Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án STEM Công nghệ 10 Kế hoạch bài dạy STEM Công nghệ lớp 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án STEM Công nghệ 10 nhằm hướng tới cho học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng chế tạo ra được sản phẩm, phát triển các năng lực chung, năng lực cốt lõi và hình thành các phẩm chất cho học sinh.

Thầy cô tham khảo giáo án STEM môn Công nghệ lớp 10 để có định hướng thiết kế bài giảng thông minh, dễ hiểu hơn. Qua đó, học sinh tiếp nhận thông tin mới một cách chủ động, hào hứng. Đây là phương pháp tối ưu để trẻ có được hiệu quả học tập tốt như mong đợi dễ dàng hơn. Ngoài ra thầy cô tham khảo thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục giáo án lớp 10.

Giáo án STEM môn Công nghệ 10

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

CHỦ ĐỀ STEM: “THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGÔI NHÀ MƠ ƯỚC”

Môn: Công nghệ – Lớp: 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ

Dự án “Thiết kế mô hình ngôi nhà mơ ước” là một ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho đối tượng HS lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bằng việc tìm hiểu, thiết kế mô hình này, Học sinh phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về vẽ kĩ thuật kết hợp với kiến thức liên môn toán, tin học, mỹ thuật, địa lý… cùng với năng lực sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Từ đó học sinh sẽ nghiên cứu, tìm hiểu, thiết kế, lên ý tưởng để thiết kế và chế tạo mô hình sản phẩm.

Hoc sinh sẽ tìm hiểu các kiểu kiến trúc nhà ở phổ biến, cách vẽ và đọc các loại bản vẽ xây dựng, nghiên cứu các kiến thức về kiểu nhà ở, cấu tạo nhà ở, vật liệu xây dựng, chú ý sử dụng vật liệu tái chế, gần gũi với cuộc sống… để hoàn thành nhiệm vụ của mình theo những tiêu chí đã được đặt ra.

Để thực hiện được dự án này, học sinh cần chiếm lĩnh kiến thức của các môn học như sau:

– Công nghệ 10: Bài 8 (Bản vẽ kỹ thuật và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật), bài 9 (Hình chiếu vuông góc), bài 15 (Bản vẽ xây dựng), bài 18 (Quy trình thiết kế kỹ thuật)

– Đồng thời, học sinh phải huy động kiến thức của các môn học liên quan như:

Tin học: Bảng tính Excel để tính chi phí, xử lý số liệu đánh giá sản phẩm các nhóm, tìm kiếm trên mạng internet các thông tin về kiểu nhà ở, vật liệu sử dụng phù hợp, soạn bài thuyết trình sản phẩm trên powerpoint, làm video về giới thiệu sản phẩm nhóm…

Toán: Sử dụng kiến thức môn Toán để xác định diện tích, tính chu vi các phòng, tính toán tỷ lệ giữa ngôi nhà theo bản thiết kế với mô hình sản phẩm. Tính toán chi phí sử dụng làm mô hình nhà.

Mỹ thuật: Biết cách tạo hình, phối màu, cắt ghép, sơn màu và biến những vật dụng tái chế như que kem, xiên que, tấm formex, vỏ hộp bánh, giấy ăn, sợi len… thành mô hình nhà ở có các phong cách khác nhau, tiện ích, sắc màu tươi sáng…

Địa lý: Nắm bắt được đặc điểm văn hóa vùng miền để thi công các ngôi nhà có kiến trúc phù hợp, chọn vật liệu phù hợp với khí hậu địa phương…

II. Mục tiêu

1. Kiến thức

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng về nhà ở (đặc điểm chung của nhà ở, các kiến trúc nhà ở đặc trưng, cách vẽ các loại bản vẽ xây dựng, quy trình thiết kế kỹ thuật) để hình thành ý tưởng thiết kế một ngôi nhà.

Tham khảo thêm:   Đơn xin phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo Mẫu đơn

– Lắp ráp một mô hình nhà ở với các đồ dùng gia dụng tiêu biểu từ những vật liệu có sẵn.

– Phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính tự lực và năng lực cộng tác trong việc tổ chức và thực hiện mô hình ngôi nhà.

2. Năng lực

a. Năng lực công nghệ

– Nhận thức công nghệ: Nhận biết các yêu cầu khi thiết kế nhà ở, nhận biết các bước thiết kế và xây dựng nhà ở thông qua việc lắp ráp mô hình ngôi nhà.

– Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá ngôi nhà đối sánh với kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam, cấu tạo chung của nhà ở.

– Thiết kế công nghệ: Thiết kế được mô hình ngôi nhà thể hiện các yếu tố đặc trưng nhà ở của Việt Nam, sử dụng tiết kiệm năng lượng và đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

b. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học:

Tìm kiếm thông tin để tìm hiểu

Quản lý thời gian: Chủ động trong thời gian quy định và phân công nhiệm vụ hợp lý để hoàn thành sản phẩm đúng tiến độ.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

Phân tích tình huống GV đưa ra để lựa chọn cách thực hiện sản phẩm.

Thực hành tạo ra sản phẩm.

Tạo được ngôi nhà theo nhiều phong cách khác nhau.

Lựa chọn được vật liệu có giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của sản phẩm.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác:

Biết trình bày ý tưởng cho việc thiết kế ngôi nhà, thảo luận những vấn đề của dự án, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

Đưa ra nhận xét về sản phẩm của nhóm mình và nhóm khác, chấm điểm sản phẩm các nhóm.

Làm việc nhóm: phân công nhiệm vụ rõ ràng, hỗ trợ nhau.

Thuyết trình: Trình bày một cách thuyết phục sản phẩm của nhóm.

Phản biện: Trao đổi, chia sẻ ý kiến cá nhân một cách thuyết phục, lắng nghe và chấp nhận ý kiến của nhau.

3. Phẩm chất

– Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, tôn trọng ý tưởng sáng tạo của người khác.

– Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về nhà ở để thực hiện dự án.

– Tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập, nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân; chủ động, tích cực thực hiện những công việc thuộc nhiệm vụ bản thân đề góp phần hoàn thành dự án; vận dụng một cách linh hoạt những kiên thức, kĩ năng về nhà ở trong việc xây dựng ý tưởng thiết kế và lắp ráp mô hình ngôi nhà.

4. Thiết bị và học liệu

– Máy tính, máy chiếu.

– Nguyên vật liệu và dụng cụ để tạo mô hình ngôi nhà đơn giản: Ống nhựa, tre, nứa, gỗ, giấy bìa cứng, que kem, xốp, keo dán, kéo, dao, cưa, đinh vít…

– Nguyên vật liệu chuẩn bị thêm (các nhóm có thể khác nhau).

– Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật, giấy A4, A0, bút dạ, bút màu.

– Sách giáo khoa và một số tài liệu tham khảo trên mạng internet.

– Link truy cập ứng dụng Padlet chứa hồ sơ dự án:

https://padlet.com/tranthilamthptnht/d-n-stem-thi-t-k-m-h-nh-ng-i-nh-m-c-ljm7cp8xqdh2irqu

– Link google sheet truy cập vào phiếu đánh giá sản phẩm:

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1z3BypKDEWvNFK9TYLzFyjpTKfQO-EAWIGh6EDfSzsqs/edit#gid=0

– Link truy cập ứng dụng Mentimeter để khảo sát ý kiến học sinh sau dự án :

https://www.menti.com/alxbejp635c4

5. Tiến trình dạy học:

Hoạt động học

(Thời gian)

Mục đích đánh giá

Phương pháp/kỹ thuật dạy học

Công cụ đánh giá

Người đánh giá

1. Xác định vấn đề, giới thiệu dự án (Lồng ghép với xây dựng kiến thức nền)

(1 tiết)

Đánh giá kiến thức đã học, kinh nghiệm thực tiễn và các kĩ năng liên quan cần sử dụng trong bài học.

Phương pháp dạy học trực quan/Kỹ thuật khăn trải bàn

– Câu hỏi tự luận.

– Đánh giá trực tiếp dựa trên câu trả lời của học sinh.

Giáo viên.

– Bảng kiểm, rubric (các tiêu chí viết dưới dạng các câu hỏi – Bảng hỏi).

Học sinh tự đánh giá.

Phương pháp hỏi đáp.

– Câu hỏi tự luận, kỹ thuật công não nói.

Giáo viên.

2. Nghiên cứu kiến thức nền và xây dựng bản thiết kế

(1 tiết)

Đánh giá kiến thức nền của học sinh.

Phương pháp viết.

– Câu hỏi, sơ đồ tư duy, bài tập (thiết kế thành các phiếu học tập).

Giáo viên.

Đánh giá bản vẽ/bản trình bày giải pháp theo yêu cầu.

Phương pháp quan sát (bản vẽ/bản trình bày giải pháp).

– Rubric, phiếu học tập.

Học sinh tự đánh giá.

3. Lựa chọn giải pháp

(1 tiết)

Đánh giá giải pháp và kĩ năng trình bày (theo tiêu chí giáo viên đưa ra khi giao nhiệm vụ).

Phương pháp quan sát (học sinh trình bày bản thiết kế).

Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập (bản thiết kế).

– Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric).

– Thang đo.

Giáo viên, học sinh đánh giá đồng đẳng.

Đánh giá mức độ hiểu rõ kiến thức, biện pháp đề xuất, khả năng vận dụng kiến thức vào đề xuất giải pháp.

Phương pháp quan sát (học sinh trình bày bản thiết kế).

Phương pháp hỏi đáp (thảo luận chung cả lớp, giáo viên và học sinh khác đặt câu hỏi làm rõ, phản biện và nhóm trình bày trả lời).

– Câu hỏi tự luận

Giáo viên, học sinh đánh giá đồng đẳng.

4. Chế tạo mẫu, thử nghiệm

và đánh

giá sản phẩm

(Học sinh làm việc ở nhà hoặc phòng thực hành, lớp học)

Đánh giá sản phẩm thử nghiệm theo tiêu chí đánh giá sản phẩm.

Phương pháp quan sát (thông qua quan sát sản phẩm chế tạo).

– Phiếu đánh giá theo tiêu chí

(rubric).

– Bảng kiểm.

Học sinh tự đánh giá.

5. Triển lãm, giới thiệu sản phẩm (Chia sẻ, thảo luận, điều

chỉnh)

(1 tiết)

Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức vào chế tạo sản phẩm, khả năng giải quyết vấn đề trong quá trình chế tạo sản phẩm và ý tưởng cải tiến, phát triển sản phẩm.

Phương pháp quan sát (thông qua trình bày sản phẩm)/Kỹ thuật trạm kết hợp mảnh ghép và phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập (thông qua sản phẩm STEM của bài học).

– Câu hỏi tự luận

Giáo viên, học sinh đánh giá đồng đẳng.

Đánh giá năng lực hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề…

Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập (thông qua biên bản, nhật kí chế tạo sản phẩm).

Phiếu đánh giá theo tiêu chí.

Thang đo.

Bảng kiểm.

Giáo viên (thông qua hồ sơ học tập).

Học sinh tự đánh giá.

Tham khảo thêm:   Mẫu phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm Phiếu tư vấn giới thiệu việc làm

Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ, GIỚI THIỆU DỰ ÁN

(Tiết 1 – 45 phút tại lớp)

1. Mục tiêu

– Thu hút mối quan tâm của học sinh vào chủ đề dự án. Giúp HS nhận biết chủ đề dự án, các nhiệm vụ phải thực hiện để hoàn thành dự án.

– Cung cấp thông tin về việc thực hiện dự án cho học sinh.

– Xác định được các kiến thức và kỹ năng cần sử dụng để thiết kế và thi công mô hình ngôi nhà mơ ước.

– Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về hình chiếu, bản vẽ chi tiết, bản vẽ hình cắt, bản vẽ nhà để tạo mô hình nhà đơn giản.

– Học sinh tiếp nhận được nhiệm vụ thiết kế ngôi nhà mình mong muốn, ghi nhận được các tiêu chí của sản phẩm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm này.

2. Nội dung

– GV yêu cầu học sinh quan sát tình huống sau:

Có 3 người đến nhà bạn chơi thấy ngôi nhà quá đẹp và muốn xây dựng một cái tương tự cho gia đình mình, ba người này tìm đến thợ xây:

+ Người thứ nhất mô tả lại theo trí nhớ về ngôi nhà cho thợ xây.

+ Người thứ hai đưa người thợ xây đến ngôi nhà của người bạn để quan sát và xây dựng.

+ Người thứ ba xin bản vẽ xây dựng của người bạn và đưa cho người thợ xây.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh 9 năm 2023 - 2024 Phân phối chương trình môn Tiếng Anh 9

Câu 1: Em có nhận xét gì về 3 cách làm trên ?

Câu 2: Bản vẽ xây dựng đóng vai trò gì trong việc xây dựng một ngôi nhà?

– Giáo viên đặt câu hỏi tình huống để thu hút sự quan tâm của học sinh đến chủ đề dự án. Từ đó giáo viên tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các nhóm giúp các nhóm học sinh hiểu được chủ đề, mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện dự án học tập (tìm hiểu, thiết kế các mô hình ngôi nhà mà em mơ ước).

– Các nhóm học sinh thảo luận, phân công nhiệm từng thành viên trong nhóm, ghi vào phiếu học tập và bản ghi chép nhiệm vụ của nhóm.

– Học sinh xác định được nhiệm vụ làm mô hình ngôi nhà theo các tiêu chí mà giáo viên hướng dẫn đưa ra trong các bảng tiêu chí về đánh giá bản thiết kế và đánh giá sản phẩm thiết kế mô hình ngôi nhà mơ ước.

– Thành lập nhóm: Học sinh tự chọn nhóm 7 đến 9 học sinh, lựa chọn những học sinh cùng chung ý tưởng hoặc những học sinh có ý tưởng thiết kế ngôi nhà gần giống nhau.

– Học sinh thành lập nhóm và lập danh sách nhóm các thông tin cá nhân để tiện trao đổi và liên lạc (Số điện thoại. email, giờ rảnh, sở trường liên qua đến thiết kế kĩ thuật và thực hiện dự án, năng khiếu của bản thân).

3. Sản phẩm hoạt động

– Câu trả lời của học sinh về tình huống giáo viên đưa ra:

+ Người thứ nhất mô tả bằng lời như vậy rất khó hình dung để xây 1 ngôi nhà.

+ Người thứ hai cùng người thợ quan sát nhưng chưa thể nắm được kích thước, số liệu ngôi nhà cần xây dựng.

+ Người thứ ba sử dụng bản vẽ xây dựng giúp người thợ dễ dàng hình dung và xây

– Một bản ghi chép nhiệm vụ của nhóm: Định hình được kiểu nhà và mô hình ngôi nhà, bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.

– Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế ngôi nhà (Bản vẽ các loại hình chiếu của ngôi nhà, kiểu kiến trúc nhà ở, các bộ phận ngôi nhà, vật liệu xây dựng, các đồ dùng, thiết bị đồ dùng bố trí trong nhà…)

– Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế và bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm.

– Kế hoạch thực hiện dự án với các mốc thời gian và nhiệm vụ rõ ràng.

4. Cách thức tổ chức hoạt động:

– Bước 1: Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ:

Học sinh thảo luận nhóm để bổ sung và thống nhất nội dung phiếu đánh giá các hoạt động trong chủ đề STEM.

Giáo viên nêu chủ đề của dự án, mục tiêu của dự án, các tiêu chí đánh giá kết quả dự án.

Các nhóm thảo luận phân công nhiệm vụ, lên kế hoạch hoạt động của nhóm.

– Yêu cầu thảo luận nhóm:

+ Lập kế hoạch, lên ý tưởng thiết kế ngôi nhà mong muốn dựa theo những gợi ý sau:

……..

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án STEM môn Công nghệ lớp 10 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án STEM Công nghệ 10 Kế hoạch bài dạy STEM Công nghệ lớp 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *