Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích truyện Thần Trụ trời (2 Mẫu) Những bài văn hay lớp 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Thần Trụ trời mang đến 2 mẫu dàn ý ngắn gọn và chi tiết đầy đủ nhất giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng biết cách viết bài văn phân tích truyện thần thoại hay.

Truyện Thần Trụ trời thuộc nhóm truyện thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo. Vậy sau đây là 2 dàn ý phân tích Thần Trụ Trời mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm tóm tắt Thần Trụ Trời.

Dàn ý phân tích Thần Trụ trời ngắn gọn

I. Mở bài

– Giới thiệu truyện Thần Trụ Trời

– Khái quát nội dung truyện Thần Trụ Trời

II. Thân bài

a. Xác định chủ đề và ý nghĩa của truyện

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Saint Seiya: Legend of Justice và cách nhập

– Truyện Thần Trụ Trời giải thích quá trình quá trình tạo lập thế giới, sự phân chia trời đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình qua các yếu tố kì ảo.

b. Phân tích truyện

* Phân tích:

– Giải thích quá trình tạo lập thế giới:

+ Giải thích sự phân chia đất trời qua các sự kiện

+ Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau

⇒ Truyện Thần Trụ Trời cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của con người thời đầu sơ khai.

c. Nghệ thuật

– Truyện xây dựng Thần Trụ Trời đã xây dựng hình tượng thần trụ trời với sức mạnh siêu nhiên.

– Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp các chi tiết hư cấu tạo nên câu chuyện hấp dẫn.

III. Kết bài

– Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung truyện.

Dàn ý phân tích truyện Thần Trụ trời

I. Mở bài:

– Giới thiệu về truyện kể: Truyện “Thần Trụ trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm.

– Trình bày khái quát nội dung cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện “Thần Trụ trời”.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu chủ đề của truyện kể và ý nghĩa của chủ đề:

– Truyện “Thần Trụ trời” đã giải thích quá trình tạo lập thế giới: phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo,… một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo.

Tham khảo thêm:   Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước 4 Dàn ý & 18 bài viết số 7 lớp 8 đề 1

2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:

* Phân tích

– Giải thích quá trình tạo lập thế giới:

  • Giải thích sự phân chia trời, đất thông qua sự kiện thần Trụ trời xây cột đá chống trời.
  • Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau: thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi…”.

* Đánh giá:

Truyện “Thần Trụ trời” đã cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai.

3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:

– Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ trời – vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau.

– Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể.

– Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích truyện Thần Trụ trời (2 Mẫu) Những bài văn hay lớp 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 797/QĐ-TTG Về việc phê duyệt chuẩn kết quả miễn nhiệm Thành viên Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2004 - 2011

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *