Bạn đang xem bài viết ✅ Luật số 80-2006-QH11 của Quốc hội ban hành: Luật chuyển giao công nghệ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Luật số 80/2006/QH11 của Quốc hội ban hành về Luật chuyển giao công nghệ.

QUỐC HỘI
——————-
Luật số: 80/2006/QH11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————–

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006

LUẬT
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.

2. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Tham khảo thêm:   Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên Những bài văn mẫu lớp 12

3. Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

4. Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam.

5. Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có.

6. Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.

7. Chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ là nơi trưng bày, giới thiệu, mua bán công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ khác về chuyển giao công nghệ.

8. Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

9. Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.

10. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.

11. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài.

Tham khảo thêm:   Điều chỉnh nội dung môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2021 - 2022 Tinh giản chương trình HĐTNHN 6 theo Công văn 4040

12. Dịch vụ chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.

13. Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế – xã hội, môi trường của công nghệ.

14. Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ.

15. Giám định công nghệ là hoạt động kiểm tra, xác định các chỉ tiêu của công nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu của công nghệ được quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

16. Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ.

17. Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ, bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

18. Tư? vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.

19. Ươm tạo công nghệ là hoạt động hỗ trợ nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ có triển vọng ứng dụng thực tiễn và thương mại hoá từ ý tưởng công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

20. Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là hoạt động hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoàn thiện công nghệ, huy động vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, thực hiện thủ tục pháp lý và các dịch vụ cần thiết khác để thành lập doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới được tạo ra.

21. Xúc tiến chuyển giao công nghệ là hoạt động thúc đẩy, tạo và tìm kiếm cơ hội chuyển giao công nghệ; cung ứng dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ.

Tham khảo thêm:   Giới thiệu phần mềm lập trình Scratch

Điều 4. Áp dụng pháp luật

1. Hoạt động chuyển giao công nghệ phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật; trường hợp hoạt động chuyển giao công nghệ đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

3. Trường hợp hoạt động chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài thì các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế, nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ

1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế – xã hội của đất nước.

2. Ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; phát triển nguồn nhân lực công nghệ đồng bộ với đầu tư đổi mới công nghệ.

3. Phát triển mạnh thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luật số 80-2006-QH11 của Quốc hội ban hành: Luật chuyển giao công nghệ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *