Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Thành phố Hoa phượng đỏ Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá bài thơ Thành phố Hoa phượng đỏ là tư liệu cực kì hữu ích, tuyển chọn dàn ý và bài văn mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về Văn ngày một tiến bộ hơn.

Thành phố Hoa phượng đỏ là bài thơ rất hay và ý nghĩa, giúp người Hải Phòng lại càng yêu, càng tự hào về quê hương mình; còn khách thập phương thì nô nức đến Hải Phòng để chiêm ngưỡng hoa phượng đỏ rợp trời và chia vui cùng người dân nơi đây. Vậy sau đây là dàn ý và bài văn mẫu phân tích bài thơ Thành phố Hoa phượng đỏ mời các bạn theo dõi nhé.

Dàn ý phân tích Thành phố Hoa phượng đỏ

1, Mở bài.

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Đánh giá chung về giá trị của bài thơ: hình ảnh giản dị, gần gũi đã khắc hoạ thành phố Hoa phượng đỏ yêu dấu dưới cái nhìn đầy tin yêu, tự hào của nhà thơ.

2, Thân bài.

– Thời gian nghệ thuật được nhắc đến trong bài thơ: Tháng năm – hoa phượng nở đỏ rực => gợi đến vẻ đẹp đặc trưng của thành phố.

– Tình yêu tha thiết của tác giả thể hiện qua việc liệt kê những địa danh quen thuộc của Hải Phòng; niềm tự hào khôn xiết về cảnh và người Hải Phòng.

– Thành phố hiên ngang trong bom đạn của kẻ thù ; tin tưởng vào một ngày mai huy hoàng của thành phố yêu dấu.

– Thể thơ tự do, triển khai theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, ngôn từ giản dị nhịp điệu hào sảng, trầm hùng => thể hiện khí thế đi lên của thành phố trong kháng chiến và trong hội nhập.

Tham khảo thêm:   Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Mẫu C1-02/NS theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP

=> Bài thơ khắc hoạ thành phố đẹp trong chiến đấu, trong xây dựng và phát triển. Bộc lộ tình yêu và niềm tự hào tha thiết của tác giả với thành phố Hải Phòng.

3, Kết bài.

– Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Phân tích bài thơ Thành phố Hoa phượng đỏ

Ði giữa thành phố Cảng rực rỡ hoa phượng đỏ trong những ngày cả nước cùng miền nam đánh Mỹ, Hải Như xuất thần viết bài thơ “Thành phố Hoa phượng đỏ”. Qua bài thơ mỗi chúng ta đều thấy được tình yêu và sự gắn bó tha thiết của nhà thơ với thành phố, quê hương thứ hai của ông.

Qua trang thơ của Hải Như, Thành phố Hải Phòng hiện lên rất đáng yêu, ngoan cường, anh dũng lại vừa giản dị vừa nên thơ, thơ mộng, lạc quan.

Tháng Năm, rợp trời hoa phượng đỏ
Ôi Hải Phòng thành phố quê hương
Ta yêu thành phố quê ta
Như yêu chính người thương yêu nhất

Thời gian nghệ thuật được nhắc đến trong bài thơ là tháng 5 – chính giữa mùa hè, lúc phượng vĩ nở rộ. Đó cũng là lúc thành phố đẹp nhất trong mắt của những thi sĩ thơ như Hải Như. Cả thành phố rợp trời trong hoa phượng đỏ, màu đỏ của hoa, màu đỏ của nền trời, tất cả hoà vào nhau thành một màu sắc rực rỡ, hoa lệ. Trong giây phút đó nhà thơ chẳng ngần ngại bộc lộ tình yêu dành cho Hải Phòng “Ta yêu thành phố quê ta”, tình yêu ấy được so sánh với “như yêu chính những người thương yêu nhất” nghĩa là tình yêu ấy gắn bó tự nhiên, giản dị, xuất phát từ chính trái tim của mình. Tình yêu chân thành và tự nguyện. Hẳn đến đây ai cũng nghĩ Hải Phòng chính là quê hương đã sinh ra Hải Như. Nhưng không phải quê hương gốc của nhà thơ là ở Nam Định cùng quê với nhạc sĩ Văn Cao. Nhưng vì có một tình yêu tha thiết với thành phố Hoa Phượng đỏ nên ông đã chẳng ngần ngại bày tỏ tình yêu với thành phố này.

Tham khảo thêm:   Phụ lục Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT Mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng

Theo mạch cảm xúc dạt dào nhà thơ tiếp tục thể hiện tình yêu dành cho đất và người nơi đây:

Những hẹn hò bên bờ sông Lấp
Những con đường tấp nập áo thợ ngày đêm
Nhưng Bến Bính, Xi Măng, Cầu Rào, Cầu Đất, Lạc Viên
Những cái tên nghe chẳng thơ đâu
Nhưng với ta vô cùng thân thiết
Ta tự hào với những cái tên không lẫn ấy của quê hương

Điệp từ “những” kết hợp với phép liệt kê lần lượt trưng ra sự trù phú, giàu có của mảnh đất Hải Phòng. Những địa danh chẳng hay như Bến Bính, Xi Măng, Cầu Rào, Cầu Đất, Lạc Viên đi vào trong thơ của Hải Như bỗng trở nên nên thơ và thân thương đến lạ. Nhà thơ nhắc đến nó bằng một niềm tự hào khôn xiết , tự hào vì những cái tên ấy không lẫn vào đâu được.

Sang đến khổ thơ thứ hai là một thành phố Hải Phòng với một nét đẹp khác, đó là vẻ đẹp trong chiến đấu, anh dũng, kiên cường, không khuất phục trước bất kỳ thế lực thù địch nào:

Hỡi em yêu trong đêm dài tiễn biệt
Cho anh trao chiếc hôn nồng
Chưa giải phóng Sài Gòn, Đà Nẵng ta cần biết xa nhau
Chào phố biển lam lũ nhưng sống có chiều sâu
Hải Phòng đó hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu
Trăm trận thắng quê ta kiên cường – em biết đó

Giọng thơ đi vào chất giọng thủ thỉ, tâm tình, lời chào của nhà thơ gửi đến người em yêu cũng là gửi đến thành phố Hải Phòng yêu dấu. Vì chưa giải phóng, vì đất nước còn chiến tranh nên chúng ta phải xa nhau. Dẫu có bom rơi, đạn lạc thì nhà thơ tin tưởng “Hải Phòng đó hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu”. Phép nhân hoá đã thể hiện vẻ đẹp anh dũng, kiên cường của thành phố và cũng là của con người nơi đây. Chính sự bất khuất hiên ngang đó đã làm nên trăm trận thắng trên trăm nẻo đường. Để hôm nay Hải Phòng có thể tự hào sánh ngang với những thành phố, thủ đô nổi tiếng khác như Sài Gòn, Đà Nẵng. Nhà thơ tin tưởng vào ngày mai của thành phố:

Tham khảo thêm:   Luật Kiến trúc Luật số 40/2019/QH14

Hải Phòng ơi! Hôm nay thành phố quê ta bé nhỏ
Mai – ta đã hình dung thấy tráng lệ rộng dài
Sánh vai cùng Sài Gòn, Đà Nẵng quê hương
Ơi thành phố tháng Năm hoa phượng đỏ quê hương…
Ta mang người trong giữa trái tim ta

Một tương lai rộng mở đang chờ đón thành phố ở phía trước, đó là một tương lai huy hoàng, tráng lệ rộng dài. Giọng thơ trở nên thật hào sảng, thể hiện niềm tin tích cực vào một tương lai tươi sáng của thành phố và cũng là của đất nước. Đại từ “Người” là hoá thân của thành phố Hải Phòng – mãi trong tim của nhà thơ, đó chính là tình yêu vĩnh cửu, bất diệt gửi đến Hải Phòng.

“Thành phố hoa phượng đỏ” ra đời đã được nhiều năm. Ngày hôm nay Hải Phòng đã phát triển vượt bậc và trở thành một thành phố công nghiệp hiện đại. Những dấu tích của một thời đạn bom tàn phá đã được thay thế bằng nhịp sống mới mẻ, hiện đại. Nhưng vẫn còn đó những Bến Bính, Xi măng, cầu Rào, cầu Đất, Lạc Viên”, bởi “những hẹn hò bên bờ sông Lấp” mà mỗi lần nhắc đến là biết bao niềm tự hào khôn xiết.

Với tình yêu đặc biệt dành cho Hải Phòng, Hải Như đã nói hộ tình yêu và sự gắn bó tha thiết của mình với thành phố Cảng. Qua bài thơ chúng ta thêm tin yêu và mảnh đất lịch sử này và trân trọng tình yêu của nhà thơ dành cho những miền đất nơi ông đã đi qua.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Thành phố Hoa phượng đỏ Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *