Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định số 23/2008/QĐ-BNN Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định số 23/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
———————-

Số: 23/2008/QĐ-BNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
_____________________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Điều 19 Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động khai thác thuỷ sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Tên giao dịch quốc tế bằng tiềng Anh: Department of Capture Fisheries and Fisheries Resources Protection, viết tắt là DECAFIREP.

Tham khảo thêm:   Bảng chấm công làm thêm giờ Mẫu 01b-LĐTL theo Thông tư 133 và 200

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội và bộ phận thường trực tại phía Nam.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Bộ dự thảo dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các dự án, đề án theo sự phân công của Bộ trưởng. Trình Bộ trưởng dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng.

2. Trình Bộ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm; các chiến lược, quy hoạch vùng trọng điểm, liên vùng, liên tỉnh và các chương trình, dự án, công trình quan trọng thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Cục theo sự phân công của Bộ trưởng.

3. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Thông báo kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình, đề án, dự án do Bộ quản lý cho từng địa phương, đơn vị sau khi được Bộ phê duyệt kế hoạch tổng thể về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.

4. Trình Bộ công bố chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt; chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Cục.

5. Về khai thác thuỷ sản:

a) Trình Bộ cơ chế, chính sách phát triển khai thác thuỷ sản; cơ chế về đầu tư, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần, mô hình tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp và chính sách chuyển đổi nghề nghiệp khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ hoặc các ngành nghề khác; quản lý khai thác, ngư trường khai thác dựa vào cộng đồng đối với vùng biển ven bờ; khuyến khích phát triển khai thác thuỷ sản ở các vùng biển xa bờ và hợp tác khai thác thuỷ sản ở các vùng biển của các nước và vùng biển quốc tế; giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác thuỷ sản;

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Toán 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề ôn tập cuối kì 2 Toán 7 (Có đáp án)

b) Đề xuất trình Bộ dự án điều tra đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở từng vùng biển, ngư trường và vùng nước nội địa. Chủ trì thẩm định vàchỉ đạo thực hiện sau khi được phê duyệt;

c) Trình Bộ công bố ngư trường, vùng khai thác thuỷ sản, xác định sản lượng khai thác cho phép hàng năm ở từng vùng biển, ngư trường; phân vùng biển, phân tuyến khai thác thuỷ sản; phân công, phân cấp quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản;

d) Quy định trình tự, thủ tục, phân cấp thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản; ban hành mẫu sổ, chế độ quản lý và nội dung nhật ký khai thác thuỷ sản; nội dung, chế độ báo cáo khai thác thuỷ sản; quy định việc đánh dấu tàu, thuyền và ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường theo uỷ quyền của Bộ trưởng;

đ) Tổ chức đăng ký, cấp giấy phép khai thác thuỷ sản cho các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ, ngành Trung ương, lực lượng vũ trang làm kinh tế thuỷ sản. Quản lýtàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam và tàu cá Vịêt Nam ra hoạt động ở vùng biển nước ngoài theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì thẩm định các dự án hợp tác với nước ngoài, huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về khai thác thuỷ sản, thuê tàu cá nước ngoài và các hợp đồng hợp tác của tổ chức, cá nhân Việt Nam với nước ngoài;

Tham khảo thêm:   Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam Ban hành theo Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện Luật quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP

g) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch khai thác thuỷ sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh các sản phẩm khai thác trên tàu cá; các tổ, đội khai thác hải sản trên các vùng biển; tổ chức xây dựng các mô hình quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có sự tham gia của cộng đồng;

h) Hướng dẫn các địa phương xây dựng quy chế qủan lý khai thác thuỷ sản ở tuyến ven bờ, sông, hồ, đầm, phá, các vùng nước tự nhiên khác; về đăng ký và cấp giấy phép khai thác thuỷ sản cho các tổ chức, cá nhân thuộc quyền địa phương quản lý theo phân cấp;

i) Đề xuất và chỉ đạo thực hiện phương án giải quyết các rủi ro về tàu, thuyền và ngư dân khai thác thuỷ sản có liên quan đến các nước trong khu vực có vùng biển giáp ranh với vùng biển Việt Nam; các phương án, giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tai nạn trên biển. Tham gia cứu người, tàu cá và các tài sản khác bị tai nạn, sự cố, thiên tai trong hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển. Đầu mối theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của người và tàu, thuyền cá trên các vùng biển định kỳ và đột xuất theo quy định.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 23/2008/QĐ-BNN Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *