Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định số 34/2008/QĐ-TTG Về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định số 34/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

———————-

Số: 34/2008/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
——————

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập, vị trí và chức năng Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

1. Thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

2. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia.

3. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (sau đây gọi tắt là Ủy ban) là cơ quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại; được bố trí biên chế hành chính chuyên trách; kinh phí hoạt động của Ủy ban do ngân sách Nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Văn phòng Chính phủ.

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề thi Hoạt động trải nghiệm lớp 8 cuối kì 1 (Có ma trận, đáp án)

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban

1. Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc ban hành các quy định trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).

2. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, định hướng phát triển thị trường tài chính; kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước về cơ chế giám sát, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát thị trường tài chính.

3. Điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành; giám sát chung thị trường tài chính và việc chấp hành các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám sát của các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

4. Giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

5. Phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính – ngân hàng và nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia; thiết lập cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý và cung cấp các thông tin về thị trường tài chính quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6. Kiến nghị với các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện trong hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.

Tham khảo thêm:   Đáp án câu hỏi ô chữ Mô đun 4 Đáp án trò chơi ô chữ Module 4

7. Được yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm cung cấp định kỳ và đột xuất các thông tin liên quan về tài chính – ngân hàng; được trưng tập các cán bộ của các Bộ, ngành khi cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát được giao.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban

1. Ủy ban có Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch.

Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Các Phó Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban.

2. Bộ máy giúp việc của Ủy ban:

a) Văn phòng;

b) Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát;

c) Ban Giám sát tổng hợp;

d) Ban Giám sát các tập đoàn tài chính;

đ) Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia.

Chủ tịch Ủy ban trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban và quy định chế độ tài chính, tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Ủy ban.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 2: Lesson 2 Unit 2 trang 33 Explore Our World (Cánh diều)

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, TCCB(5b).Hà

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 34/2008/QĐ-TTG Về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *