Kế hoạch giáo dục môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống do giáo viên thiết kế bao gồm phân phối chương trình các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học, bài học, chủ đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết.
Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống chính là phụ lục I, II theo Công văn 5512 do Bộ GD&ĐT ban hành. Qua đó giúp giáo viên nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện phân phối chương trình chi tiết, trình tổ chuyên môn phê duyệt phù hợp với địa phương.
Phụ lục I môn Hoạt động trải nghiệm 11
TRƯỜNG THPT …… TỔ HOẠT ĐỘNG TNHN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
.., ngày …tháng …..năm 20…. |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP – KHỐI LỚP 11
NĂM HỌC 20….-20....
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Số lớp: …………. ; Số học sinh: ………..
2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên chủ nhiệm khối 11 thực hiện hoạt động: 6 Gv chủ nhiệm và 01 tổng phụ trách;
Trình độ đào tạo: Đại học: ; Trên đại học:
Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên 1: Tốt: 04; Khá: 0; Đạt: 04; Chưa đạt: 0
3. Tình hình trang thiết bị, phương tiện giáo dục
3.1. Thiết bị/ phương tiện giáo dục (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức thực hiện HĐTN, HN)
STT |
Bộ thiết bị giáo dục |
Số lượng |
Các bài thí nghiệm/thực hành |
Ghi chú |
1 |
||||
2 |
3.2. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập(Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục)
STT |
Tên phòng (phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập….) |
Số lượng |
Phạm vi và nội dung sử dụng |
Ghi chú |
1 |
Nhà đa năng |
1 |
Tổ chức hoạt động lồng ghép sinh hoạt dưới cờ, hoạt động theo chủ đề |
|
2 |
Sân chơi |
1 |
Tổ chức hoạt động lồng ghép sinh hoạt dưới cờ, hoạt động theo chủ đề |
II. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
1. Phân phối chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khối lớp 11.
STT |
Chủ đề (1) |
Số tiết (2) |
Yêu cầu cần đạt (3) |
Loại hình tổ chức HĐTN, HN (4) |
||
KHGD sinh hoạt dưới cờ |
Kế hoạch HĐGD theo chủ đề |
KHGD sinh hoạt lớp |
||||
1 |
Xây dựng và phát triển nhà trường |
9 Tiết |
– Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè – Làm chủ và kiểm soát được mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội – Hợp tác với bạn bè để xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường – Đánh giá được hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường – Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
Tuần 1. Diễn đàn “Ảnh hưởng của quan hệ thầy – trò và bạn bè đến sự phát triển của cá nhân”. Tuần 2. Tọa đàm “Kết bạn qua mạng xã hội – Những lợi ích và nguy cơ” Tuần 3. Diễn đàn “Chung tay xây dựng và phát triển nhà trường” |
1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. 2. Tìm hiểu cách làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường qua mạng xã hội 3. Xây dựng mối quan hệ với thầy cô bạn bè. 4. Rèn luyện kỹ năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội. 5. Hợp tác với bạn để cùng xây dựng và phát triển nhà trường. 6. Đánh giá hiệu quả hoạt động phát huy truyền thống nhà trường 7. Vận dụng các kỹ năng đã được rèn luyện vào thực tiễn. |
Tuần 1. Chia sẻ kết quả phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè và làm chủ, kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và qua mạng xã hội. Tuần 2. Chia sẻ kết quả hợp tác với các bạn trong việc thiết kế và thực hiện những hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường. Tuần 3. Chia sẻ về kết quả đánh giá hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường. |
2 |
Khám phá bản thân |
12 Tiết |
– Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân. – Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. – Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai |
Tuần 1. Giao lưu với chuyên gia về đặc điểm của giới trẻ hiện nay và những thách thức mà xã hội hiện đại đặt ra cho giới trẻ Tuần 2. Tham gia cuộc thi “Tự tin là chính mình”. Tuần 3. Tọa đàm về chủ đề “Điều chỉnh bản thân để thích ứng với cuộc sống” Tuần 4. Chơi trò chơi “Phỏng vấn về lựa chọn nghề nghiệp tương lai. |
1. Khám phá điểm riêng của bản thân 2. Tìm hiều về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân. 3. Tìm hiểu cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. 4. Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân 5. Xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân. 6. Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. 7. Thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống. 8. Thực hiện kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường hướng tới nghề nghiệp tương lai |
Tuần 1. Triển lãm sản phảm giới thiệu các đặc điểm riêng của cá nhân học sinh. Tuần 2. Chia sẻ kết quả thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn. Tuần 3. Chia sẻ kết quả rèn luyện, điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi Tuần 4. Chơi trò chơi “Phỏng vấn về phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai”. (4 tiết) |
3 |
Rèn luyện bản thân |
18 Tiết |
Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đống. Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân; biết thu hút các bạn cùng phẩn đầu hoàn thiện. Quản lí được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí. |
Tuần 1. Diễn đàn “ Tuân thủ kỉ luật, những quy định chung” Tuần 2. Giao lưu với những tấm gương tự hoàn thiện và thu hút bạn cùng hoàn thiện. Tuần 3. Kịch tương tác “ Vượt qua những trở ngại để tự hoàn thiện”. Tuần 4. Diễn đàn “Quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp” Tuần 5. Giao lưu về kinh nghiệm thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. Tuần 6. Kịch tương tác “Kiểm soát cảm xúc và ứng xử phù hợp để phòng chống bạo lực học đương”. |
1. Tìm hiểu cách tuân thủ kỉ luật, quy ddinhij của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng. 2. Tìm hiểu biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân. 3. Tìm hiểu cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. 4. Tìm hiểu cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau. 5. Tìm hiểu về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. 6. Rèn luyện tính kỉ luật. 7. Xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân. 8. Thực hành một số biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đầu hoàn thiện bản thân. 9. Đề xuất cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau. 10. Thực hiện kế haochj tài chính cá nhân hợp lí. 11. Vận dụng các biện pháp và kế hoạch đã xác định. |
Tuần 1. Chia sẻ vận dụng biện pháp rèn luyện tính kỉ luật, quy định chung. Tuần 2. Kết quả thực hiện kế hoạch hoàn thiện abnr thân và lôi quấn bạn cùng phấn đấu hoàn thiện. Tuần 3. Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện. Tuần 4. Quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí. Tuần 5. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. Tuần 6. Chia sẻ kết quả, cảm xúc, những khó khăn và cách vượt qua khi rèn luyện bản thân. Đánh giá cuối chủ đề. |
4 |
Trách nhiệm với gia đình |
9 Tiết |
Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình. Biết cách hoá giải những mâu thuẩn, xung đột xảy ra trong gia đinh. Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đỉnh. Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình. Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình. |
Tuần 1. Diễn đàn “Trách nhiệm với người thân gia đình”. Tuần 2. Giao lưu với những “Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình”. Tuần 3. Tọa đàm “Lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình phù hợp và tiết kiệm”. |
1. Tìm hiểu những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình. 2. Tìm hiểu cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. 3. Tìm hiểu về sự tự tin, tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc và tự giác tham gia lao động trong gia đình. 4. Tìm hiểu về kế hoạch chi tiêu phù hợp, thực hiện tiết kiệm tài chính. 5. Rèn luyện kĩ năng hóa giải mâu thuẫn, xung đột và quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. 6. Tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình và tự giác thực hiện có trách nhiệm. 7. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình. 8. Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình. 9. Thực hiện trách nhiệm đối với gia đình. |
Tuần 1. Diễn đàn “Trách nhiệm với người thân gia đình”. Tuần 2. Giao lưu với những “Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình”. Tuần 3. Tọa đàm “Lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình phù hợp và tiết kiệm”. |
5 |
Phát triển cộng đồng |
9 Tiết |
Biết cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đống. Thế hiện được hành vi vẫn minh ndi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đống. Xây dựng được kế hoạch tố chức hoạt động phát triến cộng đống và đế xuất được giải pháp quần lí việc thực hiện hoạt động đó. Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đống. Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyến thông trong cộng đống về vấn đế văn hoá mạng xã hội. |
Tuần 1. Nghe nói chuyện về phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội” Tuần 2. Biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền “Thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng”. Tuần 3. Thi tuyên truyền “Văn hóa sử dụng mạng xã hội trong thanh niên”. |
1. Tìm hiểu biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng. 2. Tìm hiểu hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng. 3. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. 4. Thể hiện các hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng. 5. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và giải pháp quản lí thực hiện. 6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội. 7. Tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng và đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng. |
Tuần 1. Nghe nói chuyện về phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội” Tuần 2. Biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền “Thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng”. Tuần 3. Thi tuyên truyền “Văn hóa sử dụng mạng xã hội trong thanh niên”. |
6 |
Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên |
6 Tiết |
Nhận ra ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của bản thân. Chủ động, tích cực thực hiện việc bảo tốn cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi mọi người cùng thực hiện. Đánh giá được thực trạng bảo tốn danh lam thảng cảnh của cộng đống dân cư tại địa phương. |
Tuần 1. Tham gia cuộc thi tìm hiểu về các di sản thiên nhiên thế giới và quốc gia của Việt Nam Tuần 2. Tọa đàm về ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế và hoạt động sống của con người đến việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. |
1. Chia sẻ về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của bản thân. 2. Tìm hiểu biểu hiện của sự chủ động, tích cực thực hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 3. Lập kế hoạch đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương. 4. Đánh gía thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư địa phương theo kế hoạch đã xây dựng. 5. Xây dựng kế hoạch hoạt động quảng bá hình ảnh và kêu gọi bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 6. Thực hiện kế hoạch hoạt động quảng bá hình ảnh và kêu gọi bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh 7. Thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và kêu gọi mọi người cùng thực hiện. |
Tuần 1. Trình bày kết quả đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương theo kế hoạch đã lập. Tuần 2. Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động quảng bá hình ảnh và kêu gọi bảo tồn cảnh quan thiên nhiên theo kế hoạch đã lập. Đánh giá cuối chủ đề. |
7 |
Bảo vệ môi trường |
9 Tiết |
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường và báo cáo kết quả khảo sát. Đưa ra được các kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp bảo vệ tài nguyên |
Tuần 1. Giao lưu sản xuất, kinh doanh và môi trường tự nhiên. Tuần 2. Triển lãm sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên ở địa phương. Tuần 3.Tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương. |
Tìm hiểu về tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường. Phân tích tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường. Đề xuất kiến nghị bảo vệ môi trường theo kết quả khảo sát. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên tới người dân địa phương. Tham gia bảo vệ môi trường tài nguyên. ( 3 tiết định kì (PL2) |
Tuần 1. Chia sẻ, kết quả khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của sản xuất, kinh doanh đến môi trường ở địa phương. Tuần 2. Chia sẻ về kiến nghị bảo vệ môi trường ở địa phương. Tuần 3. Chia sẻ kết quả tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương. Đánh giá cuối chủ đề. |
8 |
Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động |
12 Tiết |
Phân loại các nhóm nghề cơ bản, chỉ ra đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề Sưu tầm được tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động Phân tích được yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực người lao động Giải thích được ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động. |
Tuần 1. Tìm hiểu về xu hướng nghề nghiệp trong thời đại 4.0 và thị trường lao động hiện nay. Tuần 2. Trao đổi về những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tuần 3. Diễn đàn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động. Tuần 4. Giao lưu tham quan, tìm hiểu góc trưng bày, giới thiệu các nhóm ngành nghề có xu hướng phát triển tư vấn nghề nghiệp. |
Tìm hiểu về các nhóm nghề cơ bản. Tìm hiểu ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động. Phân tích yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực của người lao động. Sưu tầm và giới thiệu tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động. Giải thích ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động. Tích cực tìm hiểu và trao đổi thông tin về các nhóm nghề, yêu cầu của thị trường lao động. |
Tuần 1. Chia sẻ về việc tìm hiểu thông tin nhóm nghề cơ bản. Tuần 2. Chia sẻ về yêu cầu của nhà tuyển dụng và đánh giá sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề nghề lựa chọn. Tuần 3. Chia sẻ cách sưu tầm tài liệu về xu hướng phát triển của các nghề trong xã hội và thị trường lao động. Tuần 4. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động. Đánh giá cuối chủ đề. |
9 |
Rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với nhóm nghê lựa chọn |
11 Tiết |
Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề và chỉ ra được phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc không phù hợp với nhóm nghề/nghề lựa chọn. Đánh giá được khó khăn, thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn. Đề xuất được giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp. |
Tuần 1. Tìm hiểu, phát triển các nhóm nghề trong xã hội hiện đại. Tuần 2. Tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất, năng lực của các nhóm nghề. Tuần 3. Hùng biện hiểu bản thân chọn nghề phù hợp. Tuần 4. Giao lưu với doanh nhân thành đạt. |
1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề. 2. Xác định sự phù hợp về phẩm chất, năng lực của bản thân đối với nhóm nghề/ nghề lựa chọn. 3. Đánh giá khó khăn, thuận lợi trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện abnr thân theo nhóm nghề đã lựa chọn. 4. Đề xuất giải pháp học tập, rèn luyện theo nhóm nghề hoặc nghề lựa chọn. 5. Thực hiện giải pháp học tập, rèn luyện theo nhóm nghề hoặc nghề lựa chọn. |
Tuần 1. chia sẻ về việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân với từng nhóm nghề. Tuần 2. Chia sẻ kết quả phù hợp của bản thân về phẩm chất, năng lực đối với nhóm nghề nghề lựa chọn. Tuần 3. Chia sẻ kết quả đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân theo nhóm nghề lựa chọn. Tuần 4. và chia sẻ kết quả thực hiện giải pháp học tập, rèn luyện theo nhóm nghề nghề lựa chọn đánh giá cuối chủ đề. |
10 |
Xây dụng và thực hiện kế hoạch học tập theo định huớng ngành, nghề lựa chọn |
6 Tiết |
Trình bày được các thông tin cơ bản về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề/nghề mà bản thân định lựa chọn. Tham vấn được ý kến của thấy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn. Xác định được những trường đào tạo nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn. |
Tuần 1. Trao đổi về thông tin cơ bản của các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến nhóm nghề nghề định lựa chọn. Tuần 2. Tham vấn nghề nghiệp. |
1. Tìm hiểu nội dung tham vấn về dự kiến nghành nghề lựa chọn. 2. Tìm hiểu và trình bày thông tin về các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến nhóm nghề hoặc nghề lựa chọn. 3. Tham vấn ý kiến về dự kiến nghành, nghề lựa chọn. 4. Xác định cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến việc học tập hướng nghiệp. 5. Xây dựng kế hoạch học tập theo định hướng ngành nghề lựa chọn. 6. Thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành nghề lựa chọn. |
Tuần 1. Chia sẻ thông tin về hệ thống các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến ngành nghề lựa chọn. Tuần 2. Chia sẻ kết quả tham vấn nghề nghiệp. Đánh giá cuối chủ đề. |
2. Đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá |
Thời gian (1) |
Thời điểm (2) |
Yêu cầu cần đạt (3) |
Hình thức (4) |
Đánh giá thường xuyên |
Sau kết thúc chủ đề |
Đáp ứng YCCĐ của chủ đề |
Sản phẩm hoạt động của HS Bảng kiểm và phiếu tự đánh giá |
|
Cuối học kỳ 1 |
Trong tuần 17 |
Đáp ứng YCCĐ của chủ đề của học kỳ 1 |
Sản phẩm hoạt động của HS Bảng kiểm và phiếu tự đánh giá |
|
Cuối học kỳ 2 |
Trong tuần 34 |
Đáp ứng YCCĐ của chủ đề của học kỳ 2 |
Sản phẩm hoạt động của HS Bảng kiểm và phiếu tự đánh giá |
III. CÁC NỘI DUNG KHÁC (nếu có)
…….., ngày … tháng …năm 20…. |
|
TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục II môn Hoạt động trải nghiệm 11
TRƯỜNG THPT …… TỔ HOẠT ĐỘNG TNHN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP – KHỐI LỚP 11
NĂM HỌC 20….–20….
Số lớp: …; Số HS: 215
1.1. Hoạt động trải nghiệm định kỳ (tham quan, sinh hoạt tập thể)
STT |
Chủ đề (1) |
Yêu cầu cần đạt (2) |
Số tiết (3) |
Thời điểm (4) |
Địa điểm (5) |
Chủ trì (6) |
Phối hợp (7) |
Điều kiện thực hiện (8) |
1. |
Bảo vệ môi trường |
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường và báo cáo kết quả khảo sát. Đưa ra được các kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp bảo vệ tài nguyên |
1 buổi (3 tiết) |
Tuần 4 của tháng 3 |
Nhà máy Thủy điện Khánh Khê |
GV Nhóm HĐTNHN |
– Các GV chủ nhiệm của khối lớp 11 – Ban quản lí nhà máy thủy điện |
– Xe đưa đón HS – Giấy bút – Phiếu quan sát – Máy ảnh, điện thoại để thu thập tư liệu |
……, ngày… tháng… năm 20…. |
|
TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch giáo dục môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống KHGD môn Ngữ văn lớp 11 (Phụ lục I, II Công văn 5512) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.