Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 11 Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 20 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 11 Bài 5 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 20 bài Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức thuộc phần một: Một số vấn đề kinh tế xã hội thế giới.

Địa 11 bài 5 Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 11 trong quá trình giải bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 11 Kết nối tri thức.

Viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức

Câu hỏi: Viết báo cáo về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.

Tham khảo thêm:   Công văn 707/BHXH-CNTT Tạo lập giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

Bài làm

1. Khái niệm

– Có nhiều định nghĩa về tri thức, theo Becerra tri thức là “sự giải mã về một mối quan hệ giữa các khái niệm có liên quan đến những lĩnh vực cụ thể, tri thức là tài sản vô giá và là nền tảng lợi thế cạnh tranh của một tổ chức.

– Theo định nghĩa của World Bank, kinh tế tri thức là: “nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế”.

2. Một số đặc điểm của kinh tế tri thức

– Tri thức là nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội.

– Lao động tri thức chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất.

– Dịch vụ với các ngành cần nhiều tri thức là chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.

– Công nghệ thông tin và truyền thông có tính chất quyết định.

– Công nghệ cao, các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế – xã hội.

– Giáo dục đóng vai trò quan trọng.

– Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng.

– Là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

3. Biểu hiện của kinh tế tri thức

– Một số biểu hiện của kinh tế tri thức:

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng nguyên liệu và năng lượng tự nhiên nên tạo ra những sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Từ đó tạo tiền đề phát triển bền vững.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi 2 đoạn văn mẫu lớp 7 hay nhất

+ Sản xuất sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, luôn luôn có sự cân bằng giữa cung và cầu, hạn chế hàng tồn kho.

+ Cái mới luôn được sáng tạo liên tục chứ không phải từ cái cũ phát triển lên.

+ Quá trình nghiên cứu, sáng tạo của con người luôn không ngừng được thực đẩy, phát triển ra kĩ thuật công nghệ hiện đại.

+ Có sự ứng dụng công nghệ thực tế – ảo trong các hoạt động như học tập, thiết kế, xây dựng, kiến trúc, thực nghiệm khoa học,… giúp tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời nâng cao năng suất lao động.

– Một số ví dụ về các sản phẩm ứng dụng của nền kinh tế tri thức:

+ Các nguồn năng lượng tái tạo, như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…

+ Các loại rô-bốt thông minh, như: rô-bốt phẫu thuật (trong lĩnh vực y tế); rô-bốt thu hoạch nông sản (trong lĩnh vực kinh tế); rô-bốt chăm sóc trẻ em,…

+ Các phần mềm quản lí hồ sơ học sinh; theo dõi sự tiến bộ của học sinh,… (trong lĩnh vực giáo dục).

*Ví dụ nền kinh tế tri thức

Các ví dụ trên toàn thế giới về nền kinh tế tri thức đang diễn ra trong số nhiều người khác bao gồm: Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ; kỹ thuật hàng không và ô tô ở Munich, Đức; công nghệ sinh học ở Hyderabad, Ấn Độ; điện tử và phương tiện kỹ thuật số ở Seoul, Hàn Quốc; công nghiệp hóa dầu và năng lượng ở Brazil. Nhiều thành phố và khu vực khác cố gắng tuân theo mô hình phát triển dựa trên tri thức và nâng cao cơ sở tri thức của họ bằng cách đầu tư vào các cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu nhằm thu hút lao động có kỹ năng cao và nâng cao vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, bất chấp các công cụ kỹ thuật số dân chủ hóa việc tiếp cận tri thức, nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động kinh tế tri thức vẫn tập trung như mọi khi trong các lõi kinh tế truyền thống.

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 7 Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn lớp 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 11 Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 20 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *