Tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn gây ấn tượng cho người đọc ngay từ nhan đề tác phẩm. Vậy tại sao tác giả lại đặt nhan đề tác phẩm là Sống chết mặc bay? Có những dụng ý nghệ thuật gì thông qua tiêu đề đó? Hãy cùng wikihoc.com tìm hiểu sau đây để hiểu rõ hơn về ý nghĩa tên tác phẩm này nhé!

Ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay mẫu 1

Nhan đề “Sống chết mặc bay” bắt nguồn từ câu tục ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Qua đó, nhan đề đã phần nào gói gọn và thể hiện được nội dung tác phẩm. Viên quan phụ mẫu trong tác phẩm cũng như nhân vật “thầy” trong câu tục ngữ. Hắn chỉ mặc sức hưởng thụ những đặc quyền của một vị quan như ăn chơi, hưởng lạc. Còn người dân đau khổ, quằn quại trong mưa lũ thì hắn chẳng chút nào quan tâm. Chính sự tương phản giữa kẻ làm quan và người làm dân đó đã dấy lên trong lòng người đọc sự căm phẫn và thương xót vô cùng.

Phân tích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay mẫu 2

Nhan đề tác phẩm “Sống chết mặc bay” là một phần của câu tục ngữ quen thuộc “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ này nói về hình ảnh một kẻ có quyền lực, vị thế trong xã hội (thường được gọi là “thầy”) nhưng lại bỏ bê cuộc sống của những người dân lành. Bọn chúng chỉ chăm chăm lo thu vét, làm đầy cho túi tiền của mình. Đó cũng chính là hình ảnh viên quan phụ mẫu trong tác phẩm. Một kẻ mang danh là quan cha quan mẹ, nhưng trong lúc người dân khốn khổ chống lại bão lũ, thì hắn ta lại chỉ biết vui chơi, hút thuốc phiện, tận hưởng lạc thú. Thật đáng căm phẫn thay.

Giải thích nhan đề Sống chết mặc bay mẫu 3

Nhan đề tác phẩm Sống chết mặc bay được lấy cảm hứng từ câu tục ngữ Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi. Đồng thời, nhan đề này cũng gián tiếp thể hiện được nội dung bao quát của toàn bộ tác phẩm. Tên quan huyện lệnh ở trong tác phẩm mang danh là quan phụ mẫu, hưởng bộc lộc, đãi ngộ của vị quan lớn. Nhưng lại chẳng màng sống chết của người dân. Mặc dân chúng kêu gào tuyệt vọng trong cơn mưa lũ và vỡ đê. Hắn vẫn điềm nhiên hưởng thụ, đánh tổ tôm trên đình cao ráp và ấm áp. Thật đáng căm phẫn và lên án.

Giải thích nhan đề Sống chết mặc bay mẫu 4

Nhan đề Sống chết mặc bay nói về chính tên quan phụ mẫu ở trong tác phẩm này. Là quan lớn được thụ hưởng bổng lộc của triều đình, nhưng hắn chẳng chăm lo, để tâm đến cuộc sống của người dân. Khi dân chúng lầm than ngụp lặn trong mưa bão để hòng giữ lại chút gì đó trước khi vỡ đê. Thì quan lại ngồi trên đình cao, đánh tổ tôm, uống chè yến, hút thuốc phiện. Sự sung sướng đến độc ác của hắn ta khiến người đọc vô cùng căm phẫn.

Tham khảo thêm:   Cảm xúc về vườn nhà

Giải thích nhan đề tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn mẫu 5

Nhan đề của câu chuyện bắt nguồn từ một câu tục ngữ dân gian “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. “Mặc” nghĩa là mặc kệ, là không quan tâm. Cả câu tục ngữ để chỉ những người vô trách nhiệm, chỉ biết hưởng lợi cho bản thân, không quan tâm người khác khốn khó ra sao, như lão lang băm (thầy lang) chữa bệnh cho người chỉ chăm chăm móc túi tiền của người bệnh, mặc cho người bệnh dùng thuốc của mình sống chết ra sao cũng không quan tâm.

Giải thích nhan đề tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn mẫu 6

Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, “Sống chết mặc bay” trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. “Sống chết mặc bay” là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ “lòng lang dạ thú”. Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.

Ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay mẫu 7

Nhan đề “Sống chết mặc bay” là một vế của câu tục ngữ dân gian “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” – với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ “sống chết mặc bay” vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh “quan phụ mẫu”, “cha mẹ” của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.

Tham khảo thêm:   Bật mí cách đắp mặt nạ đất sét hiệu quả tối ưu nhất chỉ với 5 bước

Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn mẫu 8

“Sống chết mặc bay” được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Truyện phản ánh đời sống vô cùng cực khổ của nhân dân ta trước Cách mạng Tháng Tám. Đặc biệt truyện còn lên án gay gắt tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm đến mức táng tận lương tâm. Chủ để đó được biểu hiện một cách rõ nét qua nhan đề của câu chuyện

Nhan đề của câu chuyện bắt nguồn từ một câu tục ngữ dân gian “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. “Mặc” nghĩa là mặc kệ, là không quan tâm. Cả câu tục ngữ để chỉ những người vô trách nhiệm, chỉ biết hưởng lợi cho bản thân, không quan tâm người khác khốn khó ra sao, như lão lang băm (thầy lang) chữa bệnh cho người chỉ chăm chăm móc túi tiền của người bệnh, mặc cho người bệnh dùng thuốc của mình sống chết ra sao cũng không quan tâm. Ở đây Phạm Duy Tốn chỉ chọn phần đầu câu tục ngữ vì hợp với nội dung và sự phát triển của câu chuyện. Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người đọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm – tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề.

Tác giả đã xây dựng hình ảnh một viên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi. Tên quan phụ mẫu là người được cử đi để hộ đê ở làng X, phủ X. Lúc bấy giờ mưa như trút nước, đê đã bị thẩm lậu nhiều đoạn và nguy cơ vỡ rất cao, nhân dân ai nấy đều lo lắng sợ hãi, kẻ cuốc người thuổng hết sức hộ đê. Những tưởng rằng kẻ đứng đầu, kẻ vẫn được coi là cha mẹ của nhân dân sẽ cùng mọi người hộ đê để vượt qua cơn nguy khốn này, nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Quan phụ mẫu ở một nơi cao ráo, sạch sẽ, dù đê có vỡ cũng không ảnh hưởng gì đến ngài. Khung cảnh nơi quan phụ mẫu ở thật ấm cúng, sạch sẽ “đèn thắp sáng trưng; nha lệ, lính tráng đi lại rộn ràng” nơi đó quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Bên cạnh ngài với biết bao sơn hào, hải vị: bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía,… kẻ hầu người hạ túc trực kẻ gãi chân, kẻ phẩy quạt. Thật nhàn nhã và sung sướng biết bao. Ngài nào đâu có biết ngoài kia dân phu đang khổ cực, khốn cùng đến mức nào. Chung quanh sập nơi ngài ngồi còn có thầy đề, đội nhất, thông nhì ngồi hầu ngài chơi tam cúc. Khung cảnh vô cùng trang nghiêm, tĩnh mịch, chỉ nghe thấy tiếng của quan phụ mẫu, những tiếng dạ vâng của kẻ hầu bài ngài. Cả một hệ thống quan lại hưởng lạc, ăn chơi trong khi người dân đang phải oằn mình chống lại thiên nhiên dữ tợn. Hai khung cảnh đối lập này càng làm rõ hơn bộ mặt độc ác của tên quan phụ mẫu.

Tham khảo thêm:   Tóm tắt tác phẩm Sống chết mặc bay

Nhưng sự độc ác ấy còn được tác giả khắc họa thêm nữa, và tăng cao hơn nữa ở hai cuộc đối thoại của ngài với lính tráng và dân phu. Lần thứ nhất, khi quan đang “ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc” thì ngoài ra xa có tiếng kêu váng lên khiến ai nấy đều giật nảy mình, riêng quan vẫn điềm nhiên vì ngài sắp ù to, có người bẩm: “Bẩm, dễ có khi đê vỡ”, viên quan phụ mẫu buông một câu hết sức vô trách nhiệm: “Mặc kệ” rồi tiếp tục ván bài của mình. Lần thứ hai, lần này bộ mặt tàn ác, vô nhân tính của hắn của thể hiện rõ nét hơn. “Bẩm quan lớn … đê vỡ mất rồi”, bấy giờ ai cùng nôn nao sợ hãi, còn quan phủ quát tháo ầm ĩ: “Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đấu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy”. Những tưởng ông ta sẽ sợ hãi mà ra xem tình hình ra sao, nhưng hắn lại tiếp tục ván bài của mình. Khi ván bài của hắn ù to cũng chính là lúc khắp mọi nơi nước ngập lênh láng, người sống không có chỗ ở, kẻ chết không có chỗ chôn, tình cảnh vô cùng thương tâm.

Qua cách đặt nhan đề và xây dựng nhân vật, Phạm Duy Tốn đã bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người dân trong xã hội cũ, đồng thời lên án bọn quan lại bỉ ổi vô lương tâm, chỉ biết hưởng lợi, không quan tâm đến người dân. Vì thế truyện mang giá trị hiện thực sâu sắc.

Tại sao Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho tác phẩm của mình mẫu 9

Trước hết, nhan đề “Sống chết mặc bay” là một vế của câu tục ngữ dân gian “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” – với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ “sống chết mặc bay” vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh “quan phụ mẫu”, “cha mẹ” của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Đó là tên quan phụ mẫu được triều đình cắt cử đi hộ đê, giúp đỡ dân chúng làng X, phủ X chống chọi với mưa lũ, ấy vậy mà hắn vô cảm, không màng đến nhiệm vụ được giao, lao vào ván bài đen đỏ, mặc kệ dân chúng xoay sở với sự tàn phá của thiên nhiên. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.

About The Author