Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ Soạn Địa 10 trang 9 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lý 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, hình thành kiến thức mới và phần luyện tập vận dụng trang 9, 10, 11, 12, 13 bài Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Soạn Bài 1 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. GiảiĐịa lý 10 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Trả lời câu hỏi phần Mở đầu Địa lí 10 Bài 1

Các đối tượng này được thể hiện trên bản đồ bằng những phương pháp nào?

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Viết về tiết học Đạo đức của em (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 2

Gợi ý đáp án

Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí lên trên bản đồ: phương pháp kí hiệu, bản đồ – biểu đồ, kí hiệu đường, nền chất lượng, khoanh vùng, chấm điểm, đường chuyển động,…

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức mới Địa 10 bài 1

I. Phương pháp kí hiệu

Câu 1. Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy:

– Cho biết các đối tượng địa lí nào trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu.

– Chứng minh phương pháp kí hiệu không chỉ thể hiện được vị trí mà còn thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.

Gợi ý đáp án

* Các đối tượng được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu là:

  • Các sân bay
  • Các nhà máy điện
  • Các trung tâm công nghiệp
  • Các mỏ khoáng sản
  • Các loại cây trồng,…

* Chứng minh phương pháp kí hiệu không chỉ thể hiện được vị trí mà còn thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí: Dựa trên hình 1.2, ta thấy:

+ Ví trị: Ví trí của các sân bay chính là vị trí của hình máy bay màu đỏ hoặc đen.

+ Cấu trúc: Kí hiệu máy bay màu đỏ thể hiện sân bay quốc tế, kí hiệu máy bay màu đen thể hiện sân bay nội địa

+ Số lượng: 1 hình máy bay màu đỏ hoặc đen tương đương với số lượng là 1 máy bay.

II. Phương pháp đường chuyển động

Câu 2. Dựa vào hình 1.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:

– Những đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Nam Quốc Sơn Hà

– Phương pháp đường chuyển động thể hiện những đặc điểm nào của các đối tượng địa lí.

Gợi ý đáp án

* Những đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là:

  • Các loại gió
  • Các dòng biển
  • Luồng động vật di cư
  • Sự trao đổi hàng hóa, di dân,…

* Phương pháp đường chuyển động thể hiện những đặc điểm của các đối tượng địa lí là:

Thể hiện hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,… của các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các mũi tên có độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.

Trả lời Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 1 trang 13

Luyện tập

Em hãy phân biệt những phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ theo bảng gợi ý:

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Phương pháp kí hiệu

?

?

Phương pháp đường chuyển động

?

?

Phương pháp chấm điểm

?

?

Phương pháp khoanh vùng

?

?

Phương pháp bản đồ – biểu đồ

?

?

Gợi ý đáp án 

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Phương pháp kí hiệu

Các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể.

Dùng các kí hiệu khác nhau (hình học, chữ, tượng hình) đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

Phương pháp đường chuyển động

Các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian.

Các mũi tên.

Phương pháp chấm điểm

Các đối tượng phân bố không đều trong không gian.

Các điểm chấm.

Phương pháp khoanh vùng

Đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

Giới hạn vùng phân bố bằng các đường viền, tô màu, chải nét (kẻ vạch) hay bố trí đều đặn các kí hiệu trong phạm vi vùng phân bố,…

Phương pháp bản đồ – biểu đồ

Đối tượng địa lí là tổng cộng giá trị theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính).

Các dạng biểu đồ khác nhau (tròn, cột,…).

Tham khảo thêm:   Vì sao Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây Giải Lịch sử 11 Bài 5 Chân trời sáng tạo

Vận dụng

Theo em, để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào? Vì sao?

Gợi ý đáp án 

Gợi ý 1

– Để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp bản đồ – biểu đồ.

– Giải thích: Vì phương pháp bản đồ – biểu đồ vừa thể hiện được giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ (tổng diện tích và tổng sản lượng lúa) vừa thể hiện sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian (theo đơn vị hành chính).

Gợi ý 2

Để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp bản đồ – biểu đồ.

* Bởi vì: phương pháp bản đồ – biểu đồ dùng để thể hiện tổng giá trị của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ, sự phân bố các đối tượng trong không gian gồm:

  • Tổng diện tích của một đơn vị hành chính.
  • Tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ Soạn Địa 10 trang 9 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *