Bạn đang xem bài viết ✅ 30 đề ôn thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án) Đề thi thử HSG cấp Trường môn Khoa học tự nhiên 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 30 Đề ôn thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 cấp Trường, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo, rồi so sánh đáp án của mình thuận tiện hơn.

Với 30 đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6, còn giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng giao đề ôn tập cho học sinh của mình ôn luyện, để đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi năm 2023 – 2024. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Văn 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề thi thử học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 – Đề 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
—————-
(Đề tham khảo)
ĐỀ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2022 – 2023
Môn:KHOA HỌC TỰ NHIÊN – Lớp 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Thí sinh chọn một trong các phương án A, B, C hoặc D cho là chính xác nhất

Câu 1. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

A. Vật lý học.
B. Hoá học và Sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.

Câu 2. Trên vỏ một hộp sữa có ghi 450 g. Số ghi đó cho biết điều gì?

A. Khối lượng của hộp sữa.
B. Trọng lượng của sữa trong hộp.
C. Trọng lượng của hộp sữa.
D. Khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 3. Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng không tái tạo?

A. Mặt Trời.
B. Nước.
C. Gió.
D. Dầu.

Câu 4. Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng bao nhiêu gam?

A. 3,5g.
B. 35g.
C. 350g.
D. 3500g.

Câu 5. Em hãy chọn phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu trong các phương án sau:

A. Dùng quạt để quạt tắt ngọn lửa.
B. Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.
C. Dùng nước tưới lên ngọn lửa.
D. Không có phương án dập tắt phù hợp.

Câu 6. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

A. Oxygen.
B. Hydrogen.
C. Nitrogen.
D. Carbon dioxide.

Câu 7. Gang và thép đều là hợp kim được tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt. Vì sao gang ít được sử dụng trong các công trình xây dựng?

A. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.
B. Vì gang khó sản xuất hơn thép.
C. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.
D. Vì gang giòn hơn thép.

Câu 8. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. nhũ tương.
B. huyền phù.
C. dung dịch.
D. dung môi.

Câu 9. Sinh vật nào dưới đây không có cấu tạo tế bào?

A. Virus.
B. Cây me.
C. Vi khuẩn.
D. Con mèo.

Câu 10. Tập hợp các loài nào dưới đây thuộc lớp Động vật có vú (thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.
D. Gấu, mèo, dê, cá heo.

II. PHẦN TỰ LUẬN (15 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

Ngày nay, người ta đã sản xuất nhiều xe máy điện để phục vụ đời sống của con người.

Câu 1

a) Theo em, việc sửa chữa xe máy điện có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không?

b) Việc sản xuất xe máy điện là ứng dụng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

c) Sử dụng xe máy điện có gây ô nhiễm môi trường không?

Câu 2. (1,5 điểm):

Trường của bạn Bình có tổ chức chuyến du lịch ngoại khóa tại Củ Chi cách trường khoảng 100 km. Xe khởi hành tại trường lúc 6 giờ sáng. Trên đường đi xe có dừng lại tại điểm A khoảng 30 phút để các bạn ăn sáng. Xe rời khỏi điểm A lúc 7 giờ 30 phút và đến Củ Chi lúc 8 giờ 40 phút. Hỏi:

a) Quãng đường từ trường đến khu du lịch là bao nhiêu mét?

b) Xe đến điểm A lúc mấy giờ?

c) Khoảng thời gian xe chạy từ điểm A đến Củ Chi mất bao nhiêu phút?

Câu 3. (3,5 điểm):

Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.

a) Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó.

b) Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100 ml khí oxygen.

c) Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục?

d) Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?

Câu 4. (2,5 điểm):

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi theo các yêu cầu dưới đây:

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÍ

Ăn uống là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Chế độ ăn uống hợp lí sẽ đảm bảo sự phát triển tốt của cơ thể, phòng tránh được bệnh tật. Một số nguyên tắc về chế độ ăn uống hợp lí được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra, đó là:

– Ăn đa dạng nhiều loại (đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột đường (tinh bột và đường), vitamin và chất khoáng, chất béo, chất đạm).

– Phối hợp thức ăn nguồn đạm thực vật và đạm động vật.

– Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lí.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022 - 2023 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 12 (Có đáp án)

– Ăn rau quả hàng ngày.

a) Kể tên một số nguồn đạm động vật và đạm thực vật mà em biết.

b) Kể tên một số loại dầu thực vật và mỡ động vật mà em biết.

c) Kể tên một số loại rau quả được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của em. Chúng được chế biến như thế nào để làm thực phẩm trong bữa ăn?

Câu 5. (3,5 điểm):

Quan sát hình bên về vi khuẩn.

Câu 5

a) Hoàn thành cấu trúc tế bào vi khuẩn (1), (2), (3).

b) Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ hay nhân thực? Giải thích.

c) Dự đoán lông và roi trong cấu trúc tế bào vi khuẩn dùng để làm gì?

d) So sánh cấu trúc tế bào trùng biến hình với vi khuẩn.

Câu 6. (2 điểm):

Đọc đoạn thông tin sau:

Tê giác trắng hay tê giác môi vuông (Ceratotherium simum) là một trong năm loài tê giác còn tồn tại và một trong số rất ít loài động vật ăn cỏ lớn còn tồn tại. Chúng có nguồn gốc ở đông bắc và miền nam Châu Phi. Tê giác có xu hướng sống thành bầy đàn từ 1 – 7 con, mặc dù chúng là những động vật to lớn. Trên mõm của chúng có 2 sừng với cấu tạo từ các sợi keratin (không phải xương như gạc hươu, nai).

Câu 6

Đặc trưng phân biệt rõ nhất của tê giác là sừng lớn trên mũi.

Sừng tê giác có thành phần cấu tạo keratin tương tự tóc và móng tay của con người. Tại Đông Nam Á và nhất là Việt Nam, người dân mài sừng tế giác pha với nước hay rượu để uống và tin rằng có thể dùng chữa bệnh. Việt Nam cũng là nước tiêu thụ lậu sừng tê giác lớn nhất thế giới. Các chiến dịch bảo vệ tê giác được khởi động từ những thập niên 1970, nhưng quần thể tê giác vẫn tiếp tục suy giảm nghiêm trọng. Việc buôn bán các bộ phận cơ thể tê giác bị cấm theo thỏa ước của CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), nhưng việc săn bắn trộm vẫn là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với tất cả các loài tê giác.

Dựa vào thông tin trên và kiến thức em đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

a) Sừng tê giác có phải là thuốc chữa trị bệnh hay không? Vì sao?

b) Chúng ta cần làm gì để tránh tê giác bị tuyệt chủng?

Câu 7. (4 điểm):

Bảng dưới đây cho biết số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của hai loại đèn có độ sáng bằng nhau.

Loại đèn

Thời gian thắp sáng tối đa

Điện năng tiêu thụ trong 1 h

Giá

Dây tóc

(220V-75W)

1 000 h

0,075 kW.h

5 000 đồng

Compact

(220V-20W)

5 000 h

0,020 kW.h

40 000 đồng

Dựa vào bảng trên em hãy tính số tiền mà một trường học tiết kiệm được trong 1 năm (365 ngày) khi thay thế 150 bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact. Cho biết giá điện là 1 500 đồng/ KW.h và mỗi ngày các đèn hoạt động 8 h.

Câu 8. (1 điểm):

Tại sao người đứng ở Nam Cực không bị rơi ra ngoài Trái Đất?

Câu 8

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mỗi ý đúng 0,5 điểm

1D

2D

3D

4D

5B

6C

7D

8B

9A

10D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Điểm

1

a) Sửa chữa xe máy điện không phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên.

b) Việc sản xuất xe máy điện là ứng dụng chủ yếu thuộc lĩnh vực vật lý và hoá học. Vật lý nghiên cứu cơ chế chuyển động, hoá học nghiên cứu cơ chế tích điện vào ắc quy cho xe vận hành.

c) Khi sử dụng xe máy điện sẽ hạn chế được việc thải khói bụi ra ngoài không khí. Tuy nhiên, ắc quy của xe máy điện sau khi loại thải mà không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường rất nặng nề.

0,5

0,5

1,0

2

a) Quãng đường từ trường đến khu du lịch: 100 km = 100 000 m.

b) Xe đến điểm A lúc: 7 giờ 30 phút – 30 phút = 7 giờ.

c) Thời gian xe đi từ điểm A đến khu du lịch:

8 giờ 40 phút – 7 giờ 30 phút = 1 giờ 10 phút.

0,5

0,5

0,5

3

a) Thể tích của phòng học: 12. 7. 4 = 336 m3.

Thể tích oxygen trong phòng học: 336: 5 = 67,2 m3.

b) Thể tích oxygen 1 học sinh dùng trong 45 phút: 16. 0,1. 45 = 72 lít.

Thể tích oxygen 50 học sinh dùng trong 45 phút: 72. 50 = 3 600 lít = 3,6 m3.

Kết luận: Lượng oxygen trong phòng đủ để học sinh hô hấp trong 45 phút.

c) Phòng học nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với không khí bên ngoài nhằm cân bằng thành phần khí, đảm bảo chất lượng không khí trong phòng được tốt hơn.

d) Sau mỗi tiết học nên ra ngoài lớp học để vận động nhẹ, tăng khả năng hô hấp và được hít thở không khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong phòng học.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

4

a) – Một số nguồn đạm động vật: (nạc) thịt bò, thịt gà, thịt lợn,.

– Một số nguồn đạm thực vật: đậu tương, đậu xanh,….

b) – Một số loại dầu thực vật: đậu tương, vừng, lạc,…

– Một số loại mỡ động vật: mỡ heo, mỡ gà, mỡ bò,…

c) Một số rau quả: rau cải, rau muống, rau cần, quả cam, quả bưởi, táo,…

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

5

a) (1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Vùng nhân.

b) Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ.

Giải thích: Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân bao bọc khối vật chất di truyền.

c) Thành phần roi và lông trong cấu trúc tế bào vi khuẩn giúp chúng có khả năng di chuyển.

d) So sánh trùng biến hình và vi khuẩn:

– Giống nhau: đều được cấu tạo từ một tế bào.

– Khác nhau: trùng biến hình thuộc nhóm tế bào nhân thực, còn vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ.

1,0

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

6

a) Không. Sừng tê giác có thành phần cấu tạo keratin tương tự tóc và móng tay của con người, do đó không có thành phần nào để chữa bệnh.

b) Không săn bắt; Không tiêu thụ sừng tê giác; Tiêm thuốc độc lên sừng tê giác; Đưa tê giác vào khu vực bảo vệ; Tuyên truyền bảo vệ tê giác.

1,0

1,0

7

● Số giờ thắp sáng của các bóng đèn trong một năm là: 8 x 365 = 2920 h.

● Điện năng bóng đèn dây tóc tiêu thụ trong một năm:

A1 = 2920 x 0,075 = 219 kW.h

● Điện năng bóng đèn compact tiêu thụ trong một năm:

A2 = 2920 x 0,020 = 58,4 kW.h

● Mỗi bóng đèn dây tóc có thời gian thắp sáng tối đa là 1000h, để thắp sáng 2920 h cần tối thiểu:

n1 = 2920/1000 = 2,92 (3 bóng).

→ Vậy tiền mua bóng đèn là: 3 x 5000 đ = 15 000 đ.

● Tiền điện và tiền mua bóng đèn cho một vị trí thắp sáng là:

T1 = A1 x 1500 + 15 000 = 343 500 đ.

● Mỗi bóng đèn compact có thời gian thắp sáng tối đa là 5000 h, để thắp sáng 2920 h cần tối thiểu:

n2 = 2920/5000 = 0,584 (1 bóng).

→ Vậy tiền mua bóng đèn là: 1 x 40 000 đ = 40 000 đ.

● Tiền điện và tiền mua bóng điện cho một vị trí thắp sáng là:

T2 = A2 x 1500 + 40 000 = 127 600 đ.

→ Số tiền mà một trường học tiết kiệm được trong một năm (365 ngày) khi thay thế 150 bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact là:

T = (T1 – T2) x 150 = 32 385 000 đ.

0,25

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

0,5

0,75

8

Là do có lực hút của Trái Đất tác dụng lên người, luôn hướng về tâm Trái Đất.

1,0

Tham khảo thêm:   Soạn bài Cách gọt củ hoa thủy tiên - Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 47 sách Chân trời sáng tạo tập 2

Đề thi thử học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 – Đề 2

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
—————-
(Đề tham khảo)
ĐỀ 2

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2022 – 2023
Môn:KHOA HỌC TỰ NHIÊN – Lớp 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Thí sinh chọn một trong các phương án A, B, C hoặc D cho là chính xác nhất

Câu 1. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Những người hoạt động nghiên cứu khoa học gọi là …………

A. Nhà khoa học.
B. Chuyên gia.
C. Giáo sư.
D. Người nghiên cứu.

Câu 2. Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 80 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3. Thể tích vật rắn là

A. 60 cm3.
B. 40 cm3.
C. 50 cm3.
D. 30 cm3.

Câu 3. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Lốc xoáy.
B. Mưa rơi.
C. Gió thổi.
D. Tạo thành mây.

Câu 4. Khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1950L oxygen và sinh ra 1248 L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.

A. 12390 lít.
B. 45673 lít.
C. 13650 lít.
D. 68250 lít.

Câu 5. Vật liệu nào sau đây không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, không tan trong nước, ít biến đổi khi gặp nóng hay lạnh?

A. Thủy tinh.
B. Xi măng.
C. Kim loại.
D. Cao su.

Câu 6. Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là

A. dung dịch.
B. huyền phù.
C. nhũ tương.
D. chất tinh khiết.

Câu 7. Sự giống nhau của trùng biến hình và vi khuẩn là

A. Đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.
B. Đều được cấu tạo từ hai tế bào.
C. Đều được cấu tạo từ một tế bào.
D. Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào nhân thực, còn vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ.

Câu 8. Loài nào dưới đây không thuộc giới Thực vật?

A. Tảo lục.
B. Dương xỉ.
C. Lúa nước.
D. Rong đuôi chó.

Câu 9. Đâu không phải là bệnh do vi khuẩn gây nên?

A. Lao phổi.
B. Tiêu chảy.
C. Kiết lị.
D. Cảm cúm.

Câu 10. Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

Câu 10

A. Để tiết kiệm vật liệu.
B. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.
C. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn.
D. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.

II. PHẦN TỰ LUẬN (15 điểm)

Câu 1. (2,5 điểm):

Hoạt động Năng lượng dành cho hoạt động trong 1 phút (kJ)
Ngồi yên 6
Đi xe đạp 25
Chơi bóng đá 60
Bơi lội 73

a) Tại sao trong lúc ngồi yên cơ thể vẫn cần năng lượng?

b) Để chơi bóng đá trong một hiệp 45 phút, cầu thủ cần một năng lượng bao nhiêu?

c) Em hãy lí giải tại sao bơi lội lại tốn nhiểu năng lượng hơn đá bóng.

d) Theo em, trong lúc ngủ, cơ thể chúng ta có tiêu thụ năng lượng không?

Câu 2. (1,5 điểm):

Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng mỗi quả khối lượng 50g. Treo một quả nặng 50g vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5 cm.

a) Để lò xo dài thêm 1,5 cm thì cần phải treo vào lò xo bao nhiêu quả nặng?

b) Khi treo 4 quả nặng vào lò xo, người ta đã đo được chiều dài của nó là 12 cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.

Câu 3. (2,5 điểm)

Đọc đoạn thông tin sau:

Ong thường sống theo đàn, nhiều nhất có khi tới 25000 – 50000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm cho nó ở.

Ong chúa thân dài 20 – 25 mm. Cánh ngắn, kim châm ngắn. Ong đực thân dài 15 – 17 mm. Không có ngòi châm, cánh lớn. Ong được chỉ có một tác dụng là giao phối với chúa tơ. Ong thợ là những con ong cái mà bộ phận sinh dục bị thoái hóa, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong: bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong. Mật ong là phức hợp chất được thực hiện khi ong nuốt mật hoa, xử lí chúng và lưu trữ chất và tầng tổ ong. Ong thợ đạt độ tuổi nhất định sẽ hút sáp ong từ một loạt các tuyến trên bụng chúng. Chúng sử dụng sáp để tạo thành các bức tường và chóp tầng tổ ong. Ong thu phấn hoa trong giỏ phấn và mang nó trở về tổ. Trong tổ, phấn hoa được sử dụng làm nguồn cung cấp protein cần thiết trong nuôi ong con.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 3: The Real World Soạn Anh 7 trang 32 sách Cánh diều

Câu 3

Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau:

a) Ong thuộc nhóm động vật không xương sống nào?

b) Trong một đàn ong có mấy loại ong? Chúng thực hiên nhiệm vụ gì trong đàn?

c) Ong mang lại lợi ích gì cho con người?

Câu 4. (5 điểm):

Cuối năm 2019 đầu năm 2020 cả thế giới phải đối mặt với một sinh vật nhỏ bé, chỉ có thể quan sát chúng được dưới kính hiển vi điện tử – virus SARS – COV-2, một chủng của virus corona. Khi người bệnh bị nhiễm virus sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt, ho khan, mệt mỏi, đau nhức, viêm họng, viêm phổi,…từ nhẹ đến nặng.

a) Tại sao người bị nhiễm virus cần phải cách li nghiêm ngặt?

b) Tại sao thuốc kháng sinh lại không tiêu diệt được virus này?

c) Vì sao tiêm phòng vaccine lại là giải pháp hiệu quả giúp con người chống lại virus?

d) Để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ lây nhiễm SARS – COV-2 em cần làm gì?

Câu 5. (2 điểm):

Loài muồng hoàng yến còn có tên là muồng hoàng hậu, bò cạp vàng, bò cạp nước, hoa lồng đèn. Tên chung của loài toàn thế giới sử dụng là Cassia fistula L. Em hãy cho biết:

Câu 5

a) Tên địa phương của loài.

b) Tên khoa học của loài.

c) Cassia là tên chi hay tên họ?

d) Tên khoa học của một số loài được cấu tạo từ mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?

Câu 6. (1,5 điểm):

Hãy trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mỗi ý đúng 0,5 điểm

1A

2C

3D

4D

5D

6C

7C

8A

9D

10B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Điểm

1

a) Lúc ngồi, cơ thể vẫn hoạt động và trao đổi chất: hít, thở, toả nhiệt,…

b) 45 60 = 2 700 kJ.

c) Khi bơi lội ta dùng cả hai tay, trong khi đá bóng, ta dùng chân. Mặt khác, khi bơi lội, môi trường nước lạnh hơn nên cơ thể tốn nhiều nhiệt năng hơn.

d) Có, cơ thể vẫn hoạt động: hít thở, duy trì thân nhiệt,…

0,5

0,5

1,0

0,5

2

a. Treo quả nặng 1 thì lò xo dài thêm 0,5 cm.

Þ Để lò xo dài thêm 1,5 cm thì ta cần treo = 3.

b. Treo 4 quả nặng thì lò xo dài thêm: 4 x 0,5 = 2cm.

Khi treo 4 quả nặng thì lò xo có chiều dài 12 cm.

Þ Chiều dài ban đầu của lò xo là: 12 – 2 = 10 (cm).

0,5

0,5

0,5

3

a) Ong thuộc nhóm chân khớp.

b) Trong một đàn có 3 loại ong:

– Ong thợ: thực hiện tất cả công việc của đàn ong như bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong.

– Ong chúa: sinh sản.

– Ong đực: giao phối với ong chúa.

c) Cung cấp mật và sáp ong, thụ phấn cho cây.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

4

a) Người bị nhiễm virus khi hắt hơi hay ho sẽ làm phát tán virus ra xung quanh trong các giọt bắn (từ dịch mũi họng) làm cho người khác khi tiếp xúc với những giọt bắn sẽ bị nhiễm bệnh.

b) Thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virus vì virus chưa có cấu tạo tế bào mà kháng sinh chỉ tác động lên những sinh vật có cấu trúc tế bào. Kháng sinh chỉ có tác động đến vi khuẩn.

c) Tiêm phòng là đưa virus yếu hoặc bất hoạt vào cơ thể người bình thường, cơ thể tự hình thành nên kháng thể chống lại độc tố virus hoặc tiêu diệt virus bởi vì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và kháng sinh không tiêu diệt loại virus này được.

d) Một số biện pháp:

– Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (cồn 600).

– Không chạm tay vào mắt mũi miệng khi chưa rửa tay.

– Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đến nơi công cộng. Đeo khẩu trang y tế khi đến cơ sở khám chữa bệnh.

– Khi ho hoặc hắt hơi cần dùng khăn giấy hoặc gập khủyu tay để che mũi và miệng.

– Không vứt rác bừa bãi khẩu trang đã qua sử dụng.

– Nếu có các triệu chứng ho, sốt, khó thở hãy thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn.

– Hạn chế tập trung nơi đông người nếu không cần thiết.

1,0

1,0

1,0

2,0

5

a) muồng hoàng hậu, bò cạp vàng, bò cạp nước, hoa lồng đèn.

b) Cassia fistulaL.

c) Tên chi.

d) Tên chi, tính ngữ và tên khoa học.

0,5

0,5

0,5

0,5

6

Dùng nam châm để hút riêng bột sắt ra khỏi hỗn hợp, đồng và muối ăn không bị nam châm hút.

Tiếp theo, đem hoà tan hỗn hợp còn lại vào nước rồi cho qua phễu lọc. Do đồng không tan trong nước nên nằm trên phễu lọc và ta thu được dung dịch muối ăn.

Cô cạn dung dịch muối ăn vừa thu được, ta được muối ăn nguyên chất ở dạng rắn.

0,5

0,5

0,5

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 30 đề ôn thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án) Đề thi thử HSG cấp Trường môn Khoa học tự nhiên 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *