Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 132/2011/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 132/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa.

BỘ TÀI CHÍNH

—————
Số: 132/2011/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————

Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2011

THÔNG TƯ
Hướng dẫn phương pháp xác định giá trị
vườn cây cao su khi cổ phần hóa
_______________________

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần;

Thực hiện công văn số 442/TTg – ĐMDN ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc cổ phần hóa vườn cây, rừng trồng gắn với cơ sở chế biến;

Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa, như sau:

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích, yêu cầu của việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa:

– Bảo đảm tính đúng, tính đủ chi phí đầu tư vườn cây, giá trị thu hồi củi, gỗ ước tính trong tương lai trên cơ sở giá thị trường và các yếu tố ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu.

– Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, đơn vị cổ phần hóa có tài sản là vườn cây cao su, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

– Đối với những tài sản khác ngoài vườn cây cao su, khi cổ phần hóa công ty được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần và Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (bao gồm cả các đơn vị hạch toán phụ thuộc) có vườn cây cao su, có quyết định cổ phần hóa công ty của cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập; Công ty mẹ, công ty con trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định thành lập (sau đây gọi tắt là công ty).

Điều 3. Phạm vi điều chỉnh:

Vườn cây cao su được xác định giá trị khi cổ phần hóa công ty, bao gồm: Vườn cây cao su xây dựng cơ bản và vườn cây cao su kinh doanh.

Việc xác định giá trị vườn cây cao su để thí điểm cổ phần hóa gắn với cơ sở chế biến được thực hiện theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vườn cây cao su đã có quyết định thanh lý của cơ quan có thẩm quyền nhưng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chưa tổ chức thanh lý thì không thực hiện đánh giá lại giá trị vườn cây để tính vào giá trị doanh nghiệp. Sau khi công bố giá trị doanh nghiệp, công ty có trách nhiệm quản lý và tổ chức thanh lý, nhượng bán vườn cây chưa tổ chức thanh lý nêu trên theo quy định hiện hành. Đến thời điểm bàn giao vốn, tài sản từ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu sang công ty cổ phần mà chưa tổ chức thanh lý thì công ty có trách nhiệm bàn giao vườn cây cao su chờ thanh lý cho Công ty mẹ hoặc chủ sở hữu về vốn của doanh nghiệp theo quy định.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 132/2011/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Soạn bài Con người với thiên nhiên (trang 88) Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 2

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *