Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 34/2012/TT-BTC Hướng dẫn về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 34/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

BỘ TÀI CHÍNH

—————
Số: 34/2012/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2012

THÔNG TƯ
Hướng dẫn về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
______________________

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 5 tháng 1 năm 2011của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;

Căn cứ Nghị định số 15/2011/NĐ- CP ngày 16 tháng 2 năm 2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;

Bộ Tài chính hướng dẫn về việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh như sau:

CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi tắt là trái phiếu được bảo lãnh) tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Điều 2. Chủ thể phát hành

Chủ thể phát hành trái phiếu được bảo lãnh là doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng (sau đây gọi chung là chủ thể phát hành) thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 5 tháng 1 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 01/2011/NĐ-CP).

Điều 3. Mục đích phát hành

Trái phiếu được bảo lãnh được phát hành để đầu tư cho các chương trình, dự án theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP.

Điều 4. Điều kiện phát hành

1. Đối với các doanh nghiệp

a) Phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện phát hành trái phiếu được bảo lãnh theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP khi phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước;

b) Phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hành trái phiếu được bảo lãnh quy định tại Điều 40 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

2. Đối với các ngân hàng chính sách phát hành tại thị trường trong nước

a) Phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện phát hành trái phiếu được bảo lãnh theo quy định tại Khoản 2, Điều 16, Nghị định số 01/2011/NĐ-CP;

b) Khối lượng phát hành trái phiếu được bảo lãnh phải thuộc hạn mức bảo lãnh Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ.

3. Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước

a) Phát hành trái phiếu được bảo lãnh tại thị trường trong nước để thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước theo từng quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng chương trình, dự án;

b) Phải đáp ứng đầy đủ điều kiện phát hành quy định tại Điều 34 Luật Quản lý nợ công và Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 5. Điều kiện và điều khoản của trái phiếu

Ngoài các điều kiện, điều khoản quy định tại Điều 6, Nghị định số 01/2011/NĐ-CP, chủ thể phát hành trái phiếu được bảo lãnh còn phải tuân thủ các quy định sau:

1. Khối lượng phát hành:

Khối lượng phát hành từng đợt do chủ thể phát hành quyết định nhưng không được vượt quá hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu trong từng thời kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Thông tư này.

2. Lãi suất phát hành

a) Lãi suất phát hành trái phiếu được bảo lãnh tại thị trường trong nước do chủ thể phát hành quyết định cho từng đợt phát hành nhưng không được vượt quá khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo cho từng đợt phát hành hoặc trong từng thời kỳ;

b) Lãi suất phát hành trái phiếu được bảo lãnh tại thị trường quốc tế do chủ thể phát hành quyết định cho từng đợt phát hành căn cứ vào Đề án phát hành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành.

Điều 6. Mua lại và hoán đổi trái phiếu

1. Chủ thể phát hành trái phiếu được bảo lãnh có thể mua lại trái phiếu trước hạn để giảm nghĩa vụ nợ. Việc mua lại trái phiếu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Có phương án mua lại trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp phê duyệt phương án phát hành đồng thời là cấp phê duyệt phương án mua lại trái phiếu;

b) Công khai, minh bạch và hiệu quả.

2. Chủ thể phát hành trái phiếu được bảo lãnh được thực hiện hoán đổi trái phiếu để giảm nghĩa vụ nợ hoặc để cơ cấu lại nợ. Việc hoán đổi trái phiếu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Có phương án hoán đổi trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp phê duyệt phương án phát hành đồng thời là cấp phê duyệt phương hoán đổi trái phiếu;

b) Phương án hoán đổi trái phiếu phải được Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến chấp thuận bằng văn bản;

c) Công khai, minh bạch và hiệu quả;

3. Chủ thể phát hành được áp dụng các phương thức tổ chức mua lại, hoán đổi của trái phiếu Chính phủ để thực hiện mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh.

4. Chủ thể phát hành chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh và có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư này.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 34/2012/TT-BTC Hướng dẫn về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Titan Warfare và cách nhập

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *