Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy HĐTNHN 11 (Cả năm) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm kế hoạch, những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức và nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 – Chủ đề 1

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG (12 TIẾT)

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

– Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

– Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội.

– Hợp tác được với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.

– Đánh giá được hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống của nhà trường.

– Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

– Góp phần phát triển năng lực chung như năng lực hợp tác, giao tiếp; năng lực đặc thù như năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch, năng lực thích ứng,…

– Góp phần giáo dục phẩm chất nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Tuần 1 – Tiết 1

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

– Trình bày được tác động của mối quan hệ thầy – trò và bạn bè đến sự phát triển của mỗi HS.

– HS có ý thức xây dựng và phát triển các mối quan hệ thầy – trò và bạn bè tốt đẹp.

– Góp phần phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và năng lực thích ứng.

– Góp phần giáo dục phẩm chất nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV

– Xây dựng chương trình khai giảng năm học mới.

– Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kịch bản chương trình tổ chức diễn đàn “Ảnh hưởng của quan hệ thầy – trò và bạn bè đến sự phát triển của cá nhân”.

– Trang trí phông diễn đàn, bục – nơi đứng cho người diễn thuyết/tham luận.

– Phân công các lớp chuẩn bị các tham luận xoay quanh chủ đề. Ví dụ:

+ Vai trò của mối quan hệ thầy trò đối với sự phát triển của HS.

+ Vai trò của mối quan hệ bạn bè đối với sự phát triển của HS.

+ Làm thế nào để xây dựng và phát triển mối quan hệ thầy – trò một cách tốt đẹp?

+ Làm thế nào để xây dựng và phát triển mối quan hệ bạn bè một cách tốt đẹp?

– Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ thể hiện xen kẽ trong diễn đàn.

– Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ.

2. Đối với HS

– Chuẩn bị ý kiến tham gia diễn đàn.

– Chuẩn bị tham luận theo sự phân công.

– Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia thể hiện

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, khai giảng năm học mới

Hoạt động 2. Diễn đàn “Ảnh hưởng của quan hệ thấy – trò và bạn bè đến sự phát triển … của cá nhân

a. Mục tiêu: HS nhận thức được vai trò của các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè đối với mỗi người. Từ đó, các em có ý thức xây dựng và phát triển các mối quan hệ này.

b. Nội dung – Tổ chức thực hiện

– Người dẫn chương trình (NDCT) giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của diễn đàn.

– NDCT giới thiệu lần lượt đại diện các lớp tham luận về nội dung được phân công.

– Yêu cầu những HS khác lắng nghe và phát biểu ý kiến về chủ đề của diễn đàn hoặc đặt câu hỏi cho các tác giả của các tham luận.

– NDCT giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ biểu diễn xen kẽ các tham luận, các ý kiến phát biểu để không khí của buổi diễn đàn thêm hấp dẫn.

– Bí thư Đoàn trường chốt lại những điểm quan trọng trong các tham luận và ý kiến trao đổi.

ĐÁNH GIÁ

– HS các lớp chia sẻ thu hoạch và cảm xúc về diễn đàn.

– HS tự liên hệ về mối quan hệ thầy – trò, bạn bè của bản thân và các biện pháp khắc phục những tồn tại.

Tuần 2 – Tiết 2

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

– Nhận thức được việc kết bạn qua mạng xã hội đang là xu thế mang tính phổ biến.

– Nhận thức được lợi ích và nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi không kiểm soát được việc kết bạn qua mạng xã hội.

– Có ý thức làm chủ và kiểm soát khi kết bạn qua mạng xã hội.

– Hình thành và phát triển năng lực tự chủ; giáo dục phẩm chất trách nhiệm, trung thực, nhân ái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV

– Phối hợp với lớp trực tuấn xây dựng kịch bản chương trình tổ chức buổi tọa đàm.

– Chuẩn bị một số câu hỏi cho tọa đàm, ví dụ:

+ Chia sẻ về những tình huống bạn đã được mời kết bạn trên mạng xã hội. Bạn có đồng ý kết bạn không? Vì sao?

+ Nếu đã từng kết bạn qua mạng xã hội bạn thấy điều đó đã mang lại cho bạn những lợi ích gì?

+ Theo bạn, để tránh gặp rủi ro khi kết bạn qua mạng xã hội, chúng ta cần có biện pháp nào để làm chủ và kiểm soát được mối quan hệ này.

– Phân công người chủ trì buổi tọa đàm và các lớp chuẩn bị ý kiến tham gia tọa đàm.

– Trang trí phông diễn đàn, bàn ghế ngồi cho các thành viên tham gia tọa đàm.

– Yêu cầu HS các lớp chuẩn bị các câu hỏi tham gia tọa đàm.

– Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ thể hiện xen kẽ trong toạ đàm.

– Chuẩn bị phương tiện, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động

– Chuẩn bị hoa hoặc quà lưu niệm cho những người tham gia tọa đàm (nếu có).

2. Đối với HS

– Lớp trực tuần lập kế hoạch tổ chức hoạt động chào cờ và toạ đàm.

– Chuẩn bị câu hỏi/ý kiến tham gia tọa đàm.

– Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia trình diễn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới: Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Tọa đàm “Kết bạn qua mạng xã hội – những lợi ích và nguy cơ”

a. Mục tiêu

– HS nhận thức được việc kết bạn qua mạng xã hội đang là xu thế mang tính phổ biến.

– Nhận thức được lợi ích và nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi không kiểm soát được việc kết bạn qua mạng xã hội.

– Có ý thức làm chủ và kiểm soát khi kết bạn qua mạng xã hội.

b. Nội dung

– Tổ chức thực hiện

– Tiết mục văn nghệ tạo sự hấp dẫn cho buổi tọa đàm.

– HS đại diện lớp trực tuần báo cáo đề dẫn về chủ đề “Kết bạn qua mạng xã hội – những lợi ích và nguy cơ”, mời người chủ trì buổi tọa đàm và đại diện các lớp tham gia tọa đàm lên chia sẻ các ý kiến về những nội dung đã chuẩn bị

– Qua các ý kiến chia sẻ, người chủ trì có thể đặt câu hỏi làm sáng tỏ những vấn đề trọng tâm về những lợi ích và những biện pháp làm chủ, kiểm soát mối quan hệ bạn bè qua mạng xã hội; đồng thời khích lệ HS khác bày tỏ quan điểm về các vấn đề đã nêu và có thể đặt câu hỏi để cùng tranh biện..

– Người chủ trì chốt lại những điểm quan trọng trong các ý kiến trao đổi và nhấn mạnh: Có thể kết bạn qua mạng xã hội nhưng cần thận trọng, biết làm chủ, kiểm soát được mối quan hệ bạn bè qua mạng để tránh những rủi ro.

ĐÁNH GIÁ

– Khích lệ một vài HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc nhận được qua buổi tọa đàm.

– HS tiếp tục chia sẻ thu hoạch và cam kết làm chủ, kiểm soát được mối quan hệ bạn bè qua mạng xã hội.

Tuần 3 – Tiết 3

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

– Nêu được các nét truyền thống của trường mình.

– Nhận thức được trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường.

– Có ý thức chung tay thực hiện các việc làm để xây dựng và phát triển nhà trường.

– Phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá.

– Góp phần hình thành phẩm chất trung thực, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV

– -Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kịch bản tổ chức diễn đàn “Chung tay xây dựng và phát triển nhà trường.

– Phân công người chủ trì diễn đàn (có thể là Bí thư đoàn trường….).

– Phân công người chuẩn bị báo cáo để dân.

– Phân công các lớp chuẩn bị tham gia diễn đàn về những nội dung:

+ Vì sao chúng ta cần chung tay xây dựng và phát triển nhà trường

+ Những truyền thống nào của nhà trường cần giữ gìn và phát huy

+ Các thế hệ HS đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường?

+ Chúng ta cần phát triển các mối quan hệ thầy trò, bạn bè như thế nào để góp phần phát triển nhà trường

– Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ thể hiện xen kẽ trong quá trình buổi diễn đàn diễn ra.

– Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ.

2. Đối với HS

– Tìm hiểu về những hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.

– Chuẩn bị nội dung để tham gia diễn đàn.

– Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia trình diễn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Diễn đàn “Chung tay xây dựng và phát triển nhà trường”

a. Mục tiêu: HS nêu được những hoạt động, những việc cần làm để xây dựng và phát triển trường mình, từ đó tự giác và có trách nhiệm tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.

b. Nội dung – Tổ chức thực hiện

– NDCT trình bày báo cáo để dẫn và giới thiệu người chủ trì diễn đàn.

– Người chủ trì đặt các câu hỏi về nội dung diễn đàn như đã chuẩn bị để HS các lớp tham gia chia sẻ suy nghĩ của mình.

– Người chủ trì lần lượt mời những HS có ý kiến tham gia diễn đàn.

– Xen kẽ các ý kiến là các tiết mục văn nghệ do các lớp đã được phân công chuẩn bị.

– Người chủ trì khích lệ các ý kiến khác của HS.

– Người chủ trì cần chốt lại: Là thành viên của nhà trường, mỗi HS đều cần có ý thức trách nhiệm và tự giác tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường; cố gắng học tập và tu dưỡng tốt; củng cố và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè; hợp tác có hiệu quả với bạn bè để cùng chung tay xây dựng và phát triển nhà trường.

ĐÁNH GIÁ

– Mời một số HS chia sẻ thu hoạch sau khi tham gia diễn đàn và thể hiện ý chí quyết tâm xây dựng và phát triển nhà trường.

– HS tiếp tục chia sẻ cảm xúc và những việc cần làm để xây dựng và phát triển nhà trường.

Tham khảo thêm:   Tin học 8 Bài 6: Thực hành tổng hợp Tin học lớp 8 Cánh diều trang 38, 39

……….

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 – Chủ đề 2

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN (12 TIẾT)

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

  • Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
  • Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  • Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động, năng lực hướng nghiệp và các phẩm chất tự tin, trách nhiệm.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Nhận diện được nét riêng và thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
  • Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  • Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực hướng nghiệp và các phẩm chất: tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Khám phá đặc điểm riêng của bản thân.
  • Tìm hiểu về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân.
  • Tìm hiểu cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  • Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân.
  • Xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
  • Thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống.
  • Thực hiện kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường hướng tới nghề nghiệp tương lai.

3.Phẩm chất

  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm 11.
  • Ví dụ minh họa về các đặc điểm riêng từng mặt của cá nhân.
  • Ví dụ minh họa về phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp tương lai.
  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm 11.
  • Giấy, bút, vật liệu để làm sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, bài hát,…phù hợp với nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào hoạt động.

c. Sản phẩm: HS xem video, bài hát và có những cảm nhận, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS lắng nghe và hát theo giai điệu bài hát Tự tin là chính tôi

https://zingmp3.vn/bai-hat/Tu-Tin-La-Chinh-Toi-Phuong-Uyen/IW6CCUOW.html

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, điểm mạnh nào của nhân vật đã được nhạc sĩ nhắc đến trong bài hát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe giai điệu, lời ca của bài hát và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 1 -2 HS trả lời câu hỏi:

Điểm mạnhcủa nhân vật đã được nhạc sĩ nhắc đến trong bài hát: nhân vật tự tin là chính mình, tôn trọng và theo đuổi sự khác biệt của bản thân, khẳng định cá tính và sự tự tin của mình.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV dẫn dắt HS vào bài học: Để đạt được thành công trong học tập, cuộc sống cũng nhưng tương lai, các em cần nắm rõ được điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân. Từ đó, có kế hoạch phát triển những điểm mạnh của bản thân theo hướng tích cực và khắc phục những điểm hạn chế. Vậy làm cách nào để chúng ta nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống, cũng như rèn luyện được kĩ năng lập và thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và giải đáp trong Chủ đề 2 – Khám phá bản thân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (KHÁM PHÁ – KẾT NỐI)

Hoạt động 1: Khám phá đặc điểm riêng của bản thân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được mỗi người đều có những đặc điểm riêng, không ai giống nhau hoàn thành.

b. Nội dung:

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà báo đi tìm người nổi tiếng.

– GV hướng dẫn HS xác định đặc điểm riêng của bản thân theo các nội dung gợi ý của SHS.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số đặc điểm riêng của bản thân và chuẩn kiến thức của GV

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Nhà báo đi tìm người nổi tiếng”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà báo đi tìm người nổi tiếng”.

– GV phổ biến luật chơi:

+ Một bạn trong lớp xung phong đóng vai là “nhà báo” đến địa phương tìm người nổi tiếng để phỏng vấn.

+ Trong khi “nhà báo” đi ra ngoài, cả lớp bí mật

chọn một người là “người nổi tiếng” và cùng nhau quan sát xem người đó có những đặc điểm gì nổi bật.

+ “Nhà báo” được quyền đặt ra 3 – 5 câu hỏi đóng với những “người dân trong cộng đồng” về đặc điểm của người nổi tiếng. Sau khi nhận được các câu trả lời, “nhà báo” phải chỉ ra người nổi tiếng là ai.

– Sau khi chơi trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em rút ra điều gì sau khi chơi trò chơi này?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV.

– Sau khi chơi trò chơi, HS trả lời câu hỏi.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời tất cả HS cùng tham gia trò chơi.

– GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ điều em rút ra được sau khi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh và kết luận.

– GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Xác định đặc điểm riêng của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Xác định đặc điểm riêng của bản thân.

+ Về hứng thú, sở thích, thói quen.

+ Về sức khỏe.

+ Về năng lực, sở trường.

+ Về phẩm chất.

+ Về kĩ năng sống.

+ ……

– GV yêu cầu HS suy ngẫm và phân biệt:

+ Điểm mạnh, điểm yếu trong những đặc điểm riêng của em.

+ Những hứng thú, sở trường của em liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Gợi ý:

Hứng thú được đi nhiều nơi liên quan đến các nghề: hướng dẫn viên du lịch, phi công, tiếp viên hàng không…

Sở trường vẽ liên quan đến các nghè: hoạ sĩ, kiến trúc sư, thiết kế thời trang….

=> GV hướng dẫn HS:

+ Đánh dấu (+) vào những điểm mạnh.

+ Đánh dấu (-) vào những điểm yếu.

+ Đánh dấu (*) vào những hứng thú, sở trường có liên quan đến nghề nghiệp tương lai.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tự xác định đặc điểm riêng của bản thân theo sự hướng dẫn của GV.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện 3 – 4 chia sẻ trước lớp một số đặc điểm riêng của bản thân.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh và kết luận.

– GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khám phá đặc điểm riêng của bản thân

1.1. Chơi trò chơi “Nhà báo đi tìm người nổi tiếng”

Mỗi người đều có những đặc điểm riêng, làm nên bản sắc cá nhân của người đó. Không ai giống ai hoàn toàn.

1.2. Xác định đặc điểm riêng của bản thân

– Ai cũng có những điểm mạnh, điểm hạn chế trong những điểm riêng của bản thân.

– Xác định những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là việc làm cần thiết để mỗi chúng ta tự hoàn thiện trên cơ sở phát huy điểm mạnh và từng bước khắc phục điểm hạn chế của bản thân.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ về những đặc điểm riêng của em với các bạn trong nhóm và trước lớp.

c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS về cách thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

– GV yêu cầu từng thành viên trong nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: Chia sẻ với bạn về đặc điểm riêng của bản thân.

– GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp về đặc điểm riêng của bản thân.

– GV nêu câu hỏi phỏng vấn HS: Nêu cảm xúc của em khi chia sẻ về những đặc điểm riêng của mình đối với người khác.

– GV tổ chức thảo luận chung cả lớp về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận chia sẻ trong nhóm về đặc điểm riêng của bản thân.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp đặc điểm riêng của bản thân.

– GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp cảm xúc của em khi chia sẻ về những đặc điểm riêng của mình đối với người khác.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh và kết luận.

– GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân

– Chúng ta cần tự tin vào những đặc điểm riêng của bản thân.

– Có nhiều cách để thể hiện sự tin của bản thân:

+ Chủ động giới thiệu về đặc điểm riêng của mình.

+ Xung phong nhận nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Chủ động tham gia các câu lạc bộ, những hoạt động mà mình yêu thích.

+ Mạnh dạn thể hiện những khả năng, sở trường của mình trong các hoạt động, các sự kiện chung.

+….

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm về các nội dung sau:

– Những thay đổi trong cuộc sống mà mỗi người có thể phải đối mặt.

– Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống, tính cách,…. con người cần có để thích ứng với sự thay đổi.

– Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

c. Sản phẩm: HS trình bày cách điều chỉnh bản thân để thích ứng được với sự thay đổi và chuẩn kiến thức của GV.

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 12 Cánh diều (Có đáp án) Cảm ứng ở thực vật

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

– GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và thực hiện đồng loạt các nhiệm vụ sau:

+ Nhiệm vụ 1: Thảo luận về những thay đổi mà mỗi người có thể gặp phải trong cuộc sống.

+ Nhiệm vụ 2: Xác định những yêu cầu (về phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống, tính cách,…) để thích ứng với sự thay đổi.

+ Nhiệm vụ 3: So sánh, đối chiếu những đặc điểm riêng của bản thân với các yêu cầu trên để tìm ra những điểm mình cần điều chỉnh nhằm thích ứng với sự thay đổi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo nhóm để thực hiện 3 nhiệm vụ.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận về các nội dung sau:

+ Những thay đổi mà mỗi người có thể gặp phải trong cuộc sống.

+ Những yêu cầu để thích ứng với sự thay đổi.

+ Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

– GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh và kết luận.

– GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

– Trong cuộc sống, có nhiều sự thay đổi mà con người có thể phải đối mặt như:

+ Thay đổi về điều kiện sống, môi trường sống, môi trường học tập, làm việc.

+ Thay đổi về đời sống gia đình, các mối quan hệ gia đình.

+ Thay đổi về các mối quan hệ xã hội;

+ …

– Để thích ứng được với những thay đổi trong trong cuộc sống, con người cần có các yêu cầu như:

+ Các phẩm chất: tự tin, tự lập, nghị lực, vượt khó, có trách nhiệm,…

+ Các năng lực và kĩ năng sống: kiên định, ra quyết định và giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu, lập kế hoạch, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ tích cực, giao tiếp hiệu quả, tìm kiếm sự giúp đỡ, tư duy phản biện và sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin,…

+ Tính cách: cởi mở, hoà đồng,…

– Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi:

+ Xác định những điểm bản thân cần điều chỉnh để thích ứng được với sự thay đổi bằng cách so sánh đối chiếu đặc điểm của

bản thân với những yêu cầu trên.

+ Lập kế hoạch để điều chỉnh những điểm đó.

+ Kiên trì rèn luyện theo kế hoạch đã lập.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (RÈN LUYỆN)

Hoạt động 4: Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thiết kế và tự tin trình bày được một sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân với các bạn.

b. Nội dung: GV nêu yêu cầu thiết kế sản phẩm đặc điểm riêng của bản thân và gợi ý cho HS thực hiện.

c. Sản phẩm: Sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV nêu yêu cầu: Lựa chọn và thiết kế một sản phẩm thể hiện những đặc điểm riêng của bản thân.

– GV gợi ý cho HS một số hình thức sản phẩm: tranh biếm họa, thơ, bài hát, đọc rap, tấu hài, video,…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân, thiết kế sản phẩm thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện một số HS có sản phẩm đã hoàn thiện giới thiệu, chia sẻ trước lớp.

– GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá và tổ chức cho HS bình chọn sản phẩm ấn tượng nhất.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 5: Xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xây dựng được kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS lập kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi theo mẫu gợi ý trong SHS.

c. Sản phẩm: Bản kế hoạch điều chỉnh bản thân của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi theo các nội dung:

+ Những điều bản thân cần điều chỉnh.

+ Biện pháp thực hiện.

+ Thời gian thực hiện.

+ Người hỗ trợ.

– GV hướng dẫn HS lập kế hoạch và chia sẻ nhóm đôi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lập kế hoạch và chia sẻ nhóm đôi.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện một số HS chia sẻ kế hoạch điều chỉnh bản thân trước lớp.

– GV yêu cầu cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm chung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá và lấy ví dụ minh họa.

Những điều bản thân cần điều chỉnh

Biện pháp thực hiện

Thời gian thực hiện

Người hỗ trợ

1. Hay lo lắng, hồi hộp khi đến những nơi lạ, tiếp xúc với người lạ.

– Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh.

– Suy nghĩ tích cực để tự trấn an bản thân

2. Dễ nổi nóng, cáu giận với người xung quanh hay những điều bản thân cảm thấy không hài lòng.

– Hít thở sâu trong 10 giây.

– Mở lòng, chia sẻ với người thân, bạn bè.

– Quên tức giận bằng việc đi tìm niềm vui.

– Hạ “cái tôi” của bản thân.

– Đọc sách, nghe nhạc,…

– GV lưu ý HS một số điểm chưa phù hợp của các em khi lập kế hoạch.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 6: Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập được kế hoạch để phát triển các sở trưởng của bản thân liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS lập kế hoạch phát triển sở trường theo định hướng nghề nghiệp.

c. Sản phẩm: Bản kế hoạch phát triển sở trường của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS:

+ Xác định hứng thú, sở trường của bản thân.

+ Xác định hứng thú, sở trường của bản thân liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

– GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho HS: Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường có liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Ví dụ:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SỞ TRƯỜNG HƯỚNG TỚI NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI

Họ và tên: Nguyễn Thùy Dung

Định hướng nghề nghiệp tương lai: Họa sĩ, diễn giả.

Sở trường cần phát huy

Những việc cần làm

để phát huy sở trường

Thời gian thực hiện

Kết quả mong muốn

Vẽ tranh

– Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Mĩ thuật của trường.

– Tham gia vẽ báo tường của lớp.

– Vẽ tranh trang trí góc riêng của em ở gia đình

– Chiều thứ năm hằng tuần.

– Dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

– Những lúc rảnh rỗi.

Khả năng vẽ tranh của bản thân được nâng cao.

Thuyết trình

– Tích cực phát biểu ý kiến trong các giờ học.

– Tham gia diễn đàn học sinh, thi thuyết trình, thi tuyên truyền viên trẻ tuổi,…do lớp, trường tổ chức.

– Hằng ngày.

– Những dịp nhà trường, lớp tổ chức hoạt động này.

Khả năng thuyết trình của bản thân sẽ được nâng cao cả về nội dung và cách trình bày.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.

– HS chia sẻ kế hoạch trong nhóm

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kế hoạch của mình trước lớp.

– GV yêu cầu HS thảo luận rút kinh nghiệm chung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về kế hoạch phát triển sở trường của HS.

– GV nêu một số ví dụ cụ thể để minh họa cho HS:

+ Cách phát triển sở trường giao tiếp tiếng Anh: Tham gia Câu lạc bộ tiếng Anh của trường; tăng cường xem các chương trình ti vi, phim, video bằng tiếng Anh; mạnh dạn giao tiếp với khách du lịch nước ngoài bằng tiếng Anh khi có điều kiện:…

+ Cách phát triển sở trường đá bóng: Tham gia Câu lạc bộ bóng đá của trường; tham gia tập và thi đấu bóng đá giao hữu với các bạn vào những dịp cuối tuần; xem các trận bóng đá chuyên nghiệp để học hỏi;…

– GV chuyển sang nội dung mới.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 7: Thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống.

c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả thực hiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Thực hiện những hành vi, việc làm phù hợp để thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

+ Ghi lại và chia sẻ với thầy cô, các bạn về kết quả, cảm xúc, những bài học kinh nghiệm của em.

– GV hướng dẫn HS cách ghi lại kết quả, cảm xúc của bản thân và khó khăn khi thực hiện (nếu có).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện và ghi lại kết quả thực hiện trong thực tiễn cuộc sống; chuẩn bị báo cáo kết quả ban đầu vào tiết sinh hoạt lớp.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo kết quả vào tiết sinh hoạt lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá.

– GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 8: Thực hiện kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường hướng tới nghề nghiệp tương lai

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện trong thực tiễn hai bản kế hoạch đã xây dựng: kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

c. Sản phẩm: Kết quả đạt được của HS sau mỗi khoảng thời gian.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện trong thực tiễn hai bản kế hoạch đã xây dựng: Kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

– GV hướng dẫn HS cách ghi lại kết quả, cảm xúc của bản thân và khó khăn khi thực hiện, nếu có.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện kế hoạch và ghi lại kết quả thực hiện trong thực tiễn cuộc sống; chuẩn

bị báo cáo kết quả ban đầu vào tiết sinh hoạt lớp.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Tham khảo thêm:   Tổng hợp những ngày lễ trong tháng 2

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS thực hiện trong thực tiễn hai bản kế hoạch đã xây dựng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

– Ôn lại kiến thức:

+ Nhận diện nét riêng và thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.

+ Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

+ Nhận diện đhứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

– Làm bài tập trong Sách bài tập Hoạt động trải nghiệm 11.

– Đọc và tìm hiểu trước nội dung Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ

  • Xác định được những đặc điểm riêng của bản thân.
  • Tự tin khi chia sẻ với bạn về đặc điểm riêng của bản thân.
  • Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đề thích ứng với sự thay đã.
  • Lập và thực hiện được kế hoạch điều chỉnh bản thân đẻ thích ứng với sự thay đổi.
  • Lập và thực hiện được kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Mức độ em đạt được: Đạt/Chưa đạt

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 – Chủ đề 3

CHỦ ĐỀ: 3 RÈN LUYỆN BẢN THÂN.

Thời gian thực hiện: 18 tiết

I. MỤC TIÊU CHUNG

Sau chủ đề này HS có khả năng:

1. Về kiến thức:

– Tuân thủ kỷ luật, quy định của nhóm, tập thể trường, lớp, cộng đồng

– Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân, biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện.

– Quản lý được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

– Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.

2. Về năng lực:

– Năng lực chung

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Năng lực làm việc cá nhân.

+ Năng lực tự chủ, tự học.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

– Năng lực riêng

+ Năng lực thích ứng cuộc sống xác định được phong cách riêng của bản thân, thể hiện được hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống biết thu hút người khác cùng phấn đấu rèn luyện bản thân để đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. HS biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân, có kĩ năng điều chỉnh bản thân, tuân thủ những quy định chung của trường lớp, tập thể; thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn của bản thân,

+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: biết lập kế hoạch tài chính hợp lí, kế hoạch rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

+ Năng lực định hướng nghề nghiệp.

3. Về phẩm chất

– Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: máy tính có kết nối internet, máy chiếu, loa, giấy A0, bút dạ, tranh ảnh, phiếu học tập … (đây chỉ là dự kiến thiết bị còn tùy thuộc cơ sở vật chất và ý tưởng thiết kế của cá nhân các đồng chí gv)

2. Học liệu:

GV: SGV, SGK hoạt đông trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11, tài liệu tham khảo.

HS: SGK hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11, chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Tiết 1,2,3,4,5,6

PHẦN I: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Thời lượng : 06 tiết

TUẦN 1:DIỄN ĐÀN “TUÂN THỦ KỈ LUẬT, QUY ĐỊNH CHUNG”

I. MỤC TIÊU

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng

1. Về kiến thức: Nắm được các quy định chung của trường, lớp: nội quy nhà trường, các biện pháp thực hiện nội quy trường, lớp.

– Củng cố niềm tin vào sự cần thiết phải tuân thủ kỉ luật, những quy định chung của nhà trường, lớp học và cộng đồng.

– Có ý thức học tập, rèn luyện, phấn đấu và hoàn thiện bản thân.

– Nêu được những khó khăn cản trở việc tuân thủ kỉ luật, những quy định chung của nhà trường, lớp học và cộng đồng.

– Hình thành và phát triển năng lực xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân

2. Về năng lực:

– Năng lực chung

Năng lực giao tiếp, hợp tác, kĩ năng quản lí cảm xúc và ứng xử.

Năng lực làm việc cá nhân.

Năng lực tự chủ, tự học.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

– Năng lực đặc thù

Năng lực thích ứng cuộc sống.

Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động.

Năng lực định hướng nghề nghiệp.

3. Về phẩm chất

– Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: tăng âm loa đài, trang trí khánh tiết, bàn ghế, quà tặng …

2. Học liệu: GSK, SGV HĐTNHN, Câu hỏi, bài tham luận, một số tiết mục văn nghệ

Bí thư đoàn trường, BGH, GV

– Xây dựng kế hoạch tổ chức diễn đàn.

– Phân công các lớp chuẩn bị ý kiến tham luận và các tiết mục văn nghệ; có thể xoay quanh các câu hỏi liên quan đến nội quy kỉ luật của trường, lớp, cộng đồng.

– Phân công HS dẫn chương trình chuẩn bị và trình bày báo cáo để dẫn chương trình.

– Phân công các lớp chuẩn bị ý kiến tham luận và các tiết mục văn nghệ.

HS: chuẩn bị theo sự phân công công việc của Bí thư đoàn trường, dưới sự hướng dẫn của GVCN lớp.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1, Ổn định tổ chức, các lớp báo cáo sĩ số.

Chào cờ, sơ kết tuần học trước và phổ biến nhiệm vụ của tuần học mới.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế sôi nổi, hứng thú khi tham gia hoạt động sinh hoạt dưới cờ

b.Nội dung: Thực hiện một tiết mục văn nghệ (có thể hát một bài hát, hoặc múa)

c. Sản phẩm: Bài hát thể hiện chủ đề hoặc múa.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của Gv và Hs

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

Người dẫn chương trình giới thiệu tên bài hát, múa và HS (nhóm hs) thực hiện đã được Bí thư đoàn trường phân công tập luyện trước.

B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS hoặc nhóm hs đã được phân công lựa chọn bài hát (múa) để tập luyện.

B3. Báo cáo thảo luận: HS hoặc nhóm hs thực hiện tiết mục văn nghệ hát (múa).

B4. Đánh giá kết quả thực hiện: NDCT đánh giá bài hát (múa) và phần thể hiện truyền cảm của diễn viên (hs thực hiện).

Dẫn dắt vào bài mới: để đạt được thành công trong học tập, công việc trong tương lai thì mỗi người cần phải tuân thủ kỉ luật, hoàn thiện bản thân về đạo đức, lối sống, sức khỏe …Vậy làm thế nào đẻ hình thành thói quen tuân thủ kỉ luật hoàn thiện bản thân chúng ta cùng tham gia chủ đề “TUÂN THỦ KỈ LUẬT, QUY ĐỊNH CHUNG”

Một tiết mục văn nghệ vui vẻ, sôi nổi, truyền cảm: Bài hát (múa).

HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Mục tiêu: Củng cố cho HS niềm tin về sự cần thiết phải tuân thủ kỉ luật những qui định chung của nha trường lớp học, cộng đồng; phát triển ý thức học tập rèn luyện, phấn đấu và hoàn thiện bản thân.

Nội dung: tham luận và câu hỏi xung quanh chủ đề tuân thủ kỉ luật, quy định chungNội quy nhà trường và các quy định chung cần thiết của cộng đồng: An ninh trật tự xã hội, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường.

Sản phẩm: Nội quy chung của trường, lớp, cộng đồng.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của Gv và Hs

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

NDCT: Giới thiệu một – ba bạn học sinh lớp 12 đạt danh hiệu học sinh ba tốt lên sân khấu để tham gia diễn đàn.

HS: Các bạn học sinh các lớp lắng, chuẩn bị câu hỏi để tham gia thảo luận.(khuyến khích HS lớp 11,12 chia sẻ về việc tuân thỉ kỉ luật, và thực hiện nội quy của khối mình).

B2. Thực hiện nhiệm vụ: Ba bạn HS lớp 12 đạt danh hiệu học sinh ba tốt phân công viết bài tham luận chia sẻ về việc tuân thủ kỉ luật – quy định chung:

HS1: Tham luận về học tập.

HS2: Tham luận về phong trào.

HS3: Tham luận về đạo đức.

HS các lớp chuẩn bị câu hỏi

B3. Báo cáo thảo luận:

NDCT : Mời ba bạnHS được phân công viết tham luận trình bày phần chuẩn bị của mình.

– Trả lời câu hỏi của các bạn khán giả.

– HS: Các bạn học sinh ở dưới lắng nghe và suy nghĩ đặt ra câu hỏi cho ba bạn đại biểu.

HS khán giả đặt câu hỏi cho đại biểu

1. Khi thực hiện nội quy của trường bạn gặp phải những khó khăn cản trở nào không? Bạn có thể chia sẻ cách để bạn vượt qua rào cản để tuân thủ kỷ luật, quy định chung?

TL: Khi thực hiện tôi cũng gặp phải những khó khăn

– Đi học chuyên cần: mùa đông rét ngại dậy đi học, trời mưa ngại đi học, trời nắng nóng ngại đi học ca chiều. Những hôm cơ thể không khỏe ngại làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, …

– Cách khắc phục: tự động viên cố gắng nỗ lực đi học chuyên cần để tiếp thu kiến thức mới, tránh lỗ hổng kiến thức, được gặp bạn bè thầy cô cảm thấy vui…

2. Khi thấy hiện tượng học sinh vi phạm kỉ luật, chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của trường, lớp, công cộng bạn sẽ xử lý như thế nào? (VD gặp hai bạn HS của trường đang xích mích căng thẳng, hẹn ra chỗ vắng để giải quyết mâu thuẫn, HS trong trường ko đội mũ bảo hiểm khi đi xe điện, xe máy.)

TL: Khi gặp những hs chưa

NDCT : Đặt câu hỏi cho HS toàn trường

1. Bạn hãy chia sẻ những hiểu biết của bạn về nội quy trường, lớp, công cộng.

2. Bạn đã thực hiện được những điều nào trong nội quy của trường, lớp, công côngj?

3. Bạn hãy chia sẻ những điều quy định nào trong nội quy trường mà bạn chưa thực hiện được? Vì sao?

4. Em hãy chia sẻ một số biện pháp tuân thủ kỉ luật, quy định của trường lớp, cộng đồng?

5. Hãy chia sẻ về những nỗ lực của em trong việc hoàn thiện bản thân? (Những việc em đã làm để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu về đạo đức, lối sống, học tập, rèn luyện sức khỏe của bản thân).

HS giơ tay để trả lời câu hỏi:

– Những điều trong nội quy đã làm được:

+ Đi học đầy đủ, đúng giờ; dắt xe khi vào sân trường, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe điện, xe máy, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp…

+ Mặc đúng đồng phục, đi dép quai hậu hoặc giày, đeo thẻ…

+ Lễ phép với thầy cô, cán bộ, nhân viên nhà trường.

+ Đoàn kết giúp đỡ bạn bè…

– Điều chưa làm được thường xuyên:

+ Học bài trước khi đến lớp…

+ Quên đi giày trong giờ giáo dục thể chất.

+ Đôi khi còn chơi điện tử trong giờ học

– Những nỗ lực cố gắng của bản thân:

+ Lập kế hoạch cá nhân và tuân thủ nghiêm túc thời gian biểu trong kế hoạch.

+ Tự động viên cố gắng để học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

+ Luôn tìm niềm vui trong khi thực hiện kế hoạch để đạt mục tiêu đề ra.

B4. Đánh giá kết quả thực hiện:

NDCT: đánh giá thái độ tham gia sôi nổi nhiệt tình của HS, nói lời cảm ơn và có phần quà cho đại biểu cũng như HS đã tham gia nhiệt tình.

Nội quy trường

Điều 38. Nhiệm vụ của HS

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2. Kinh trọng cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ, nhận viên của nhà trường.

3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng.

Điều 39. Quyền của HS

1. Được bình đẳng trong hưởng thụ giáo dục toàn diện.

2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng dân chủ.

3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu.

4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp theo quy định.

5. Được hưởng các quyền khác theo quy định.

……

Khi tuân thủ kỉ luật trường lớp, nơi công cộng mọi người sẽ rèn luyện được bản thân, hoàn thiện nhân cách, sống vui vẻ mà ko phải lo lắng, biết tôn trọng mọi người xung quanh và tự trọng.

…………

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy HĐTNHN 11 (Cả năm) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *