Bạn đang xem bài viết ✅ Bảng hướng dẫn phương pháp tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ví dụ : Ông A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng đã trừ các khoản hiểm bắt buộc là 90 triệu đồng và ông A phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Trong tháng ông không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau:

* Ông A được giảm trừ các khoản sau:

– Cho bản thân là 4 triệu đồng.

– Cho 2 người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng x 2 người = 3,2 triệu đồng.

* Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp

90 triệu đồng – 4 triệu đồng – 3,2 triệu đồng = 82,8 triệu đồng

* Số thuế phải nộp được tính là:

– Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:

5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng

– Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

(10 triệu đồng – 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng

– Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng

Tham khảo thêm:   Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động Chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động

– Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:

(32 triệu đồng – 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng

– Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%:

(52 triệu đồng – 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng

– Bậc 6: thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%:

(80 triệu đồng – 52 triệu đồng) x 30% = 8,4 triệu đồng

– Bậc 7: thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng đến 82,8 triệu đồng, thuế suất 35%:

(82,8 triệu đồng – 80 triệu đồng) x 35% = 0,98 triệu đồng

Như vậy, với mức thu nhập trong tháng là 90 triệu đồng, tổng số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A theo biểu thuế luỹ tiến từng phần là:

(0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 8,4 + 0,98) = 19,13 triệu đồng

b) Để thuận tiện cho việc tính toán, ông A có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn
như sau:

Sau khi giảm trừ gia cảnh, thu nhập tính thuế của ông A là 82,8 triệu đồng, số thuế phải nộp của ông A được xác định thuộc bậc 7 của biểu thuế lũy tiến từng phần.

– Số thuế được tính theo cách 1 là:

18,15 triệu đồng + (82,8 triệu đồng – 80 triệu đồng) x 35% = 19,13 triệu đồng.

– Số thuế được tính theo cách 2 là:

35% x 82,8 triệu đồng – 9,85 triệu đồng = 19,13 triệu đồng.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Năng Lượng Hỗn Loạn 2099

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bảng hướng dẫn phương pháp tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *