Bạn đang xem bài viết ✅ Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến (4 Mẫu) Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Lập dàn ý khổ 4 bài Tây Tiến của Quang Dũng mang đến 4 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất giúp các bạn nhanh chóng nắm được nội dung để biết cách phân tích đoạn 4 hay đầy đủ các ý nhất.

Khổ 4 Tây Tiến giúp chúng ta cảm nhận được một bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực vừa lãng mạn. Đó là tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình, là sự ca ngợi vẻ đẹp của những con người đã chiến đấu hi sinh cho chúng ta có cuộc sống hôm nay. Vậy sau đây là TOP dàn ý khổ 4 Tây Tiến mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân tích bài thơ Tây Tiến, phân tích đoạn 2 Tây Tiến, phân tích khổ 1 Tây Tiến.

Lập dàn ý bài Tây Tiến khổ 4

I. Mở bài

– Tây Tiến là một trong những bài thơ hay nhất của Quang Dũng. Bài thơ được viết năm 1984, ở làng Phù Lưu Chanh khi ông tạm xa đơn vị một thời gian.

– Đoàn quân Tây Tiến được thành lập mùa xuân năm 1947, chiến sĩ của đơn vị phần đông là người Hà Nội.

– Nội dung chủ yếu của bài thơ khắc họa người lính hào hoa và vẻ đẹp bi tráng.

– Trích đoạn ở phần cuối bài thơ, thể hiện cảm nghĩ của tác giả về đoàn quân và tình cảm đồng đội trong những ngày tháng chiến đấu đầy kỉ niệm.

II. Thân bài

1. Tinh thần của đoàn quân Tây Tiến

– Người đi không hẹn ước -> ra đi chiến đấu không ước hẹn ngày về, tinh thần hi sinh vì nước, xả thân vì nước. (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh)

– Lí do:

  • Đường lên thăm thẳm một chia phôi: Mỗi bước chân hành quân đi lên, dốc đèo và những bản làng mờ sương lùi lại phía sau. Hoàn cảnh chiến đấu rất khắc nghiệt, có bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn nên hành trình chiến đấu là những hi sinh tiếp nối, càng khó có hi vọng trở về.
  • Do hoàn cảnh lịch sử quá ngặt nghèo, cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn đầu chẳng khác nào lấy trứng chọi đá, đòi hỏi phải lấy tính mạng để đổi độc lập tự do. Bao thế hệ thanh niên cầm súng ra chiến trường với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

=> Ý thơ lột tả lí tưởng chiến đấu cao cả của anh bộ đội cụ Hồ, làm nổi bật phẩm chất yêu nước anh hùng của họ.

– Do tinh thần bi tráng ấy mà mùa xuân thành lập đoàn quân trở thành một mốc lịch sử ghi nhận công lao to lớn của những con người anh hùng bỏ mình vì nước. Những trái tim và linh hồn ấy còn ở lại với Sầm Nưa, tan vào với núi sông nên sẽ bất tử với thời gian. Cách nói chẳng về xuôi thể hiện thái độ bất cần, khinh bạc, thể hiện chất lãng tử kiêu hùng nên tinh thần hi sinh mang vẻ đẹp lãng mạn.

– Nghệ thuật dùng từ: không hẹn ước, chia phôi, hồn về kết hợp với giọng thơ nhẹ nhàng mềm mại nên đoạn thơ nói về sự hi sinh lại thấm đượm chất lãng mạn. Đoạn thơ cũng như bài thơ nói về cái chết nhưng không gieo vào lòng người đọc sự bi quan mà gợi tinh thần lạc quan, tin tưởng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về biến đổi khí hậu (11 mẫu) Viết đoạn văn về biến đổi khí hậu

2. Tâm tư của nhà thơ

– Tây Tiến người đi không hẹn ước -> Người đi ở đây là tác giả. Tác giả đã ra đi không hẹn ngày về lại đơn vị cũ. Trong khi đoàn binh hành quân càng về phía Tây càng xa cách, hi vọng ngày gặp lại càng mong manh. Trong khoảng cách không gian dịu vợi, nỗi nhớ đồng đội của nhà thơ càng tỏa ra mênh mông: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

– Nỗi nhớ trào lên trong lòng da diết bởi lẽ có bao nhiêu kỉ niệm chiến đấu với đoàn quân kể từ mùa xuân ấy, do đó người đi xa mà tâm hồn vẫn gần gũi. Nhà thơ ở nơi này mà tâm hồn đã gợi lại nơi Sầm Nưa trên kia, vẫn gắn bó với đoàn quân. Sự phân thân ấy cho thấy tình đồng chí, đồng đội thắm thiết của nhà thơ.

  • Giọng điệu trữ tình góp phần làm nổi rõ tiếng nói tình cảm của nhà thơ.
  • Đoạn thơ có hai giọng, giọng của đoàn binh được tác giả nói hộ và giọng của tác giả nên nội dung đa nghĩa, tạo ra vẻ đẹp ngôn từ.

III. Kết bài

– Đoạn thơ sử dụng bút pháp lãng mạn để nhấn mạnh vẻ đẹp tinh thần hi sinh vì lí tưởng mang màu sắc lãng mạn của đoàn quân Tây Tiến. Vẻ đẹp chân dung của một tập thể anh hùng tiêu biểu cho một thời kì lịch sử bi tráng được khắc họa bởi bút pháp tài hoa sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc.

– Đoạn thơ cũng bộc lộ tình đồng chí, đồng đội thắm thiết của Quang Dũng.

Lập dàn ý khổ 4 bài Tây Tiến

I. Mở bài

Bài thơ là nỗi nhớ da diết về Tây Tiến và những người đồng đội của Quang Dũng. Đặc biệt qua khổ thơ 4, ta càng thấy rõ được vẻ đẹp hào hoa, anh dũng của những chiến sĩ Tây Tiến, đã hết mình với Tổ Quốc thân yêu.

II. Thân bài

– Tác giả: Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, ông sinh ra và lớn lên tại làng Phượng Trì, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, vừa làm thơ, vừa làm nhạc, họa, nhưng thành công nhất vẫn là lĩnh vực thơ ca.

– Tác Phẩm Tây Tiến được nhà văn sáng tác vào cuối năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh, là nỗi nhớ Quang Dũng dành cho những người đồng đội cũ.

– Đoạn trích nằm ở phần cuối của bài thơ là đoạn bộc lộ tâm tư, tình cảm của nhà thơ về đoàn binh Tây Tiến, tình đồng đội đồng chí trong những năm kháng chiến gian nan, vất vả.

– Hai câu thơ đầu là ý niệm lên đường của người lính Tây Tiến.

“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi”

+ Người chiến sĩ Tây Tiến ra đi mà chẳng hẹn ước ngày về, với tinh thần anh dũng, người lính ấy mang trong mình quyết tâm chiến đấu, lập được chiến công để mang vinh quang về cho Tổ Quốc.

+ “Không hẹn ước” rồi lại “một chia phôi”, là bởi hoàn cảnh chiến đấu nơi chiến trường rất khắc nghiệt, gặp phải biết bao gian khổ, thiếu thốn nên hành trình chiến đấu là những hi sinh tiếp nối, càng khó có hi vọng trở về. Nơi đây rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh chiến đấu lại quá khó khăn, khắc nghiệt, cuộc kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn đầu này chẳng khác nào lấy trứng chọi đá => Cuộc kháng chiến đấu gặp phải bao vất vả, đòi hỏi phải hi sinh xương máu mới có ngày độc lập tự do.

=> Bao thế hệ thanh niên sẵn sàng bỏ sau lưng mọi hoài bão, ước mơ. Họ sẵn sàng cầm súng khi Tổ Quốc cần, với với một lòng trung thành, những người lính ra chiến trường với tinh thần: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Từ hai câu thơ trên, đã làm cho ta thấy được phẩm anh dũng, hết mình vì dân, vì nước của các chiến sĩ cách mạng.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cài đặt và chơi Hoa Thiên Kiếp trên điện thoại

– Hai câu thơ cuối

“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

+ “Mùa xuân” có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Là mùa đẹp nhất trong năm, hay đây cũng là thời điểm mà đoàn quân Tây Tiến được thành lập. Và hơn hết “mùa xuân ấy” chính là một thời điểm lịch sử của dân tộc, một mốc thương nhớ, lắng đọng mãi trong tim của nhà thơ và biết bao người chiến sĩ.

+ Cả tuổi trẻ họ trung thành với Tổ Quốc, với nhân dân. Những chàng trai ấy lên đường ra trận mang trong mình bao sức trẻ nhiệt huyết, cháy bỏng, họ đã sống và chiến đấu đến những giây phút cuối cùng.

=> Hai câu thơ trên đã cho ta thấy tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của những người lính dành cho đất nước mình. Kể cả khi họ đã nằm xuống, nhưng vẫn không quên cùng đồng đội giữ trọn lời thề với Tổ Quốc.

III. Kết bài

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Quang Dũng đã thành công để lại những tâm tư, tình cảm nơi tác giả gửi gắm cho sự đồng điệu giữa hai tâm hồn nơi người đọc và người nghệ sĩ về tình cảm của người chiến sĩ cách mạng dành cho mảnh đất Tây Bắc phong sương, hùng vĩ.

Dàn ý phân tích đoạn 4 Tây Tiến

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu đoạn 4

II. Thân bài

1. Khái quát:

“Tây Tiến” được xem là tác phẩm đỉnh cao của đời thơ Quang Dũng.

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ nồng nàn với Tây Tiến – đơn vị chiến đầu cũ – cũng là nỗi nhớ núi rừng rải về miền Tây Tổ quốc có vẻ tuyệt kì mà Quang Dũng một thời gắn bó.

– Xuất xứ: tập “Mây đầu ô” (1986)

Nội dung: Không khí lãng mạn rất riêng của những ngày đầu kháng chiến, tư thế dấn thân đầy kiêu hùng, quả cảm của người con Hà Nội hào hoa, đa tình đã được thể hiện đậm nét ở từng câu thơ chưa đầy chất nhạc, chất họa, vừa trang trọng, cổ kính, vừa tươi tắn, trẻ trung.

– Vị trí đoạn 4: đoạn cuối cùng của bài thơ, là lời hẹn ước của tác giả

2. Phân tích

a) Hai câu đầu: Tinh thần của đoàn quân

Nhắc lại lời hẹn ước của đoàn quân Tây Tiến thuở lên đường: “Người đi không hẹn ước”

– “Chí lớn chưa về bàn tay không” => Mang theo chí làm trai của những chinh phu tráng sĩ thời xưa, ra đi không hẹn ngày trở về, ra đi vì nghĩa lớn (Liên hệ với “Tống biệt hành” – Thâm Tâm).

“Đường lên thăm thẳm một chia phôi”: ý niệm của chung cả một thời kì, một thế hệ con người về ý niệm của những bậc nam nhi quyết chí vì lí tưởng.

b) Hai câu sau:

“Mùa xuân ấy”:

  • Thời điểm đoàn quân Tây Tiến được thành lập
  • Mùa xuân của đời người: một thời gian khổ mà ân nghĩa, khó khăn mà hào hùng.
  • Mùa xuân của những chiến thắng, của niềm vui lớn đất nước

– Một từ “ấy” mất đi chút rõ ràng nhưng mở ra mênh mông tình nghĩa

“Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

+ Những người chiến sĩ đã bỏ mình trên đường hành quân, không còn cơ hội trở về

+ Tấm lòng, linh hồn vẫn mãi thuộc về mảnh đất ấy, nơi đậm tình đậm nghĩa ấy. Dù ở nơi nào, những kỉ niệm, ân tình về đồng đội, anh tôi có nhau vẫn luôn ở trong trái tim người lính.

Tham khảo thêm:   Tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo CTST

Vừa là lời tự nhắc nhở vừa là sự duyệt lại của kí ức để đi đến khẳng định: không thể quên những chặng đường đã qua, người dù có đi nơi đâu vẫn gửi hồn về Sầm Nứa. Bởi vì chặng đường đã qua là kỉ niệm, là đồng đội, là sự hiến dâng, là cuộc đời riêng có dịp phát sáng trong cuộc đời chung của dân tộc, cách mạng.

c) Đánh giá

Nội dung: “Tây Tiến” tràn đầy nỗi nhớ, hay nói đúng hơn chính là nỗi nhớ. Đó cũng có thể coi là lời nguyện ước của một thế hệ thanh niên sẵn sàng hiến dâng cả tuổi xanh của mình cho đất nước thân yêu.

– Nghệ thuật:

  • Thể “Cổ phong trường thiên” (một thể loại hành) để những tình cảm, cảm xúc không bị bó buộc mà có thể trải dài theo đầu ngọn bút, trong những con chữ.
  • Hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc nhưng khi được ứng hiện vào nhau trong sự sắp xếp của Quang Dũng lại đem đến hiệu quả không ngờ.

Nếu nói “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” thì “Tây Tiến” là một dẫn chứng tiêu biểu. Với sự tài hoa trong cách sử dụng và sáng tạo từ ngữ, Quang Dũng khiến người đọc như “ngậm nhạc trong miệng”, như thưởng tranh trong chữ.

Đó chính là phong vị rất riêng của thơ Quang Dũng: vừa dung dị, vừa bay bổng, không đẽo gọt cầu kì mà mới lạ đến đáng ngạc nhiên!

III. Kết bài

– Đánh giá lại vấn đề

Lập dàn ý phân tích khổ cuối Tây Tiến

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ là nỗi nhớ về Tây Tiến, về những tháng ngày đã qua đồng thời cũng thể hiện ý chí quyết tâm, và tinh thần hi sinh cao đẹp của của người lính, tinh thần ấy được thể hiện rõ nét qua khổ thơ cuối của bài thơ.

2. Thân bài

– Hai câu thơ đầu, nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện quyết tâm, lí tưởng chung của những người lính trong binh đoàn Tây Tiến.

  • “Người đi không hẹn ước” là tinh thần chiến đấu tự nguyện, quả cảm.
  • Lí tưởng cứu nước, tinh thần xả thân ấy thật đẹp đẽ, thật thiêng liêng biết bao, vì dân tộc, tổ quốc họ chấp nhận dâng hiến trọn vẹn mà không chút tính toán cho mình “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

– “Đường lên thăm thẳm một chia phôi” bước chân của người lính Tây Tiến bước qua bao núi, bao đèo và cuộc hành quân càng tiến lên phía trước thì những bản làng mờ sương cũng mờ ảo và lùi dần về phía sau.

– Cuộc chiến đấu căng thẳng, khốc liệt lại thêm điều kiện sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn khiến cho hành trình chiến đấu khó khăn, tử thần rình rập làm cho hi vọng trở về càng mong manh.

– Hai câu thơ cuối càng khắc sâu hơn về tinh thần bi tráng, sẵn sàng hi sinh cho nghiệp lớn của binh đoàn Tây Tiến

  • “Mùa xuân ấy” là mùa xuân năm 1947 khi binh đoàn Tây Tiến được thành lập, cũng có thể là mùa xuân sáng lạn của đất nước khi hòa bình.
  • “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” những người lính dẫu hi sinh nhưng vẫn mang nguyện ước thật đẹp, hòa vào khí thiêng sông núi để mãi bảo vệ cho tổ quốc, non sông.

3. Kết bài

Khổ thơ đã sử dụng bút pháp lãng mạn để nói về lí tưởng và tinh thần hi sinh cao đẹp của những người lính Tây Tiến đồng thời hoàn thiện cho bức chân dung đẹp đẽ, đáng trân trọng của những người lính trong kháng chiến.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến (4 Mẫu) Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *