Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 27 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Dọc đường xứ Nghệ, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ
Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ

Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ

1. Chuẩn bị

– Nhà văn Sơn Tùng sinh năm 1928, mất năm 2021. Tên thật của ông là Bùi Sơn Tùng. Quê ở Nghệ An. Ông là một nhà văn có nhiều tác phẩm viết về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một vài tác phẩm tiêu biểu như Búp sen xanh, Bên khung cửa sổ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm…

– Búp sen xanh là tiểu thuyết lịch sử, viết về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoạn trích trong SGK kể chuyện Bác Hồ khi còn nhỏ, cùng anh trai theo cha là Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đi thăm bạn bè của ông, qua nhiều vùng đất quê hương.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Chú ý những quan sát, câu hỏi của cậu bé Côn trong phần (1).

Tham khảo thêm:   Công văn 3027/TCT-DNNCN Hướng dẫn khai nộp lệ phí trước bạ điện tử với ô tô, xe máy

Những câu hỏi của cậu bé Côn trong phần (1):

– Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá.

– Thành Cổ Loa ở mãi tận đâu, thưa cha?

– Chuyện Mị Châu – Trọng Thủy hay tuyệt… không cam chịu nộp mình cho giặc.

=> Những câu nói trên thể hiện cậu bé Côn là một người ham học hỏi, có hiểu biết.

Câu 2. Cậu bé Côn phê phán điều nào và coi trọng giá trị gì qua sự đánh giá về An Dương Vương?

– Phê phán: Không đề phòng sự gian xảo, bội ước của vua nhà Triệu.

– Coi trọng: Hành động tự chém con gái mình và nhảy xuống biển chứ không chịu nộp mình cho kẻ giặc.

Câu 3. Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì?

Các địa danh được nhắc tới ở đây để cho thấy nguồn gốc hình thành của các địa danh đó.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ.

– Truyện được kể theo ngôi thứ ba. Việc sử dụng ngôi kể trên sẽ giúp cho câu chuyện trở nên khách quan hơn.

Câu 2. Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét về tính cách của nhân vật này?

  • Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé: ham học hỏi, thích tìm tòi và có lòng yêu nước, yêu quê hương sâu sắc.
  • Tính cách của nhân vật này khi còn nhỏ chính là cơ sở để tạo nên một nhân cách vĩ đại sau này.
Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Cánh Diều - Tuần 25 Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3

Câu 3. Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật cụ Phó bảng?

– Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách đưa các con đi thăm quan bạn bè của ông, đi qua nhiều vùng đất của quê hương.

– Nhân vật cụ Phó bảng là một người uyên bác, hết mực yêu thương con cái. Ông luôn điềm tĩnh và nhẹ nhàng giải thích cho các con những câu chuyện về lịch sử dân tộc.

Câu 4. Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi ra bài học giá trị về lịch sử dân tộc. Từ đó, chúng ta thêm tự hào hơn về truyền thống vẻ vang, cũng như tích cực tu dưỡng, rèn luyện để xứng đáng với thế hệ đi trước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 27 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *