Bạn đang xem bài viết ✅ Giải Toán 9 Bài 5: Bảng căn bậc hai Giải SGK Toán 9 Tập 1 (trang 23) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 9 trang 23 tập 1 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các bài tập trong SGK Bài 5: Bảng căn bậc hai thuộc chương 1 Đại số 9.

Giải Toán 9 Bài 5 tập 1 Bảng căn bậc hai được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán. Giải Toán lớp 9 trang 23 tập 1 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Giải Toán 9 Bài 5: Bảng căn bậc hai

  • Trả lời câu hỏi Toán 9 Bài 5
  • Giải Toán 9 trang 23 tập 1
  • Lý thuyết Bảng căn bậc hai

Trả lời câu hỏi Toán 9 Bài 5

Trả lời câu hỏi 1

Tìm:

Tham khảo thêm:   GDCD 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng Giáo dục công dân lớp 7 trang 32 sách Chân trời sáng tạo

a) sqrt {9,11} b) sqrt {39,82}

Lời giải chi tiết

a) sqrt {9,11}   approx  3,018

b) sqrt {39,82}   approx  6,310

Trả lời câu hỏi 2

Tìm: a) sqrt {911} b) sqrt {988}

Lời giải chi tiết:

a) sqrt {911}  = sqrt {9,11}.   sqrt {100}   approx  3,018 .10 = 30,18

b) sqrt {988}  = sqrt {9,88} .  sqrt {100}   approx 3,143 .10 = 31,43

Trả lời câu hỏi 3

Dùng bảng căn bậc hai, tìm giá trị gần đúng của nghiệm phương trình: x2=0,3982

Lời giải chi tiết:

begin{array}{l}
{x^2} = 0,3982\
Leftrightarrow x = pm sqrt {0,3982} \
Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
x approx 0,631\
x approx - 0,631
end{array} right.
end{array}

Giải Toán 9 trang 23 tập 1

Dùng bảng số để tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau đây rồi dùng máy tính bỏ túi kiểm tra và so sánh kết quả

Bài 38 (trang 23 SGK Toán 9 Tập 1)

5,4;     7,2;          9,5;          31;            68

Gợi ý đáp án

– Tra bảng: √5,4 ≈ 2,324.

Dùng máy tính: √5,4 ≈ 2,32379008

Ta thấy máy tính bỏ túi cho kết quả chính xác hơn.

Tương tự:

– Tra bảng: √7,2 ≈ 2,683

Dùng máy tính: √7,2 ≈ 2,683281573

– Tra bảng: √9,5 ≈ 3,082

Dùng máy tính: √9,5 ≈ 3,082207001

– Tra bảng: √31 ≈ 5,568

Dùng máy tính: √31 ≈ 5,567764363

-Tra bảng: √68 ≈ 8,246

Dùng máy tính: √68 ≈ 8,246211251

Bài 39 (trang 23 SGK Toán 9 Tập 1)

Dùng bảng số để tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau đây rồi dùng máy tính bỏ túi kiểm tra và so sánh kết quả

115; 232; 571 ; 9691

Gợi ý đáp án

(Với bài này, trước hết ta cần chia số trong căn cho 100, 10000 …)

– Ta có: √115 = √100.√1,15 = 10.√1,15

Tra bảng (hàng 1,5 cột 5): 10.√1,15 ≈ 10.1,072 ≈ 10,72

Dùng máy tính: √115 ≈ 10,72380529

Ta thấy sử dụng máy tính cho kết quả chính xác hơn.

Tương tự:

Tham khảo thêm:   Nghị định 104/2012/NĐ-CP Quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam

– Tra bảng (hàng 2,3 cột 2): √232 = 10.√2,32 ≈ 10.1,523 ≈ 15,23

Dùng máy tính: √232 ≈ 15,23154621

Tra bảng (hàng 5,7 cột 1): √571 = 10√5,71 ≈ 10.2,390 ≈ 23,90

Dùng máy tính: √571 ≈ 23,89560629

– Tra bảng: √9691 = 10√96,91

+ Hàng 96, cột 9 ta có: √96,9 ≈ 9,844

+ Tại giao của hàng 96, và cột 1 hiệu chính ta thấy số 0

Nên √96,91 ≈ 9,844 suy ra √9691 ≈ 10.9,844 ≈ 98,44

Dùng máy tính: √9691 ≈ 98,44287684

Bài 40 (trang 23 SGK Toán 9 Tập 1)

0,71; 0,03; 0,216; 0,811; 0,0012; 0,000315

Gợi ý đáp án

(Với bài này, trước hết ta cần chia số trong căn cho 100, 10000 … )

– Ta có: √0,71 = √71 : √100 = √71 : 10

Tra bảng: √71 ≈ 8,426 nên √0,71 ≈ 8,426 : 10 ≈ 0,8426

Dùng máy tính: √71 ≈ 0,842614978

Ta thấy sử dụng máy tính cho kết quả chính xác hơn.

Tương tự:

– Tra bảng: √0,03 = √3 : √100 ≈ 1,732 : 10 ≈ 0,1732

Dùng máy tính: √0,03 ≈ 0,17320508

– Tra bảng: √0,216 = √21,6 : √100 ≈ 4,648 : 10 ≈ 0,4648

Dùng máy tính: √0,216 ≈ 0,464758002

– Tra bảng: √0,811 = √81,1 : √100 ≈ 9,006 : 10 ≈ 0,9006

Dùng máy tính: √0,811 ≈ 0,90055584

– Tra bảng: √0,0012 = √12 : √10000 ≈ 3,464 : 100 ≈ 0,03464

Dùng máy tính: √0,0012 ≈ 0,034641016

– Tra bảng: √0,000315 = √3,15 : √10000 ≈ 1,775 : 100 ≈ 0,01775

Dùng máy tính: √0,000315 ≈ 0,017748239

Bài 41 (trang 23 SGK Toán 9 Tập 1)

Biết √9,119 ≈ 3,019. Hãy tính:

√911,9 ; √91190 ; √0,09119 ; √0,0009119

Gợi ý đáp án

√911,9 = √9,119.√100 ≈ 3,019.10 ≈ 30,19

√91190 = √9,119.√10000 ≈ 3,019.100 ≈ 301,9

√0,09119 = √9,119 : √100 ≈ 3,019 : 10 ≈ 0,3019

Tham khảo thêm:   Thông tư 35/2017/TT-BGTVT Cấm người dân ở, mở bãi đỗ xe dưới gầm cầu

√0,0009119 = √9,119 : √10000 ≈ 3,019 : 100 ≈ 0,03019

Bài 42 (trang 23 SGK Toán 9 Tập 1)

Dùng bảng căn bậc hai để tìm giá trị gần đúng của nghiệm mỗi phương trình sau:

a) x2 = 3,5

b) x2 = 132

Gợi ý đáp án

a) x2 = 3,5 ⇔ x = ±√3,5

Tra bảng ta được: √3,5 ≈ 1,871

Vậy phương trình có hai nghiệm: x = ±1,871

x1= 1,871; x2 = -1,871

b) x2 = 132 ⇔ x = ±√132 = ±√1,32.√100 = ±10√1,32

Tra bảng ta được: √1,32 ≈ 1,149 nên

10√1,32 ≈ 10.1,149 ≈ 11,49

Vậy phương trình có hai nghiệm: x = ±11,49

Lý thuyết Bảng căn bậc hai

1. Giới thiệu bảng

Bảng căn bậc hai được chia thành các hàng và các cột. Ta quy ước gọi tên của các hàng (cột) theo số được ghi ở cột đầu tiên (hàng đầu tiên) của mỗi trang. Căn bậc hai của các số được viết bởi không quá ba chữ số từ 1,00 đến 99,9 được ghi sẵn trong bảng ở các cột 0 đến cột 9. Tiếp đó là chín cột hiệu chính để hiệu chỉnh chữ số cuối của căn bậc hai của các số được viết bởi bốn chữ số từ 1,000 đến 99,99.

2. Cách dùng bảng

Bảng tính sẵn căn bậc hai của tác giả V.M.Bra-đi-xơ chỉ cho phép ta tìm trực tiếp căn bậc hai của số lớn hơn 1 và nhỏ hơn 100. Tuy nhiên, dựa vào tính chất của căn bậc hai, ta vẫn dùng bảng này để tìm được căn bậc hai của số không âm lớn hơn 100 hoặc nhỏ hơn 1.

Chú ý: Khi tìm căn bậc hai của số không âm lớn hơn 100 hoặc nhỏ hơn 1, ta dùng hướng dẫn của bảng: “Khi dời dấu phẩy trong số N đi 2, 4, 6,… chữ số thì phải dời dấu phẩy theo cùng chiều trong đó √NN đi 1, 2, 3,… chữ số”.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải Toán 9 Bài 5: Bảng căn bậc hai Giải SGK Toán 9 Tập 1 (trang 23) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *