Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí lớp 5 Bài 6: Đất và rừng Giải bài tập Địa lí 5 trang 79 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Địa lí 5 Bài 6: Đất và rừng giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 5 trang79, 80, 81 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp.

Qua đó, cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng giải Địa lí lớp 5 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 6: Đất và rừng cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi SGK Địa lí 5 trang 79, 80

Câu hỏi trang 79

Quan sát hình 1, hãy chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

Hình 1

Trả lời:

Vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn là:

  • Phân bố rừng rậm nhiệt đới: Vùng đồi núi như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, núi cao phía Bắc.
  • Phân bố rừng ngập mặn: Nơi đất thấp ven biển ở đồng bằng Nam Bộ.
Tham khảo thêm:   Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp Quốc gia năm 2013 môn Hóa lớp 12 THPT Bộ GD&ĐT

Câu hỏi trang 80

Quan sát tranh ảnh và dựa vào vốn hiểu biết, em hãy so sánh sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới với rừng ngập mặn (về môi trường sống và đặc điểm cây trong rừng).

Hình 2, 3

Trả lời:

Sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới với rừng ngập mặn (về môi trường sống và đặc điểm cây trong rừng) là:

  • Rừng rậm nhiệt đới: phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, môi trường sống nóng ẩm, mưa nhiều, cây trong rừng nhiều tầng, nhiều tán, đa dạng …
  • Rừng ngập mặn: phân bố chủ yếu ở những nơi đất thấp ven biển. Rừng nhiều loại cây như đước, sú, vẹt,… Cây có bộ rễ trùm to khỏe, rậm rạp có tác dụng nâng cây vượt khỏi mặt nước và giữ đất lại, làm cho đất liền ngày càng lấn rộng ra biển.

Giải bài tập SGK Địa lí 5 trang 81

Câu 1

Hoàn thành bảng sau vào vở:

Loại đất Phân bố Đặc điểm
Phe-ra-lít
Phù sa

Trả lời:

Loại đất Phân bố Đặc điểm
Phe-ra-lít Vùng núi. Có màu đỏ vàng thường nghèo mùn, nếu được hình thành trên đá ba dan thì phì nhiêu hơn.
Phù sa Đồng bằng.

Được hình thành do phù sa ở sông bồi đắp và rất màu mỡ.

Câu 2

Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

Trả lời:

  • Rừng rậm nhiệt đới: Phân bố chủ yếu vùng đồi núi. Môi trường sống nóng ẩm, mưa nhiều, cây trong rừng nhiều tầng tán, đa dạng chủng loại…
  • Rừng ngập mặn: Chủ yếu nơi đất thấp ven biển. Môi trường nước biển ngập chân, cây có rễ chùm to khỏe, rậm rạp..
Tham khảo thêm:   Viết: Trả bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 1) - Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 2

Câu 3

Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.

Trả lời:

Tác dụng của rừng đối với đời sống nhân dân:

  • Rừng cung cấp nhiều loại sản vật, nhất là gỗ
  • Điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn, hạn chế gây lũ lụt ở đồng bằng.

Lý thuyết bài Đất và rừng

Các loại đất chính ở nước ta

Nước ta có nhiều loại đất, tuy nhiên đất Feralit và đất phù sa là hai nhóm đất chính:

  • Đất phe-ra-lít: Phân bố ở miền núi. Đất có màu đỏ vàng thường nghèo mùn, nếu được hình thành trên đá ba dan thì phì nhiêu hơn.
  • Đất phù sa: Phân bố ở đồng bằng. Được hình thành do phù sa ở sông bồi đắp và rất màu mỡ.

Rừng ở nước ta

  • Rừng rậm nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích, phân bố ở vùng đồi núi.
  • Rừng ngập mặn phân bố nơi đất thấp ven biển, có thủy triều dâng nước biển hàng ngày.
  • Vai trò của rừng: Cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ, điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt…
  • Rừng hiện nay bị tàn phá nhiều => nước ta khuyến khích trồng rừng => hàng triệu héc ta rừng được trồng mới.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí lớp 5 Bài 6: Đất và rừng Giải bài tập Địa lí 5 trang 79 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế Biểu mẫu về sở hữu trí tuệ

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *