Nghị định số 25/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
CHÍNH PHỦ ——————- Số: 25/2009/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————————- Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2009 |
NGHỊ ĐỊNH
Về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
_____________________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Dầu khí năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 28 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường tại các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài nguyên biển, hải đảo là các dạng tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên vị thế và các dạng tài nguyên khác tái tạo, không tái tạo trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam.
2. Môi trường biển là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước biển, đất ven biển, trầm tích dưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tồn tại một cách khách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
3. Vùng biển Việt Nam gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng biển tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
4. Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển được xác định theo ranh giới hành chính để quản lý.
5. Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là quản lý liên ngành, liên vùng, bảo đảm lợi ích quốc gia kết hợp hài hòa lợi ích của các ngành, lĩnh vực, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
6. Điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là hoạt động thu thập, xử lý và quản lý các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Bảo đảm sự quản lý thống nhất, liên ngành, liên vùng, đồng thời hài hoà lợi ích chung giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn trên biển, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
3. Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút mọi nguồn lực trong nước và quốc tế để phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
4. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm và khắc phục suy thoái môi trường biển, hải đảo; bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái biển, hải đảo bảo đảm sự phát triển bền vững.
5. Tuân thủ các Điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên.
Điều 5. Nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Quản lý thống nhất các hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
5. Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi trường bờ biển.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định số 25/2009/NĐ-CP Về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.