nội dung:

– HS có thể tham khảo việc tạo nét bằng hình thức xé, dán để tạo SPMT ở SGK Mĩ thuật 2 trang 10.

– GV có thể thị phạm trực tiếp cho HS quan sát và nhận biết thêm cách thực hiện hoặc xé, cắt, dán giấy màu)

c. Sản phẩm học tập: SPMT làm nổi bật yếu tố nét bằng hình thức yêu thích

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS quan sát phần tham khảo cách tạo nét trong SGK Mĩ thuật 2 trang 10 và một số sản phẩm có sử dụng nét để trang trí.

– GV yêu cầu HS thực hành: Sử dụng nét (là chính) để tạo một SPMT yêu thích. Tuỳ vào thực tế lớp học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Đại diện một vài HS trình bày nét vẽ.

+ HS khác nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét.

+ Có nhiều cách để thể hiện bức tranh có nét là chính.

+ Có nhiều cách khác nhau thể hiện nét trên SPMT

+ Nét làm cho SPMT đẹp và hấp dẫn.

Hoạt động 3: Thảo luận

a. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng liên quan đến yếu tố nét và cách tạo nét đã được học ở hai hoạt động trước

b. Nội dung:

– Sử dụng hệ thống câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 2, trang 11

– Bổ sung thêm một số câu hỏi phù hợp với SPMT đã được HS thực hiện ở hoạt động 2

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi phù hợp với SPMT được hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Căn cứ vào SPMT mà HS đã thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 2, trang 11:

+ Bài thực hành của bạn có những nét gì. Với những nét này, em có thể tạo được những hình gì khác

+ Em thích bài thực hành nào nhất? Hãy chia sẽ về những điều mà em thích trong bài thực hành đó

GV bổ sung thêm các câu hỏi gợi ý

+ Em nhận ra bạn đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện?

+ Với những vết thể hiện trong SPMT của bạn, em có thể tạo ra hình ảnh, sản phẩm nào khác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV có thể gợi ý HS quan sát đường điểm trong SGK Mĩ thuật 2, trang 11 để nhận biết sự lặp lại của hình con voi, bông hoa trong trang trí đường diềm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét

– GV lưu ý chỉ ra những nguyên lý tạo hình lặp lại nhắc lại nhịp điệu của nét trên hoa tiết

Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS thực hành việc vận dụng các yếu tố màu để trang trí một đồ vật mà em yêu thích

b. Nội dung: HS phân tích các bước dùng net màu để trang trí một chiếc đĩa để biết được quy trình thực hiện một SPMT ứng dụng từ phác thảo hình đến sử dụng nét màu để trang trí

c. Sản phẩm học tập: Một SPMT là một đồ vật được trang trí bằng nét

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS quan sát phần tham khảo dùng nét trang trí một chiếc đĩa, SGK Mĩ thuật 2, trang 12, gợi ‎ý để HS nhận biết cách thực hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

Tùy vào thực tế lớp học, GV có thể gợi ý cho HS trang trí một đĩa nhựa, tấm thiệp trang trí trên tấm bìa,… bằng màu nước, màu dạ, sợi lên hay đất nặn (trong đó sử dụng nét là chính để trang trí)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm theo một số gợi ‎:

+ Bạn đã tạo được sản phẩm gì?

+ Nét được thể hiện ở đâu trên sản phẩm?

+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

– GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm chủ yếu trên tinh thần động viên, khích lệ HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét

GV lưu ‎ý học sinh:

+ Phác hình cân đối trên sản phẩm

+ Có thể chọn và thực hiện kết hợp các nét, màu sao cho nổi bật nội dung thể hiện

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Tiếng Anh 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Week: …………….Planning:……………………

Period:…………… Teaching:………………….

UNIT 3: AT THE SEASIDE

LESSON 1 (Period 1)

A.OBJECTIVES

1. Knowledge: By the end of the lesson, students will be able to

– Vocabulary: Distinguish “sail”, “sea” and “sand”

– Grammar: Understand the meaning and reading of each word

– Practice skills: Ss improve their speaking and listening skills

2. Competences:

– Communication, self study, self-check

3. Quality: Students can read, understand meaning and distinguish words

B.TEACHING AIDS:

1. Teacher’s: teacher book

2. Students’: Textbooks, notebooks.

C. PROCEDURE

I. WARM- UP (5’)

a. Goal: Refresh pupils’ memory of the previous unit

b. Content : ask and answer questions about the actions in progress.

c. Expected result: Ss can remember the content of the previous unit and answer the question correctly

d. Performance

– T asks pupils to work in pairs to look at the picture in Unit 2, Lesson 3, Activity 8 and ask and answer questions about the actions in progress.

– T then introduces the topic of the new unit by showing some pictures of the seaside. Find out if pupils have been to the seaside and, if so, what they did there and what they liked most about it.

– Say “Open your books at page 14 and look at Unit 3, Lesson 1.

II. PRESENTATION (10’)

1. Listen and repeat

a. Goal: To correctly pronounce the name of the letter S/s and the sound /es/, both in isolation and in the words sail, sand and sea.

b. Content: Ss can pronounce new words

c. Expected result: Pupils can correctly pronounce the name of the letter S/s and the sound /es/, both in isolation and in the words sail, sand and sea

d. Performance:

T AND SS’ ACTIVITIES CONTENTS

Step 1: Transfering the learning task

– T draws pupils’ attention to the picture

(say “Look at the picture.”). Ask questions to help them identify the context (see input).

– Have pupils point to the letter S/s (say “Point to the letter S.). Explain that the name of the letter S/s is different to its sound (say “Listen. /es//s1.).

– T Plays the recording of the name and sound of the letter S/s and encourage pupils to repeat (say “Listen and repeat”). Do this several times, with pupils repeating both individually and in chorus.

– Have pupils look at the sail (say “Look at the sail!). Then have them point to the word sail (say “Point to the word sail”). Draw their attention to the colour of the letters (say “Look at the colour of the letter s. It is red.”).

– Play the recording of sail and encourage pupils to repeat (say “Listen and repeat.”). Do this several times, with pupils repeating both individually and in chorus.

– Repeat Steps for sand and sea.

– Play the recording in full and encourage pupils to repeat the name and sound of the letter S/s, sail, sand and sea both individually and in chorus Pupils can correctly pronounce the name of the letter S/s and the sound /es/, both in isolation and in the words sail, sand and sea.

Step 2: Performing the task

Ss do as requested to complete the task

Step 3: Discussion

Call on one student read these new words in front of class

Step 4: Conclusion

T correct their pronunciation if necessary, and praise them when their pronunciation is good.

1. Listen and repeat

– sail (n): Cánh buồm
– sand (n): Bãi cát
– sea (n): Biển

Pupil can correctly pronounce the name of the letter S/s and the sound/es, both in isolation and in the word sail, sand, sea

III. PRACTICE

2. Point and say

a. Goal: To correct identify and pronounce the words sail, sand and sea

b. Content: SS point to the letter S/s and correctly pronounce its name and sound

c. Expected result: Pupils can correctly identify and pronounce the words sail, sand, sea

d. Performance:

T AND SS’ ACTIVITIES CONTENTS

Step 1: Transfering the learning task

– Have pupils point to the letter S/s and correctly pronounce its name and sound (say “Point to the letter S. Say /es/. Now say /s/”).

– Have pupils point to and correctly pronounce the word sail (say “Point to the sail. Say sail”). Do this several times, with pupils repeating both individually and in chorus.

– Repeat for sand and sea.

– Put pupils into pairs or groups for further practice of Steps 1 to 3.

– Pupils can correctly identify and pronounce the words sail, sand and sea.

Step 2: Performing the task

Ss do this activity in groups and complete the teacher’asking

Step 3: Discussion

Call on one student read these new words in front of class

Step 4: Conclusion

T goes around the class to offer help or correct pupils’ pronunciation, if necessary.

SS can correctly identify and pronounce the words sail, sand and sea

IV. PRODUCTION

a. Goal: To match and successfully recall the position of target words and pictures

b. Content: A set of flashcards (per team), half of which show a target word ans half of which show the corresponding picture

c. Expected result: Pupils can match and successfully recall the position of words and pictures

d. Performance:

Step 1: Transferring the learning task

– T devides the class into small teams. Give each team two sets of flashcards. Say “ You are going to play Pelmanism”

– T instructs pupils to shuffle their flascards and then place them face down on the desk

– Explain that team members should take it in turn to turn over two cards. Do the word and the picture match. If they do match, the team member scores on point. If their do not match, the team member should turn both cards face down again

Step 2: Performing the task

– Ss do as requested to play the game

Step 3: Discussion

– Pupils play the game in teams in 10 minutes

Step 4: Conclusion

– T lets pupils play the game, the first team to match all the words and pictures wins

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (9 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 2 KNTT (Cả năm) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *