Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 30 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 6 Bài 5 Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Sự đa dạng của chất.

Soạn KHTN 6 Cánh diều Bài 5 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 5 mời các bạn theo dõi nhé.

Câu hỏi Mở đầu trang 30 KHTN 6

Chúng ta có thể dễ dàng đi lại trong không khí, có thể lội được trong nước nhưng không thể đi xuyên qua một bức tường. Em có biết vì sao không?

Gợi ý đáp án

Bức tường là chất rắn, mà các “hạt” cấu tạo nên chất rắn được sắp xếp chặt chẽ do đó chúng ta không thể đi xuyên qua được.

I. Chất ở xung quanh ta

Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận

 ❓Sắp xếp những vật thể trong hình 5.1 theo nhóm: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống, vật sống.

Gợi ý trả lời

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Phan Chu Trinh, Đà Nẵng Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Toán

Vật thể tự nhiên: con gà, bắp ngô, vi khuẩn, nước

Vật thể nhân tạo: bình chứa oxygen, bút chì

Vật sống: con gà, bắp ngô, vi khuẩn

Vật không sống: bình chứa oxygen, bút chì, nước

❓ Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất?

1. Dây dẫn điện làm bằng đồng hoặc nhôm, được bọc trong chất dẻo (nhựa)

2. Chiếc ấm được làm bằng nhôm

3. Giấm ăn (giấm gạo) có thành phần chủ yếu là acetic acid và nước

4. Thân cây bạch đàn có nhiều cenllulose, dùng để sản xuất giấy

Gợi ý trả lời

1. Vật thể tự nhiên: nhôm, đồng, acetic acid, nước, cenllulose, cây bạch đàn

2. Vật thể nhân tạo: dây dẫn điện, chất dẻo (nhựa), chiếc ấm, giấm ăn, giấy

3. Vật sống: thân cây bạch đàn

4. Vật không sống: nhôm, đồng, acetic acid, nước, cenllulose, dây dẫn điện, chất dẻo (nhựa), chiếc ấm, giấm ăn, giấy

Hãy kể tên một số chất có trong:

– Nước biển

– Bắp ngô

– Bình chứa khí oxygen

Gợi ý trả lời

Một số chất có trong:

  • Nước biển: muối
  • Bắp ngô: tinh bột
  • Bình chứa oxygen: oxi

Hãy kể tên các vật thể chưa một trong những chất sau:

– Sắt

– Tinh bột

– Đường

Gợi ý trả lời

Các vật thể chứa một trong những chất sau:

  • Sắt: máy gặt
  • Tinh bột: ngô
  • Đường: quả táo

II. Ba thể của chất và đặc điểm của chúng

Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận

Kể tên một số chất rắn, chất lỏng, chất khí mà em biết.

Gợi ý trả lời

Chất rắn: cốc nước, cánh cửa, bút, giày dép, điện thoại,…

Chất lỏng: xăng, rượu bia, nước, dầu,…

Chất khí: oxi, các-bon-nic, lưu huỳnh, mùi khai (NH3), mùi trứng thối (H2S). Chất khí là tập hợp những nguyên tử, phân tử hay các hạt tự do chuyển động xung quanh không gian. Do lực các lực tương tác của các hạt là rất nhỏ nên các hạt sẽ ngẫu nhiên va chạm với nhau hoặc va vào thành chứa với tốc độ ngẫu nhiên(vận tốc các hạt chỉ thay đổi khi va vào các hạt khác hoặc va vào thành chứa). Chất khí là một trong bốn trạng thái quan trọng nhất tồn tại trong tự nhiên và không gian(các trạng thái còn lại chất rắn, chất lỏng và plasma. Chất khí được tạo ra từ chất rắn ở nhiệt độ thấp được chuyển qua trạng thái lỏng ở nhiệt độ cao và đổi sang trạng thái khí khi tăng nhiệt độ lên cao hơ, nếu tiếp tục tăng cao nhiệt độ sẽ biến đổi sang trạng thái Plasma.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng Kể chuyện lớp 5 tuần 21 đề 1: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Em hãy kể tên một số chất rắn được dùng làm vật liệu trong xây dựng nhà cửa, cầu, đường.

Gợi ý trả lời

Một số chất rắn: gạch, đá, cát, sắt, cửa,…,nhôm, thủy tinh,

Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau

Gợi ý trả lời

Do chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó. Vì xăng là một loại chất lỏng nên ta có thể bơm xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau đó.

Vì sao phải giữ chất khí trong bình khí?

Gợi ý trả lời

Vì chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định. Chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa nó.

❓ Tìm hiểu những chất quanh em để hoàn thành bảng theo gợi ý sau:

Chất Thể
(Ở nhiệt độ phòng)
Đặc điểm nhận biết
(về thể)
Ví dụ vật thể chứa chất đó
Sắt Rắn Có hình dạng và thể tích xác định Chiếc đinh sắt
? ? ? ?

Gợi ý trả lời

Chất

Thể

(Ở nhiệt độ phòng)

Đặc điểm nhận biết

(về thể)

Ví dụ vật thể chứa chất đó

Sắt

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Chiếc đinh sắt

H2S

Khí

Có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định

Quả trứng thôi

Oxy

Khí

Có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định

Không khí

Đồng

Rắn

Có hình dạng và thể tích xác định

Dây điện

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh 1 sách Chân trời sáng tạo Phân phối chương trình môn Tiếng Anh lớp 1 - Family and Friends năm 2022 - 2023

III. Lý thuyết Sự đa dạng của chất

I. Chất quanh ta

– Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên

Ví dụ : núi đá vôi, con sư tử, cây cối,…

– Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống

Ví dụ : cầu , bánh mì,nước có gas,…

– Vật sống: có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển

Ví dụ : con sư tử , con mèo, con người,…

– Vật không sống:không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển

Ví dụ: núi đá vôi, nhà cửa, xe cộ, …

II. Một số tính chất của chất

– Tính chất vật lí: thể(rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,…

Ví dụ: Điều kiện thường, nước thể lỏng, không màu, không mùi, không vị, nhiệt độ nóng chảy (00C), nhiệt độ sôi (1000C).

– Tính chất hóa học: sự biến đổi một chất tạo chất mới.

Ví dụ: Đá vôi rắn chắc, khi nung tạo ra chất mới là vôi sống, xốp và mềm hơn,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 30 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *