Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.

Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức mời các bạn tải tại đây.

Giáo án Văn 8 KNTT Bài 1: Câu chuyện của lịch sử

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

– HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản

– Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề

– Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.

– Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.

– Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

– Năng lực nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

– Năng lực nhận biết đặc điểm và cách sử dụng biệt ngữ xã hội

3. Phẩm chất:

– Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tính thần trách nhiệm với đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chiếu cho HS xem video về lịch sử dân tộc Việt Nam:

Link: https://youtu.be/7xUxjPxxTbA

– GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi xem xong video, em có suy nghĩ gì về quá trình hình thành và xây dựng đất nước từ thời Hùng Vương đến nay?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời sau khi xem xong video.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một vài nhóm HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS.

– Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn: Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của kẻ thù phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù. Lịch sử đất nước của dân tộc gắn liền với truyền thống giữ nước và bảo vệ đất nước. Và có biết bao vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Trước khi tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử, những vấn đề liên quan tới lịch sử nước nhà, chúng ta sẽ tìm hiểu phần Tri thức Ngữ văn về Truyện lịch sử để hiểu rõ hơn về các văn bản tiếp theo nhé!

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Câu chuyện của lịch sử và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân.

b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV gợi dẫn HS vào bài học bằng tổ chức cho HS thi nhau kể tên những triều đại lịch sử ở Việt Nam ta thời xưa

– GV đặt câu hỏi thêm cho HS: Tại sao chúng ta cần phải học truyện về lịch sử

– GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân về việc tìm hiểu truyện về lịch sử

– GV tổ chức cho HS thảo luận nhanh về câu hỏi lớn của bài học: Lịch sử có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của chúng ta?”

– GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 8) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS trả lời, chia sẻ các câu hỏi gợi mở của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thi nhau kể về các triều đại vua – chúa ở Việt Nam ta thời xưa

– GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp.

– Đối với câu hỏi lớn, GV không chốt đáp án đúng sai, cũng như không đưa ra kết luận cuối cùng, những ý kiển của HS sẽ được lưu lại và tiếp tục tìm tòi, khám phá suốt các nội dung bài học.

– GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng.

I. Giới thiệu bài học.

– Chủ đề 1: Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ của đất nước và nhân loại. Chúng ta có thể trở về quá khứ bằng nhiều con đường khác nhau: qua những bài học môn Lịch sử trong nhà trường, qua những cuốn sử kí viết nên bởi các nhà sử học, qua những bộ phim hoặc cuốn truyện tái hiện các sự kiện, các nhân vật lừng danh thời xa xưa,…Ở các nền văn học, luôn có những câu chuyện lịch sử được kể lại trong các tác phẩm truyện.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:Giúp HS hiểu được khái niệm của truyện lịch sử, chủ đề của tác phẩm văn học, biệt ngữ xã hội

b. Nội dung:HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phầnTri thức Ngữ Văn.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiểu văn nghị luận xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về những tri thức về truyện lịch sử

+ Truyện lịch sử là:….

+ Các yếu tố trong truyện lịch sử là…

– GV cho HS đọc to thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 9), sau đó đặt một số câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin của HS:

+ Cốt truyện của truyện lịch sử thường được diễn ra như thế nào?

+ Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử ….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn.

– HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm làm nhóm đôi:

+ Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

+ Các yếu tố cơ bản của văn nghị luận: Ý kiến, lí lẽ, bằng chưng và mối liên hệ giữa các yếu tố này.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu liên kết trong văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 5) về liên kết trong văn bản, sau đó GV yêu cầu HS ghi chép những ý chính về đặc điểm, chức năng của liên kết trong văn bản được trình bày trong mục Tri thức Ngữ Văn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS ghi chép tóm lược nội dung ý chính về liên kết văn bản.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

II. Tri thức Ngữ văn

1. Truyện lịch sử

– Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;…là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra.

– Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó.

– Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn. Thông thường truyện lịch sử tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân,…những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc.

– Ngôn ngữ trong truyện lịch sử, ngôn ngữ nhân vật phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng.

2. Chủ đề của tác phẩm văn học

Là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lãi hay thông điệp chính của tác phẩm. Thông thường, chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung của tác phẩm.

3. Biệt ngữ xã hội

Là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa) hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó. Do vậy chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 12 Unit 4: 4D Grammar Soạn Anh 12 Chân trời sáng tạo trang 52

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn để giải quyết bài tập.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy.

– GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học.

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:

+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn.

+ Soạn bài: Lá cờ thêu sáu chữ vàng

TIẾT…: VĂN BẢN 1. LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG

(Nguyễn Huy Tưởng)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

– HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản

– Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình tượng nhân vật Trần Quốc Toản

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

3. Phẩm chất:

– Biết ơn, tự hào truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về Trần Quốc Toản;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng

b. Nội dung: Trò chơi “Ô chữ bí mật”:

Ô chữ hàng ngàng

Ô 1: Quân Nguyên xâm lược hai lần, Viết ngay Hịch tướng sĩ khuyên răn mọi người, Lời thần khẳng khái cùng vua, Chém đầu thần trước đã, rồi sau hãy hàng – Là ai?

(Trần Hưng Đạo)

Ô 2: Thi nhân nổi loạn họ Cao? (Cao Bá Quát)

Ô 3: Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa ? (Hàm Nghi)

Ô 4: Ấu nhi tập trận cỏ tranh làm cờ ? (Đinh Bộ Lĩnh)

Ô 5: Núi nào ngự trị Sơn Tinh ? ( Tản Viên)

Ô 6: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước cổ đại nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay? (Văn Lang)

Ô 7: Đông du khởi xướng, bôn ba những ngày ? (Phan Bội Châu)

Ô chữ hàng dọc: Hoài Văn

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS những hiểu biết về anh hùng Trần Quốc Toản (Hoài Văn)

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chiếu câu đố trên màn hình

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tham gia đoán các ô chữ hàng ngang, hàng dọc; nêu những hiểu biết về người anh hùng Trần Quốc Toản

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS chia sẻ về cảm nhận của mình về hình tượng người anh hùng Trần Quốc Toản

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, khen ngợi HS.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước của chúng ta được xây dựng và gìn giữ qua rất nhiều thế hệ, có rất nhiều những nhân tài hào kiệt đã tham gia vào công cuộc ấy. Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về một anh hùng trẻ tuổi – Trần Quốc Toản để hiểu rõ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của ông.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng”

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)

– Quê quán: Hà Nội

– Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, có đóng góp nổi bật ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Đêm hội Long Trì (1942), Vũ Như Tô (1943), An Tư (1944), Bắc Sơn (1946), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960), Sống mãi với thủ đô (1961),…

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

– Xuất bản năm 1960

– Văn bản trên thuộc phần 3 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

b. Thể loại: Truyện lịch sử

c. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

d. Ý nghĩa nhan đề:

Nhan đề “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. Có lẽ bởi vì Trần Quốc Toản chính là tấm bia chói lóa lý tưởng cách mạng, tấm lòng nồng nàn yêu nước, đó chính là thứ cần đó giúp lớp lớp thế hệ mầm non tương lai dựa vào. Tác giả còn khẳng định tác phẩm như một thiên truyện giáo dục, nâng cao ý thức của trẻ thơ về lịch sử nước nhà, tạo sự gắn kết, bồi đắp thêm tấm lòng biết ơn ông cha, yêu thương đất nước cho các em nhỏ.

e. Bố cục

Phần 1: Từ đầu đến “…chẳng hỏi một lời”: Bối cảnh diễn ra cuộc yết kiến vua

Phần 2: Tiếp đến “…thưởng cho em ta một quả”: Cuộc yết kiến vua Thiệu Bảo của Trần Quốc Toản

Phần 3: Còn lại: Hành động của Trần Quốc Toản sau khi được vua ban cam quý

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:Nắm được bối cảnh và sự kiện lịch sử; phân tích được nội dung, ý nghĩa cuộc yết kiến vua Thiệu Bảo của Trần Quốc Toản

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bàiLá cờ thêu sáu chữ vàng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

Bối cảnh diễn ra cuộc yết kiến

1/ Hội nghị diễn ra ở đâu? Không gian xung quanh nơi đó có gì đặc biệt?

…………………………..

2. Quang cảnh nơi diễn ra hội nghị có những ai? Thái độ và hành động của họ như thế nào?

…………………………..

Nhân vật “ta” đang đứng ở đâu? Nhân vật này đang có thái độ, cảm xúc như thế nào?

…………………………..

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì trước hành động và thái độ của Trần Quốc Toản khi yết kiến vua?

+ Điều đó cho thấy Trần Quốc Toản là một người như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Bối cảnh diễn ra cuộc yết kiến

– Thời gian: tháng 11/1282

– Hoàn cảnh đất nước:

+ Quân Nguyên định mượn đường nước ta để đánh Chiêm Thành.

+ Vua mời các vương hầu tìm kế sách ứng phó.

– Tâm trạng Trần Quốc Toản: Nôn nóng, bứt rứt muốn được tham gia bàn việc nước.

=> Bằng lối kể chuyện xen lẫn với ý nghĩ của nhân vật, tác giả đã thành công trong việc miêu tả quang cảnh tại bến Bình Than vào ngày diễn ra sự kiện.

2. Cuộc yết kiến với vua Thiệu Bảo của Trần Quốc Toản

a. Nhân vật Trần Quốc Toản:

* Khi đứng trên bến Bình Than:

– Hành động:

+ “đứng thẫn thờ”

+ “mắt giương to đến rách”

+ “rong ngựa tìm vua quên ăn uống”, “muốn xô mấy người lính”, “muốn thét to”

– Suy nghĩ:

+ “sẽ quỳ trước mặt xin quan gia cho đánh”

+ “chỉ có việc đánh việc gì phải bàn lại”

+ “đến quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gũi quan gia chẳng hỏi một lời”

=> Không phục, bất lực, sốt ruột, lo lắng => xô ngã lính để xuống bến

*Khi bị quân Thánh Dực ngăn xuống bến:

– Lời nói: đe dọa, cương quyết “không buông ra, ta chém”.

– Hành động: “tuốt gươm”, “trừng mắt”, “mặt đỏ bừng”, “vung gươm múa tít”, “giằng co với đám quân lính”

=> dũng cảm, cương quyết, kiên định, một mực muốn yết kiến vua.

*Khi nói chuyện với Chiêu Thành Vương:

– Hành động: “cúi đầu thưa”, “đứng phắt dậy”, “mắt long lên”

– Lời nói: gấp gáp, cương quyết, thể hiện rõ lập trường.

– Sự tức giận của Hoài Văn trước ý kiến chủ hòa.

* Khi nói chuyện với vua Thiệu Bảo:

– Hành động: chạy xồng xộc, quỳ xuống tâu vua, tiếng nói như thét, đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua,…

– Lời nói: kiên quyết, dũng cảm “Xin quan gia cho đánh, cho giặc mượn đường là mất nước.’

=> Tuy tức giận nhưng vẫn giữ được khuôn phép khi yết kiến vua

=> Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc

b. Nhân vật vua Thiệu Bảo

– Tình huống lúc đó:

+ Đứng giữa tình và lý:

Về lý: Trần Quốc Toản làm trái lệnh vua -> phải chịu tội

Về tình: Trần Quốc Toản lo việc nước việc dân -> đáng khen ngợi

– Cách vua giải quyết:

Nói rõ lí do trước mặt quan lại:

+ Vẫn không cho phép Trần Quốc Toản tham dự hội nghị

+ Bù lại cho chàng cam quý và khích lệ tinh thần vì nước vì dân

=> Vua Thiệu Bảo là một vị vua anh minh, đức độ, trọng người tài

3. Trần Quốc Toản sau khi yết kiến vua

– Hành động:

+ “lủi thủi bước lên bờ”

+ “ quắc mắt”, nắm chặt bàn tay lại”, “tay rung lên vì giận dữ”

+ “hai hàm răng Hoài Văn nghiến chặt”, “hầm hầm trở ra”

– Suy nghĩ:

+ “chỉ có việc đánh việc gì phải bàn đi bàn lại”

+ “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua,…”

=> Tâm trạng của Hoài Văn: tức, không cam lòng, vừa hờn vừa tủi

– Hành động bóp nát quả cam:

+ Thể hiện tinh thần yêu nước cháy bỏng của Trần Quốc Toản

+ Tính cách quyết liệt, kiên định, mạnh mẽ của Trần Quốc Toản.

+ Khát vọng bảo vệ đất nước của quân và dân ta

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Đan xen ý nghĩ của nhân vật với lời kể, khắc họa rõ nét tính cách nhân vật

– Ngôn ngữ mang màu sắc lịch sử

2. Nội dung

– Ca ngợi tấm lòng yêu nước của người thiếu niên trẻ tuổi Trần Quốc Tuấn

– Ca ngợi khí thế hào hùng của nhà Trần và cha ông ta thời kháng chiến chống quân Nguyên – Mông

Tham khảo thêm:   Kinh tế và pháp luật 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội Sách Cánh diều

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy về nhân vật Trần Quốc Toản (hành động, lời nói, tính cách)

c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện vẽ sơ đồ lên giấy A4

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng để viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Trần Quốc Toản

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu bày tỏ suy nghĩ của em về nhân vật Trần Quốc Toản

c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện viết bài vào vở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá

* Phụ lục:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm

TIÊU CHÍ

CẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm

TỔNG

* Phiếu học tập

TIẾT: …THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập các biệt ngữ xã hội trong đoạn văn, đoạn thơ

– Năng lực trình bày suy nghĩ về tác dụng của việc sử dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận

3. Phẩm chất:

– Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học

b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share ” ( Nghĩ – bắt cặp – chia sẻ)

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi phát vấn “ Em hãy nêu cách hiểu của mình về biệt ngữ xã hội”

– GV yêu cầu học sinh tổ chức thảo luận nhóm đôi

– GV gọi đại diện nhóm chia sẻ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tham gia chia sẻ câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– Phần trả lời của học sinh

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, khen ngợi HS.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của biệt ngữ xã hội

a. Mục tiêu:

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm, đặc điểm của biệt ngữ xã hội

Tham khảo thêm:   Thông báo 199/TB-VPCP Đánh giá kết quả 04 tháng triển khai đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành phiếu học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày vào phiếu học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Nhận biết biệt ngữ xã hội

• Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ âm.

Ví dụ:

Anh đây công từ không “vòm”

Ngày mai “kén rệp” biết “mòm” vào đầu.

(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

Cuốn Bỉ vỏ (NXB Dân Trí 2011) chủ thích: vòm là nhà, kện rệp là hết gạo, mòm là ăn. Kện rệpmòm có hình thức ngữ âm hoàn toàn mới lạ, chưa gặp trong vốn từ chung của tiếng Việt.

Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ nghĩa.

Ví dụ:

Tớ chỉ nhường tháng này thôi, tháng sau thì tớ cho cậu ngửi khói.

Từ ngửi khói trong câu trên không có nghĩa là dùng mũi để nhận biết mùi khỏi, mà là tụt lại phía sau.

• Do những đặc điểm khác biệt như vậy, trong văn bản, biệt ngữ thường được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa.

• Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ những người có mối liên hệ riêng voi nhau về nghề nghiệp. lứa tuổi, sinh hoạt, sở thích,… và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp.

2. Sử dụng biệt ngữ xã hội

• Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp. Cần tránh dùng biệt ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp bình thường.

• Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về biệt ngữ xã hội

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 16 – 17

c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bài tập SGK trang 16 -17

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học tìm kiếm và sưu tầm một số biệt ngữ xã hội khác và giải thích ngữ nghĩa của từ vừa tìm

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để tìm kiếm và sưu tầm một số biệt ngữ xã hội, giải thích nghĩa của chúng.

c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:

+ Ôn tập, nắm được khái niệm, cách sử dụng biệt ngữ xã hội

+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Phiếu học tập:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm

TIÊU CHÍ

CẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm

TỔNG

* Phiếu học tập

* Đáp án bài tập

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chỉ ra biệt ngữ ở những câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa các biệt ngữ đó.

a. Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu.

(Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu)

b. Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy.

Trả lời:

a. Biệt ngữ: gà

Dựa vào ngữ nghĩa của câu. Từ “gà” trong câu không có nghĩa là con vật, một loại gia cầm. “Gà” trong câu trên được hiểu là người có năng khiếu, được ưu ái.

b. Biệt ngữ “tủ”

Dựa vào ngữ nghĩa của câu. Từ “tủ” trong câu không có nghĩa là đồ dùng để đựng. “Tủ” trong câu trên được hiểu là học chọn lọc những kiến thức quan trọng, cần thiết để làm bài kiểm tra, làm bài thi.

Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to. (Nguyễn Tuân, Một đám bất đắc chí)

Vì sao ở câu trên, người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”? Theo em, tác giả dùng cụm từ đó với mục đích gì?

Trả lời:

– Người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn” vì để cho người đọc hiểu được chính xác nội dung câu văn. “Đánh một tiếng bạc lớn” có nghĩa là tạo ra một âm thanh to còn ở trong câu có nghĩa là cướp một đám to.

– Tác giả dùng cụm từ đó với mục đích miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của Cai Xanh. Nhờ dùng biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống của Cai Xanh hiện ra sinh động, chân thực.

Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại:

– Mày đã “làm xe” lần nào chưa?

– Bẩm, chúng cháu làm bao giờ cả.

Trong “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng – một tác phẩm vạch trần trò gian xảo, bịp bợm của những kẻ đánh bạc trước năm 1945 – có câu: Tôi rất lấy làm lạ là vì cứ thấy hai con chim mòng thắng trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn.

Nêu tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội (in đậm) trong các trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là gì?

Trả lời:

– Trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang: “làm xe” có nghĩa làm nghề kéo xe chở người. Tác dụng: Tam Lang sử dụng biệt ngữ xã hội để miêu tả cuộc sống của những người làm nghề kéo xe chở người. Nhờ biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống trở nên chân thực, sinh động.

– Trong “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng: chim mòng có nghĩa là người chơi bạc, nhà đi săn có nghĩa chủ sòng bạc, hai mươi viên đạn nghĩa là hai mươi đồng bạc. Tác dụng: Vũ Trọng Phụng sử dụng biệt ngữ xã hội để lên án tệ nạn cờ bạc trong “Cạm bẫy người”. Nhờ biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống trở nên chân thực, sinh động.

– Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là xác định nghĩa của biệt ngữ để hiểu đúng nội dung của văn bản.

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chỉ ra biệt ngữ trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói:

a. – Cậu ấy là bạn con đấy à?

– Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?

b. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu biết vì sao không?

– Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.

Trả lời:

Các biệt ngữ:

a. lầy

b. hem

Nhận xét: Các biệt ngữ trên hình thành trên những quy ước riêng của những người trẻ tuổi, thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Trong câu a sử dụng khi giao tiếp với bố – người lớn nên không phù hợp. Trong câu b sử dụng khi giao tiếp với bạn bè – có thể sử dụng biệt ngữ.

……………….

Giáo án Văn 8 KNTT Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Xem thêm trong file tải

Giáo án Văn 8 KNTT Bài 3: Lời sông núi

Xem thêm trong file tải

…………

Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *