Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 49/2010/TT-BTC Hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 49/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

BỘ TÀI CHÍNH
——————-

Số: 49/2010/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2010

THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
———————-

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và các Nghị định quy định chi tiết thi hành các Luật nêu trên;

Căn cứ Quyết định số 49/QĐ-CTN ngày 06 tháng 3 năm 1998 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc Việt Nam tham gia Công ước HS;

Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Nghị định thư quy định việc thực hiện danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN);

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc phân loại và áp dụng mức thuế (bao gồm mức thuế theo tỷ lệ phần trăm, mức thuế tuyệt đối) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Tham khảo thêm:   Cấp giấy phép xây dựng

2. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan, công chức hải quan và các tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện các công việc có liên quan đến phân loại và áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng thực hiện Thông tư này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. Danh mục Biểu thuế quan hài hòa ASEAN (viết tắt là AHTN) là danh mục hàng hóa của các nước ASEAN, được xây dựng trên cơ sở hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (viết tắt là HS) của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).

2. Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu, Biểu thuế giá trị gia tăng, Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

3. Phân tích, phân loại: là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu và các Biểu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Phân loại hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan (sau đây viết tắt là “phân loại trước”): là việc trước khi hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, theo đề nghị của người khai hải quan, cơ quan hải quan xác định tên gọi, mã số của một mặt hàng và ra quyết định để áp dụng có thời hạn tên gọi, mã số của mặt hàng đó.

5. Cơ sở dữ liệu phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế (sau đây viết tắt là “cơ sở dữ liệu”): là các thông tin liên quan đến phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan tổng hợp, thu thập, cập nhật, sử dụng để phục vụ công tác phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tham khảo thêm:   Cách tải và cài đặt game Garena Free Fire

Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế trong phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Người khai hải quan có quyền:

1.1. Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin, được xem hàng hoặc lấy mẫu hàng dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi tiến hành thủ tục hải quan phục vụ cho việc khai hải quan, phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế;

1.2. Đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế theo đúng quy định của pháp luật;

1.3. Khiếu nại, khởi kiện và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan và các tổ chức, cá nhân khác trong phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế;

1.4. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan và tổ chức, cá nhân khác trong việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế theo quy định của pháp luật;

1.5. Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Điều 6 Luật quản lý thuế.

2. Người khai hải quan có nghĩa vụ:

2.1. Tự kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ tên hàng (mô tả rõ đặc điểm, cấu tạo, tính chất, công dụng), mã số, mức thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo, tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các chứng từ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan;

2.2. Cung cấp mẫu hàng, chứng từ, tài liệu liên quan để phục vụ mục đích phân loại hàng hóa và kiểm tra thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan;

2.3. Chấp hành quyết định hành chính về phân loại hàng hóa, ấn định mã số, mức thuế của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;

2.4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 7 Luật quản lý thuế;

2.5. Xác nhận, ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu do mình lập, các giấy tờ là bản sao, bản dịch thuộc hồ sơ phân loại trước nộp cho cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các giấy tờ đó.

Tham khảo thêm:   5 khẩu súng không nên dùng trong PUBG Mobile

Điều 4. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan trong phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm:

1.1. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế do người khai hải quan khai báo theo quy định của pháp luật;

1.2. Thực hiện việc phân tích, phân loại hàng hóa, xác định mã số, áp dụng mức thuế theo đúng quy định của pháp luật;

1.3. Giải quyết khiếu nại, bồi thường thiệt hại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính do cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện trái quy định của pháp luật;

1.4. Giữ bí mật thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do người khai hải quan khai báo theo đúng quy định của pháp luật;

1.5. Cung cấp thông tin, hướng dẫn người khai hải quan phân loại, áp dụng mức thuế khi có đề nghị;

1.6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 8 Luật quản lý thuế.

2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan có quyền:

2.1. Yêu cầu người khai hải quan, người nộp thuế cung cấp mẫu hàng, chứng từ, tài liệu liên quan để phục vụ mục đích phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế;

2.2. Ấn định thuế, thu đủ tiền thuế còn thiếu, xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp kê khai chưa đúng mã số, mức thuế theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ấn định thuế;

2.3. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định tại Điều 9 Luật quản lý thuế.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 49/2010/TT-BTC Hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *