Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với phương tiện phi thương mại.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
———————

Số: 18/2010/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2010

THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư
thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với phương tiện phi thương mại
________________

Căn cứ Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký tại Hà Nội ngày 01 tháng 6 năm 1998;

Căn cứ Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký tại Hà Nội ngày 10 tháng 10 năm 2005 (sau đây gọi tắt là Nghị định thư);

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Tham khảo thêm:   Công văn 10456/2012/VPCP-QHQT Điều chỉnh ngân sách Dự án 3PAD Bắc Kạn vốn vay Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với phương tiện phi thương mại của Việt Nam và Campuchia qua lại biên giới Việt Nam – Campuchia và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của phương tiện phi thương mại qua lại biên giới hai nước Việt Nam và Campuchia.

Điều 3. Phương tiện phi thương mại

1. Phương tiện phi thương mại bao gồm:

a) Xe công vụ thuộc sở hữu của các đối tượng gồm: xe của các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ;

Xe của các cơ quan ngoại giao: Các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Việt Nam;

Xe của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, đoàn thể; các tổ chức sự nghiệp ở Trung ương và địa phương;

b) Xe do doanh nhân ngoại quốc tự lái: phương tiện sử dụng bởi người có hộ chiếu của nước thứ ba cấp (hộ chiếu không phải của Việt Nam hoặc Campuchia);

Tham khảo thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

c) Xe cứu hoả, cứu thương, cứu nạn, xe cứu trợ nhân đạo.

2. Điều kiện đối với phương tiện được cấp phép:

a) Được đóng để sử dụng trên đường bộ với mục đích chuyên chở hành khách;

b) Có không quá 09 (chín) chỗ ngồi kể cả người lái;

c) Đăng ký tại Việt Nam hoặc Campuchia;

d) Không sử dụng cho mục đích vận tải thương mại.

3. Biển ký hiệu phân biệt quốc gia (gọi tắt là biển ký hiệu quốc gia)

a) Ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam là “VN”. Biển ký hiệu phân biệt quốc gia quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này do cơ quan cấp Giấy phép vận tải liên vận cấp;

b) Ký hiệu phân biệt quốc gia của Campuchia là “KH”. Biển ký hiệu phân biệt quốc gia của Campuchia do cơ quan có thẩm quyền của Campuchia cấp;

c) Biển ký hiệu phân biệt quốc gia được gắn ở trên kính phía trước và phía sau phương tiện, riêng biệt so với biển số đăng ký.

Điều 4. Các cặp cửa khẩu thực hiện

Việt Nam

Campuchia

1. Mộc Bài (Tây Ninh)

1. Bavet (Svay Rieng)

2. Tịnh Biên (An Giang)

2. Phnom Den (Takeo)

3. Hà Tiên (Kiên Giang)

3. Prek Chak (Lork-Kam Pot)

4. Xa Mát (Tây Ninh)

4. Trapeing Phlong (Kampong Cham)

5. Lệ Thanh (Gia Lai)

5. Oyadav (Andong Pich-Rattanakiri)

6. Hoa Lư (Bình Phước)

6. Trapeang Sre (Snoul-Kratie)

7. Bu Prăng (Đắc Nông)

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 sở GD&ĐT Cà Mau Đề thi minh họa môn Ngữ văn, Vật lý năm 2018

7. O Raing (Mundulkiri)

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *