Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Văn  6 CTST của mình.

Giáo án Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Lịch sử – Địa lí, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo:

Lưu ý:Bộ giáo án Ngữ văn 6 này của Dự án Giáo án miễn phí Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí – GDCD THCS của cô Hoàng Hà chia sẻ miễn phí.

Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

BÀI MỞ ĐẦU: HÒA NHẬP VÀO MÔI TRƯỜNG MỚI
NÓI VÀ NGHE: CHIA SẺ CẢM NGHĨ VỀ MÔI TRƯỜNG THCS
ĐỌC: KHÁM PHÁ MỘT CHẶNG HÀNH TRÌNH
Thời lượng: 1 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Kiến thức:

HS nắm được các nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6, một số phương pháp học tập, các trục kĩ năng

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6
  • Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn
  • Nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân

3. Phẩm chất:

Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm với việc học tập của bản thân

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, phiếu học tập

2. Học liệu: Văn bản đọc: Khám phá một chặng hành trình

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. NÓI VÀ NGHE: CHIA SẺ CẢM NGHĨ VỀ MÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe yêu cầu thảo luận cặp đôi, suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Giao nhiệm vụ học tập

– GV phát phiếu học tập số 1, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy chia sẻ những ấn tượng đầu tiên của em về ngôi trường THCS theo sơ đồ sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Những ấn tượng đầu tiên

Những ấn tượng đầu tiên

B1: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ về câu hỏi chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc của bản thân, điền vào phiếu học tập

B2: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh trình bày trước lớp ý kiến của mình. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

B3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra một số gợi ý cho phiếu học tập số 1

– Các hình ảnh: Cổng trường (tên trường, đặc điểm), sân trường (cột cờ, cây cối), lớp học (phương tiện học tập, cách trang trí), con người (thầy cô, bạn bè), phòng chức năng (phòng thí nghiệm, lab, thư viện)

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Sau khi hoàn thành phiếu học tập số 1, chắc hẳn các em đã có những hình dung cụ thể hơn về ngôi trường mới của chúng ta, và đó cũng chính là những gợi ý để chúng ta bước vào bài học hôm nay một cách thuận lợi hơn.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn - Tiếng Việt 4 Cánh diều

2. Hoạt động 2: Khám phá kiến thức

1. Quy trình chuẩn bị và trình bày bài nói

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được quy trình chuẩn bị và trình bày bài nói

b. Nội dung: HS lắng nghe, suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV &HS Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi, hs suy nghĩ trả lời

? Theo em chúng ta cần làm gì trước khi chia sẻ ý kiến với người khác

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– GV gợi ý có nên chia sẻ tất cả những điều mà chúng ta nghĩ không?

– HS suy nghĩ cá nhân, xác định yêu cầu của GV

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Một học sinh trình bày trước lớp ý kiến của mình. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra định hướng quy trình

– Bước 1: Chuẩn bị

+ Liệt kê những điều định nói

+ Sắp xếp các ý theo trình tự hoặc theo nhóm.

– Bước 2: Chia sẻ ý kiến với người khác

+ Chia sẻ theo những gì đã chuẩn bị ở bước 1.

1. Thực hành nói và nghe

a. Mục tiêu:

Giúp học sinhnêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của cá nhân, từ đó nhận ra những thuận lợi, thử thách để lên kế hoạch học tập phù hợp, tự tin trình bày trước đám đông

b. Nội dung:

HS thảo luận nhóm đôi (nghĩ- viết- bắt cặp – chia sẻ) viết cảm nghĩ của em về môi trường học tập mới theo phiếu học tập gợi ý của giáo viên, sau đó chia sẻ cảm nghĩ của mình với bạn cùng bàn

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trong phiếu học tập số 2.

d. Tổ chức thực hiện

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

Phát phiếu học tập số 2,

– HS thảo luận nhóm đôi (nghĩ- viết- bắt cặp – chia sẻ)

Một số phương diện gợi ý Cảm nghĩ của em

Cảm xúc của em khi bước vào trường THCS

Học tập

Kỉ luật

Phong trào

Cơ sở vật chất

Cách cư xử của bạn bè

Thái độ của thầy cô

Thuận lợi ở môi trường mới

Khó khăn ở môi trường mới

Nguyện vọng

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS suy nghĩ viết vào phiếu học tập, bắt cặp chia sẻ với bạn cùng bàn

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

2 HS trình bày trước lớp ý kiến của mình. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra định hướng quy trình

Một số phương diện gợi ý Cảm nghĩ của em

Cảm xúc của em khi bước vào trường THCS

Học tập

Kỉ luật

Phong trào

Cơ sở vật chất

Cách cử xử của bạn bè

Thái độ của thầy cô

– Háo hức

– Nôn nao, lo lắng

– Tự tin, tự hào

Thuận lợi ở môi trường mới

– Học tập linh hoạt

– Phong trào hoạt động phong phú

– Cơ sở vật chất khang trang

– Thầy cô tận tình, chu đáo, bạn bè hòa đồng

Khó khăn ở môi trường mới

– Chưa thích nghi với phương pháp học tập mới

– Chưa mạnh dạn tham gia phong trào

– Chưa có cơ hội khám phá hết các phòng học

– Chưa làm quen với các bạn

Nguyện vọng

– Học được nhiều điều mới

-Phát triển kĩ năng

– Hòa đồng với bạn bè

Tham khảo thêm:   Toán 3: Chia cho số có một chữ số Giải Toán lớp 3 trang 77, 78 sách Cánh diều - Tập 1

B. ĐỌC VĂN BẢN: KHÁM PHÁ MỘT CHẶNG HÀNH TRÌNH

1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Kích hoạt tâm thế của học sinh, kết nối với nội dung bài học

b. Nội dung:

GV sử dụng kĩ thuật KWL cho học sinh chia sẻ về SGK Ngữ văn 6

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạtđộng

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

GV đặt câu hỏi

? Em đã biết gì về SGK Ngữ văn 6

? Em mong đợi học được những gì trong SGK Ngữ văn 6

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ, ghi vào giấy ghi chú, sau đó bắt cặp với bạn bên cạnh để trao đổi thông tin.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

2 HS trình bày trước lớp ý kiến của mình. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn học sinh chốt định hướng:Cuốn SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) đúng như tên gọi của nó sẽ mang đến cho các em một hành trình đầy ắp những điều mới lạ hấp dẫn, giúp các em hiểu thêm về xã hội, thiên nhiên và về chính bản thân mình, khơi gợi các em niềm say mê khám phá thế giới và theo đuổi những ý tưởng mới mẻ, giúp các em phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe, bồi dưỡng các phẩm chất cần thiết thông qua các bài học, và để hiểu rõ hơn về điều đó cô mời các em chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay “Khám phá một chặng hành trình”

Hoạt động 2. Khám phá kiến thức

a. Mục tiêu: HS nêu được những ấn tượng chung về văn bản, nhận biết được các thông tin chính mà văn bản đề cập đến, nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân, nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với bản thân

b. Nội dung: HS đọc văn bản, suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi, hoàn thành các phiếu học tập giáo viên đưa ra.

c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

– GV yêu cầu học sinh đọc bài

– GV đặt câu hỏi

? Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản “Khám phá một chặng hành trình”

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

1 HS trình bày trước lớp ý kiến của mình, các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét câu trả lời của học, và chốt định hướng

1. Tóm tắt văn bản

Tóm tắt

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

GV chiếu lên màn hình phiếu học tập số 2, chuẩn bị 3 phiếu lớn dán lên bảng

– GV chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức trò chơi tiếp sức cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ cá nhân, lên đánh dấu x vào phiếu học tập thể hiện mạch kết nối của các chủ điểm tiếp sức cho nhóm của mình.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Lần lượt các em sinh trong nhóm lên đánh dấu vào phiếu học tập để hoàn thành trò chơi

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét phần trò chơi của học sinh thông qua phiếu học tập

2. Mạch kết nối chủ điểm

Các . phương

diện

Chủ

điểm

Mạch kết nối

Em với thiên nhiên

Em với xã hội

Em với chính mình

Lắng nghe lịch sử nước mình

x

x

Miền cổ tích

x

x

Vẻ đẹp quê hương

x

x

Những trải nghiệm trong đời

x

Trò chuyện cùng thiên nhiên

x

x

Điểm tựa tinh thần

x

x

Gia đình yêu thương

x

x

Những góc nhìn cuộc sống

x

x

Nuôi dưỡng tâm hồn

x

x

Mẹ thiên nhiên

x

x

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

– Gv phát phiếu học tập

GV yêu cầu đọc thật kĩ văn bản tìm ra mục đích của các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe để hoàn thành phiếu học tập

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Một HS đúng lên trình bày phiếu học tập của mình

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét phần kết quả phiếu học tập của các em đưa ra những định hướng

Kĩ năng

Mục đích

Đọc

Văn bản văn học

– Nhận ra cái hay cái đẹp của tác phẩm

– Phát triển kĩ năng đọc văn bản theo đặc điểm thể loại

Văn bản thông tin

– Hiểu những vấn đề thực tế đang xảy ra trong cuộc sống

Văn bản nghị luận

Hiểu những ý kiến khác nhau trước một hiện tượng đời sống

Viết- Nói và nghe

Phát triển kĩ năng

– Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc bản thân, biết lắng nghe và thấu hiểu mọi người

Nhận xét

– Phát triển phẩm chất năng lực cho HS

Hoạt động của GV &HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu đọc SGK và đặt câu hỏi

? SGK Ngữ văn gợi ý cho các em những phương pháp học tập nào?

? Trong các phương pháp đó em hứng thú với phương pháp nào? Vì sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Gọi 3 hs đứng lên trả lời câu hỏi

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV định hướng cho hs, chiếu cho các em xem một số sản phẩm học tập môn Ngữ văn như sổ tay Ngữ văn, tranh ảnh về bài học, thẻ thông tin…

4. Phương pháp học tập

– Sử dụng sổ tay văn học

– Sưu tầm video tranh ảnh, bài hát về bài học

– Tạo nhóm thảo luận

– Làm thẻ thông tin

– Thực hiện sản phẩm sáng tạo

– Câu lạc bộ đọc sách

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Toán 7 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều 7 Đề thi cuối kì 2 Toán 7 (Có ma trận, đáp án)

…..

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo cả năm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *