Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định số 31/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định số 31/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

CHÍNH PHỦ
—————–

Số: 31/2010/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
_________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH 12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản.

2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản là những hành vi của tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ sản mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản bao gồm:

a) Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;

b) Vi phạm các quy định về khai thác thuỷ sản và quản lý tàu cá;

c) Vi phạm các quy định về nuôi trồng thuỷ sản; sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản;

d) Vi phạm các quy định về thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, kinh doanh thủy sản;

Tham khảo thêm:   Thông tư 04/2018/TT-BKHĐT Hướng dẫn mới về sửa đổi hồ sơ mời thầu qua mạng

đ) Vi phạm các quy định về các ngành nghề dịch vụ thuỷ sản;

e) Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản.

4. Việc xử phạt hành vi xâm phạm vùng biển của Việt Nam để hoạt động thuỷ sản áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh thủy sản; kiểm dịch thủy sản; sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong hoạt động thủy sản; hành nghề dịch vụ thú y thủy sản được áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

6. Việc xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản chưa quy định tại Nghị định này được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

7. Việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng thủy sản được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.

8. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chất lượng sản phẩm hàng hoá; ghi nhãn hàng hoá thuỷ sản chưa quy định tại Nghị định này được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hoá.

9. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm các quy định về giao thông đường thủy nội địa, hàng hải thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, hàng hải.

Tham khảo thêm:   Roblox: Tổng hợp giftcode và cách nhập code MotoRush

10. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản nếu chưa quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản tại Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản được áp dụng theo Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 và Điều 3 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 6 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Tham khảo thêm:   Nghị định 61/2018/NĐ-CP Tiêu chuẩn mới đối với công chức làm việc tại bộ phận một cửa

Điều 5. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản liên quan đến bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản, xuất, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản thì thời hiệu xử phạt là hai năm kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Nếu quá thời hiệu nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

2. Cách tính thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản nếu sau một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định số 31/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *