Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn KHTN lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên 6 CTST của mình.

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử – Địa lí, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo:

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…./…..

Ngày dạy: :…/…./…..

BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn học: KHTN – Lớp: 6

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
  • Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ trong tất cả các hoạt động học tập: Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao; Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong các hoạt động nhóm: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Hỗ trợ, thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.
  • Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về các thành tựu khoa học tự nhiên của một lĩnh vực nhất định.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

  • Yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo để góp phần phát triển đất nước, bảo vệ thiên nhiên.
  • Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
  • Chăm chỉ, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Trung thực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • Phiếu học tập số 1, 2, 3 cho mỗi nhóm.
  • Giấy A0 cho mỗi nhóm 6 HS
  • Hình ảnh 1.1, 1.2, 1.4 SGK

2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk và đồ dùng học tập khác

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi tinh thần hứng thú HS về Khoa học tự nhiên.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn giới thiệu một bạn trong lớp mà em quý mến (giấu tên) Văn mẫu lớp 5 Cánh diều

b. Nội dung:

– HS thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về những vấn đề sau:

  • Tổ 1: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có điện?
  • Tổ 2: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có dự báo thời tiết?
  • Tổ 3: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không phát hiện ra virus SASR-CoV-2 và vaccine?
  • Tổ 4: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ?

c. Sản phẩm:

Phần trình bày của đại diện các nhóm HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV thông báo nhiệm vụ thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về 4 vấn đề.
  • HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày ra giấy nháp.
  • Đại diện 4 tổ lần lượt lên báo cáo kết quả thảo luận.
  • GV dẫn dắt HS xác định vấn đề học tập: Từ cổ xưa cho đến ngày nay, con người luôn luôn tìm hiểu về thế giới tự nhiên, nhờ đó mà ta có được các thành tựu khoa học rất quan trọng để ứng dụng vào cuộc sống. Hoạt động đó được gọi là nghiên cứu khoa học tự nhiên, vậy khoa học tự nhiên là gì và vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống như thế nào? Chúng ta cùng vào bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên

a. Mục tiêu:

– Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên

– Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.

b. Nội dung:

– HS thảo luận nhóm đôi trong 3 phút hoàn thành PHT số 1.

Nội dung thảo luận:

– Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta bao gồm các hiện tượng tự nhiên, các sự vật như động vật, thực vật,… và cả con người.

Câu hỏi 1. Trong các hoạt động sau, đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học?

Khoa học tự nhiên

Câu hỏi 2. Các hoạt động đó được gọi là hoạt động nghiên cứu Khoa học tự nhiên. Vậy em hiểu Khoa học tự nhiên là ngành khoa học như thế nào?

Câu hỏi 3. Nhà khoa học là ai?

Câu hỏi 4. Phương pháp nghiên cứu chung của Khoa học tự nhiên là gì?

c. Sản phẩm: Câu trả lời trong PHT số 1

Trả lời CH 1. Hoạt động nghiên cứu khoa học là: lấy mẫu nước nghiên cứu và làm thí nghiệm.

Trả lời CH 2. Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.

Trả lời CH 3. Nhà khoa học là những người chuyên nghiên cứu khoa học tự nhiên.

Trả lời CH 4. Phương pháp nghiên cứu chung của khoa học tự nhiên là tìm hiểu để khám phá những điều mà con người còn chưa biết về thế giới tự nhiên, hình thành tri thức khoa học.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

– GV giao nhiệm vụ học tập: Thảo luận nhóm đôi trong 3 phút trả lời câu hỏi để hoàn thành phiếu học tập số 1.

– HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1.

– Đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả PHT số 1, các nhóm khác nhận xét.

– GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi vở.

1. Khoa học tự nhiên

– Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn tải và cài đặt mod Baby trên Minecraft

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

a. Mục tiêu:

Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

b. Nội dung:

– HS thảo luận nhóm trong 5 phút thực hiện nhiệm vụ trong PHT số 2.

Nội dung thảo luận:

Hãy hoàn thành bảng 1 với các nội dung sau:

1. Quan sát hình 1.2 SGK và cho biết những vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống con người.

2. Hãy nêu tối thiểu 10 hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên và xác định lợi ích của chúng với cuộc sống con người bằng cách đánh dấu tích vào cột tương ứng.

Khoa học tự nhiên

c. Sản phẩm:

Câu trả lời trong PHT số 2, có thể:

Vai trò của khoa học tự nhiên

Hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên

Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên

Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.

Chăm sóc sức khỏe con người

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Tìm hiểu vi khuẩn

Tìm hiểu vũ trụ

Tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở vùng biển VN

Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nước

Trồng dưa lưới với biện pháp tiên tiến

Thiết bị sản xuất dược phẩm

Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện

Thạch nhũ tạo ra trong hang động

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

– GV giao nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm 6 trong 5 phút thực hiện nhiệm vụ trong PHT 2 (PHT cỡ A0).

– HS thảo luận nhóm hoàn thiện PHT số 2.

– Đại diện 1 nhóm HS nêu được nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học nhất lên trình bày kết quả PHT số 2, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– GV chốt kiến thức về vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống con người.

2. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

– Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.

Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.

Chăm sóc sức khỏe con người.

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

– Hoạt động nghiên cứu khoa học.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

Hệ thống được một số kiến thức đã học về khái niệm, vai trò, các lĩnh vực chủ yếu và đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.

b. Nội dung:

Cá nhân HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.

c. Sản phẩm:

Sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu cá nhân HS tóm tắt lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy vào vở hoặc giấy A4.

– Mỗi HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ học tập.

Tham khảo thêm:   Thủ tục khai thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo quý

– GV chiếu ngẫu nhiên 3 – 5 sơ đồ tư duy của HS lên máy chiếu, mời 1 HS trình bày sơ đồ tư duy để nhấn mạnh lại nội dung bài học.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: GV củng cố cho HS hiểu rõ kiến thức thức bài học.

b. Nội dung: GV cho HS làm bài tập ngay tại lớp.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV giao cho HS các câu hỏi:

Câu 1: Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?

A. Trồng hoa với quy mô lớn trong nhà kính.

B. Nghiên cứu vaccine phòng chống virus corona trong phòng thí nghiệm.

C. Sản xuất muối ăn từ nước biển bằng phương pháp phơi cát.

D. Vận hành nhà máy thủy điện để sản xuất điện.

Câu 2: Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?

A. Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm.

B. Làm thí nghiệm điều chế chất mới.

C. Lấy mẫu đất để phân loại cây trồng.

D. Sản xuất phân bón hóa học.

– HS chép bài tập và trả lời câu hỏi.

– GV mời HS trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung

E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG – TÌM TÒI

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về các thành tựu khoa học tự nhiên của một lĩnh vực nhất định.

b. Nội dung: Tìm hiểu thông tin về một thành tựu của nghiên cứu khoa học tự nhiên mà em biết, hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về sự phát triển nhờ khoa học công nghệ của các lĩnh vực mà em quan tâm như: giao thông vận tải, du hành vũ trụ, thông tin liên lạc, y tế,… Chia sẻ với các bạn khác qua “Góc học tập” của lớp.

c. Sản phẩm:

Tranh ảnh, tài liệu, thông tin tóm tắt của một thành tựu nghiên cứu khoa học tự nhiên hoặc sự phát triển nhờ khoa học công nghệ của một lĩnh vực trong cuộc sống.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV thông báo nhiệm vụ về nhà, thực hiện theo cá nhân HS: Tìm hiểu thông tin về một thành tựu của nghiên cứu khoa học tự nhiên mà em biết, hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về sự phát triển nhờ khoa học công nghệ của các lĩnh vực mà em quan tâm như: giao thông vận tải, du hành vũ trụ, thông tin liên lạc, y tế,… Chia sẻ với các bạn khác qua “Góc học tập” của lớp.

– HS thực hiện nhiệm vụ sau giờ học, báo cáo nhiệm vụ bằng tranh ảnh, tài liệu, văn bản tóm tắt nộp vào Góc học tập của lớp.

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn KHTN lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *