Quyết định số 819/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 819/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu
———————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội khóa XI;
Căn cứ Nghị quyết số 40/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội khóa XII về chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Lai Châu;
Căn cứ Luật số 38/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;
Xét đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại tờ trình số 639/TTr-EVN ngày 17 tháng 12 năm 2009; ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu tại tờ trình số 3395/TTr-BKH ngày 25 tháng 5 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu với các nội dung chính sau đây:
1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu.
2. Chủ đầu tư:
– Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư các dự án: Xây dựng công trình thủy điện Lai Châu; đường giao thông tránh ngập tỉnh lộ 127 và đường tránh ngập đoạn Mường Tè – Pắc Ma; lập quy hoạch tổng thể bồi thường di dân, tái định cư;
– Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu làm chủ đầu tư dự án bồi thường di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu.
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
– Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I lập dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu;
– Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập quy hoạch tổng thể bồi thường di dân, tái định cư.
4. Chủ nhiệm lập dự án: kỹ sư thủy điện Nguyễn Tài Sơn – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1.
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
– Cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia;
– Góp phần cùng các nhà máy thủy điện trên sông Đà phục vụ chống lũ về mùa mưa, cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ;
– Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên và cả vùng Tây Bắc.
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
Đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu với nội dung và quy mô đầu tư sau:
a) Công trình thủy điện:
– Diện tích lưu vực (Flv): 26.000km2;
– Mực nước dâng bình thường (MNDBT): 295m;
– Mực nước kiểm tra ứng với lũ PMF: 302,95m;
– Mực nước gia cường ứng với lũ tần suất 0,01%: 297,9m;
– Mực nước chết (MNC): 270m;
– Dung tích toàn bộ hồ chứa: 1.215 triệu m3;
– Diện tích mặt hồ (ứng với MNDBT): 39,63km2;
– Công suất lắp máy (Nlm): 1.200MW;
– Điện lượng trung bình nhiều năm (Eo): 4.670,8 triệu kWh;
Ngoài ra tăng cho các công trình bậc dưới 59,9 triệu kWh.
b) Bồi thường, hỗ trợ và di dân, tái định cư:
– Đầu tư xây dựng đường giao thông tránh ngập gồm: khoảng 65km đường tỉnh 127 cấp V miền núi và 20km đường giao thông liên vùng đường cấp V miền núi đoạn Mường Tè – Pắc Ma;
– Đầu tư về bồi thường di dân, tái định cư cho: 1.331hộ/5.867 người bị ảnh hưởng trực tiếp và 617 hộ/3.873 người bị ảnh hưởng gián tiếp.
c) Các hạng mục phụ trợ:
– Đường giao thông ngoài công trường: đoạn Lai Hà – thủy điện Lai Châu dài khoảng 34m và cầu treo Lai Hà;
– Đường dây tải điện 500KV từ thủy điện Lai Châu đến trạm biến áp 500KV tại PiToong, tỉnh Sơn La, dài khoảng 180km;
– Đường dây tải điện 110KV từ thủy điện Lai Châu – Tuần Giáo, trạm biến áp 110KV tại thủy điện Lai Châu và mở rộng trạm biến áp 110KV Tuần Giáo.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 819/QĐ-TTG Về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.